Giáo án GDCD 6 Cánh diều Bài 11: Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân

Giáo án Giáo dục công dân 6 Cánh diều Bài 11: Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân

I - MỤC TIÊU

Học xong bài này, HS cần đạt được các yêu cầu sau:

1. Về kiến thức 

- Nêu được những quy định của Hiến pháp nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân. 

- Thực hiện được quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân phù hợp với lứa tuổi. 

2. Về năng lực 

- Năng lực điều chỉnh hành vi: Nhận biết được quy định của pháp luật phổ thông, về quyền và nghĩa vụ của công dân và ý nghĩa của các chuẩn mực hành vi đó. Tự giác thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình, tôn trọng quyền và nghĩa vụ của người khác. 

- Năng lực phát triển bản thân: Có kế hoạch để thực hiện các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, vào những việc làm cụ thể phù hợp với lứa tuổi. 

- Năng lực tìm hiểu và tham gia hoạt động kinh tế - xã hội: Hiểu được một số kiến thức phổ thông, cơ bản về pháp luật; nhận biết được một số sự kiện, liên quan đến quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân. 

3. Về phẩm chất 

- Yêu nước: Tích cực, chủ động tham gia thực hiện các quyền và nghĩa vụ cơ bản của bản thân, tuyên truyền, vận động mọi người cùng thực hiện tốt. 

- Nhân ái: Tôn trọng quyền và nghĩa vụ của mọi người, cùng nhau thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ của công dân nhằm xây dựng các quan hệ tốt đẹp và lành mạnh. 

- Trung thực: Luôn thống nhất giữa lời nói với việc làm, tôn trọng lẽ phải; bảo vệ điều hay, lẽ phải công bằng trong nhận thức, ứng xử; không xâm phạm đến quyền và nghĩa vụ công dân của người khác.

- Trách nhiệm: Tự giác thực hiện quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân.

II - THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

- SGK, SGV, sách bài tập Giáo dục công dân 6;

- Băng/đĩa/clip bài hát, tranh, hình ảnh về nội dung bài học;

- Phương tiện thiết bị: Máy chiếu, máy tính, bảng phụ,… (nếu có);

- Phiếu học tập;

- Giấy khổ lớn các loại.

III - TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: - Tạo không khí vui vẻ để HS chuẩn bị vào bài học mới.

- HS bước đầu nhận biết được quyền và nghĩa vụ của công dân. .

b. Nội dung: Giáo viên hướng dẫn học sinh tiếp cận với bài mới bằng kĩ thuật Khăn trải bàn.

Câu 1. Hãy nêu quyền và bổn phận của em trong gia đình?

Câu 2. Khi đến trường học tập em đã được hưởng những quyền cơ bản nào? Em phải thực hiện những nhiệm vụ gì?

Câu 3. Theo em hiểu, quyền, nghĩa vụ là gì?

c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh.

Câu 1. Trong gia đình em được hưởng các quyền và thực hiện một số nghĩa vụ sau:

Quyền được hưởng

Bổn phận phải thực hiện

- Sự chăm sóc của các thành viên trong gia đình…

- Nhận được tình cảm yêu thương tốt đẹp của các thành viên trong gia đình…

- Giúp đỡ bố, mẹ, ông, bà… những công việc vừa sức.

- Kính trọng, biết ơn, ngoan ngoãn, vâng lời…


Câu 2. Khi đến trường học tập em đã được hưởng những quyền đồng thời phải thực hiện những nhiệm vụ sau:

Quyền được hưởng

Nhiệm vụ phải thực hiện

- Được đảm bảo an toàn, được sự chỉ bảo dạy dỗ của các thầy cô…


- Được tham gia các hoạt động ngoại khóa do lớp, do trường tổ chức…

- Thực hiện nghiêm túc nội quy của lớp, của trường, vâng lời, biết ơn thầy cô…

- Tích cực tham gia vào các hoạt động của tập thể…


Câu 3. 

- Quyền là khái niệm khoa học pháp lí dùng để chỉ những điều mà pháp luật công nhận và đảm bảo thực hiện đối với cá nhân, tổ chức để theo đó cá nhân được hưởng, được làm, được đòi hỏi mà không ai được ngăn cản, hạn chế. Hiểu một cách đơn giản, quyền là những thứ chúng ta được hưởng

- Nghĩa vụ là việc phải làm theo bổn phận của mình.

Hoạt động của thầy, trò

Nội dung cần đạt

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:

- GV chia lớp làm 4 nhóm và giao nhiệm vụ cho HS thông qua kĩ thuật dạy học Khăn trải bàn.

Các nhóm hoàn thành nội dung sau: 

1. Hãy nêu quyền và nghĩa vụ của mình trong gia đình?

2. Khi đến trường học tập em đã được hưởng những quyền cơ bản nào? Em phải thực hiện những nhiệm vụ gì?

3. Theo em hiểu, quyền, nghĩa vụ là gì?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS làm việc theo nhóm, thảo luận, thống nhất nội dung câu trả lời.

- Học sinh hình thành kĩ năng khai thác thông tin trả lời.

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

- Nhóm cử đại diện lần lượt     trình bày các câu trả lời

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

- GV nhận xét, đánh giá, chốt vấn đề và giới thiệu chủ đề bài học

- Mỗi chúng ta đều được hưởng nhiều quyền lợi khác nhau, đồng thời với việc hưởng những quyền đó, mỗi cá nhân cũng cần hoàn thành tốt bổn phận, nghĩa vụ của mình. 

- Mỗi công dân đều được hưởng những quyền từ nhà nước, đồng thời phải thực hiện những quy định mà Hiến pháp và pháp luật đã đề ra. Những quyền đó là gì? Nghĩa vụ của chúng ta ra sao. Bài hôm nay chúng ta cùng đi tìm hiểu.


B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động 1. Tìm hiểu khái niệm quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân theo Hiến pháp 2013

a. Mục tiêu:

- HS biết được thế nào là quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân.

- HS được phát triển các năng lực: tự học; hợp tác.

b. Nội dung: 

- GV tổ chức HS theo nhóm cặp đôi quan sát hình ảnh, đọc thông tin; trả lời theo hai câu hỏi:

1) Hình ảnh và thông tin trên đây thể hiện những quyền và nghĩa vụ cơ bản nào của công dân?

2) Em hiểu thế nào là quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân?

c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh.

 1) Hình ảnh 1 và thông tin 3 thể hiện quyền và nghĩa vụ học tập của công dân. Hình ảnh 2 và thông tin 1, 2 thể hiện quyền: quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình. Mọi người có quyền bí mật thư tín, điện thoại, điện tín. 

 2) Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân là các quyền và nghĩa vụ chủ yếu, gắn bó mật thiết với đời sống của mỗi công dân, được ghi nhận trong Hiến pháp; quy định mối quan hệ cơ bản nhất giữa Nhà nước và công dân. Quyền công dân không tách rời nghĩa vụ của công dân. 

d. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của thầy, trò

Nội dung cần đạt

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:

- GV yêu cầu học sinh làm việc theo cặp đôi: 

Quan sát hình ảnh, đọc thông tin; trả lời theo hai câu hỏi:

1) Hình ảnh và thông tin trên đây thể hiện những quyền và nghĩa vụ cơ bản nào của công dân?

2) Em hiểu thế nào là quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS làm việc theo cặp đôi, thảo luận, thống nhất nội dung câu trả lời.

 - Học sinh hình thành kĩ năng khai thác thông tin trả lời 

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

- Nhóm cử đại diện lần lượt     trình bày các câu trả lời.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ:

- Các nhóm khác nhận xét.

- GV nhận xét, đánh giá, chốt vấn đề 

1. Khái niệm

- Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân là các quyền và nghĩa vụ chủ yếu, gắn bó mật thiết với đời sống của mỗi công dân, được ghi nhận trong Hiến pháp; quy định mối quan hệ cơ bản nhất giữa Nhà nước và công dân. Quyền công dân không tách rời nghĩa vụ của công dân.

Hoạt động 2. Tìm hiểu về các quyền và nghĩa vụ của công dân

a. Mục tiêu:

- HS nêu được nội dung quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân.

- HS được phát triển các năng lực: tự học; hợp tác; phát triển bản thân.

b. Nội dung:

- GV tổ chức lớp thành các nhóm; Thực hiện kĩ thuật mảnh ghép.

Vòng 1: Nhóm chuyên gia.

Nhóm 1: Đọc điều 20, 21,22,24 và trả lời câu hỏi: Các điều đó thể hiện quyền và nghĩa vụ gì của công dân ?

Nhóm 2: Đọc điều 25, 27,28,30 và trả lời câu hỏi: Các điều đó thể hiện quyền và nghĩa vụ gì của công dân ?

Nhóm 3: Đọc điều 32,33,38,39 và trả lời câu hỏi: Các điều đó thể hiện quyền và nghĩa vụ gì của công dân ?

Nhóm 4: Đọc điều 43,45,46,47   và trả lời câu hỏi: Các điều đó thể hiện quyền và nghĩa vụ gì của công dân ?

Vòng 2: Nhóm các mảnh ghép.

Dựa trên câu trả lời của các nhóm ở vòng 1, các nhóm hãy phân loại các nhóm quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân theo các nhóm sau:

- Nhóm quyền chính trị:

- Nhóm quyền dân sự:

- Nhóm quyền về kinh tế:

- Nhóm quyền về văn hóa, xã hội:

- Các nghĩa vụ cơ bản của công dân:

c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh; Sản phẩm của các nhóm.

Vòng 1: Nhóm chuyên gia

Nhóm 1: 

- Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình; có quyền bảo vệ danh dự, uy tín của mình...

- Mọi người có quyền bí mật thư tín, điện thoại, điện tín…

- Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở

- Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo

Nhóm 2:

- Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí

- Quyền bầu cử, ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân.

- Quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội…

- Quyền khiếu nại, tố cáo

Nhóm 3:

- Mọi người có quyền sở hữu về thu nhập hợp pháp..

- Mọi người có quyền tự đo kinh doanh..

- Mọi người có quyền được bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ,...

- Công dân có quyền và nghĩa vụ học tập.

Nhóm 4:

- Mọi người có nghĩa vụ bảo vệ môi trường. 

- Bảo vệ Tổ quốc.

- Công dân có nghĩa vụ tuân theo Hiến pháp và pháp luật;...

- Mọi người có nghĩa vụ nộp thuế theo luật định

Vòng 2: Nhóm các mảnh ghép.

Theo hiến pháp 2013 công dân có quyền và nghĩa vụ cơ bản là:

- Nhóm quyền chính trị: quyền bầu cử, ứng cử vào các cơ quan quyền lực nhà nước (Điều 27); quyền tham gia quản lí nhà nước (Điều 28); quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí (Điều 25); quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo (Điều 24)…

- Nhóm quyền dân sự: quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khỏe, danh dự và nhân phẩm (Điều 20), quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình (Điều 21),  bất khả xâm phạm về chỗ ở (Điều 22…

- Nhóm quyền về kinh tế: quyền tự do kinh doanh (Điều 33), quyền sở hữu về thu nhập hợp pháp, của cải để dành, nhà ở, tư liệu sinh hoạt, tư liệu sản xuất (Điều 32)…

- Nhóm quyền về văn hóa, xã hội: quyền học tập (Điều 39)

- Các nghĩa vụ cơ bản của công dân: trung thành với Tổ quốc (Điều 44); thực hiện nghĩa vụ quân sự và tham gia xây dựng nền quốc phòng toàn dân (Điều 45); tuân theo Hiến pháp và pháp luật (Điều 46)…             

d. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của thầy, trò

Nội dung cần đạt

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:

- GV yêu cầu học sinh làm việc theo nhóm: 

GV tổ chức lớp thành các nhóm; giao nhiệm vụ cho các nhóm đọc các điều khoản của Hiến pháp về quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân; trả lời câu hỏi: 

Vòng 1: Nhóm chuyên gia.

Nhóm 1: Đọc điều 20, 21,22,24 và trả lời câu hỏi: Các điều đó thể hiện quyền và nghĩa vụ gì của công dân ?

Nhóm 2: Đọc điều 25, 27,28,30 và trả lời câu hỏi: Các điều đó thể hiện quyền và nghĩa vụ gì của công dân ?

Nhóm 3: Đọc điều 32,33,38,39 và trả lời câu hỏi: Các điều đó thể hiện quyền và nghĩa vụ gì của công dân ?

Nhóm 4: Đọc điều 43,45,46,47  và trả lời câu hỏi: Các điều đó thể hiện quyền và nghĩa vụ gì của công dân ?

Vòng 2: Nhóm các mảnh ghép.

Dựa trên câu trả lời của các nhóm ở vòng 1, các nhóm hãy phân loại các nhóm quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân theo các nhóm sau:

- Nhóm quyền chính trị:

- Nhóm quyền dân sự:

- Nhóm quyền về kinh tế:

- Nhóm quyền về văn hóa, xã hội:

- Các nghĩa vụ cơ bản của công dân:

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS làm việc theo nhóm, thảo luận, thống nhất nội dung câu trả lời.

 - Học sinh hình thành kĩ năng khai thác thông tin trả lời 

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

- Nhóm cử đại diện lần lượt     trình bày các câu trả lời.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ:

- Các nhóm khác nhận xét.

- GV nhận xét, đánh giá, chốt vấn đề 

2. Nội dung quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân theo Hiến pháp năm 2013:

- Mọi người có quyền bí mật thư tín, điện thoại, điện tín.

- Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở.

- Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.

- Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí

- Quyền bầu cử, ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân.

- Quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội…

- Quyền khiếu nại, tố cáo

Hoạt động 3. Tìm hiểu việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của công dân

a. Mục tiêu: 

- HS hiểu về cách thực hiện quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân.

- HS được phát triển năng lực điều chỉnh hành vi hợp tác, năng lực điều chỉnh hành vi.

b. Nội dung: 

- GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm về 4 tình huống, tương ứng với 4 quyền cơ bản của công dân?

- Các nhóm trao đổi, thảo luận.

Nhóm 1: Câu hỏi ở tình huống 1:

1) Em hãy nhận xét việc thực hiện quyền tự do ngôn luận của HS trong trường hợp này.

2) Theo em, trong trường hợp này HS có thể phát biểu ở đâu và phát biểu như thế nào?

Nhóm 2: Câu hỏi ở tình huống 2: Em hãy cho biết ý kiến của mình về việc thực hiện quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ đóng thuế của chị Điệp.

Nhóm 3: Câu hỏi ở tình huống 3: Theo em, ý kiến nào trên đây là đúng quyền và nghĩa vụ bảo vệ môi trường?

Nhóm 4: Câu hỏi ở tình huống 4: 

1) Em đồng tình hay phản đối việc làm của T? Vì sao?

2) Trong trường hợp này, D có thể làm gì để bảo vệ quyền của mình?

GV giao nhiệm vụ học sinh trả lời câu hỏi:

Là học sinh các em đã và đang thực hiện những quyền và nghĩa vụ cơ bản nào của công dân?

Em đã và đang thực hiện những quyền và nghĩa vụ đó ntn?

c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh.

- GV lần lượt gọi các nhóm báo cáo kết quả thảo luận theo từng tình huống. Mỗi tình huống gọi 1 nhóm trình bày và các nhóm khác bổ sung. GV kết luận ngay sau mỗi tình huống.

Nhóm 1:

- GV kết luận:

1) Việc thực hiện quyền tự do ngôn luận của HS:

+ Nhóm thứ nhất: Thực hiện tốt quyền tự do ngôn luận của công dân học sinh, vì đã tích cực tham gia đóng góp ý kiến về những nội dung liên quan đến học tập của HS.

+ Nhóm thứ hai: Chưa thực hiện quyền tự do ngôn luận của HS, vì đã hiểu không đúng về quyền tự do ngôn luận của công dân. Đây là quyền của mọi công dân, tuỳ theo lứa tuổi, vị trí công tác mà có sự tham gia khác nhau.

2) Trong trường hợp này, HS có thể phát biểu trong các cuộc họp ở lớp và trong các cuộc họp chung toàn trường do nhà trường tổ chức.

Nhóm 2:

- GV kết luận:

Chị Điệp đã thực hiện tốt quyền tự do kinh doanh của công dân, theo Điều 33 và Điều 47 Hiến pháp:

+ Làm thủ tục đăng kí kinh doanh quạt điện (mặt hàng pháp luật không cấm) và mở cửa hàng khi được cấp Giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh.

+ Nộp thuế đầy đủ theo quy định của pháp luật.

Nhóm 3:

GV kết luận: Ý kiến thứ nhất đúng về quyền và nghĩa vụ bảo vệ môi trường, vì đã thực hiện đúng quy định về bảo vệ môi trường của cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ.

Nhóm 4:

GV hướng dẫn HS kết luận:

1) Phản đối việc làm của T, vì đã nói xấu, xúc phạm danh dự, uy tín của D.

2) D có thể nói với T về sự việc này, yêu cầu T xin lỗi, dừng việc tuyên truyền, nói xấu và minh oan cho D trước các bạn. Nếu T không nhận lỗi, D có thể nhờ cô giáo, nhà trường và các cơ quan can thiệp. Ở mức trầm trọng, D có thể nhờ cơ quan pháp luật can thiệp, vì đã bị T xâm phạm danh dự, uy tín.

* Góc chia sẻ:

- Là học sinh, em đã và đang thực hiện những quyền và nghĩa vụ cơ bản công dân như quyền sống; quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khỏe, danh dự và nhân phẩm, quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình, quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở, quyền tự do đi lại và cư trú, quyền bình đẳng giới, quyền học tập…

- Em đã và đang thực hiện đúng những quyền và nghĩa vụ đó, em đã tìm hiểu và nắm rõ các quyền và nghĩa vụ cơ bản, tôn trọng quyền của người khác.

d. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của thầy, trò

Nội dung cần đạt

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:

* GV yêu cầu học sinh làm việc theo nhóm: 

- GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm về 4 tình huống, tương ứng với 4 quyền cơ bản của công dân, đồng thời trả lời câu hỏi:

* Góc chia sẻ: 

- Là học sinh các em đã và đang thực hiện những quyền và nghĩa vụ cơ bản nào của công dân?

- Em đã và đang thực hiện những quyền và nghĩa vụ đó như thế nào?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS làm việc theo nhóm, thảo luận, thống nhất nội dung câu trả lời.

- Học sinh hình thành kĩ năng khai thác thông tin trả lời, làm việc nhóm.

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

- Nhóm cử đại diện lần lượt  trình bày các câu trả lời.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ:

- Các nhóm khác nhận xét.

- GV nhận xét, đánh giá, chốt vấn đề 

3. Liên hệ thực hiện quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân: 

- Là học sinh, các em đã và đang thực hiện những quyền và nghĩa vụ cơ bản công dân như: quyền sống; quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khỏe, danh dự và nhân phẩm, quyền bình đẳng giới, quyền học tập…

- Để thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ đó các em cần tìm hiểu và nắm rõ các quyền và nghĩa vụ cơ bản đồng thời tôn trọng quyền của người khác.


C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua dạng câu hỏi lý thuyết và xử lí tình huống. 

b. Nội dung: HS sử dụng SGK, kiến thức đã học, GV hướng dẫn (nếu cần thiết) để trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi phần luyện tập SGK.

- HS tiếp nhận nhiệm vụ, đưa ra câu trả lời.

- GV nhận xét, chuẩn kiến thức.

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua dạng câu hỏi thực hành. 

b. Nội dung: HS sử dụng SGK, kiến thức đã học, kiến thức và hiểu biết thực tế, GV hướng dẫn (nếu cần thiết) để trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

- GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi phần vận dụng trong SGK.

- HS tiếp nhận nhiệm vụ, đưa ra câu trả lời.

- GV nhận xét, chuẩn kiến thức.

* DẶN DÒ:

- Học bài, trả lời câu hỏi sách giáo khoa, hoàn thành phiếu bài tập

- Tìm hiểu trước nội dung bài 12. Quyền trẻ em

Xem thêm các bài soạn Giáo án GDCD lớp 6 Cánh diều hay, chuẩn khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 6

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và khóa học dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giáo án GDCD lớp 6 mới, chuẩn nhất của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Giáo dục công dân 6 theo chuẩn Giáo án của Bộ GD & ĐT.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Đề thi, giáo án lớp 6 các môn học
Tài liệu giáo viên