Giáo án GDCD 6 Cánh diều Bài 9: Tiết kiệm

Giáo án Giáo dục công dân 6 Cánh diều Bài 9: Tiết kiệm

I. MỤC TIÊU:

1. Về kiến thức:

- Khái niệm và biểu hiện của tiết kiệm (tiền bạc, đồ dùng, thời gian, điện, nước...).

- Lí do phải tiết kiệm.

- Những việc làm thể hiện sự tiết kiệm và trái với tiết kiệm.

- Những biểu hiện lãng phí cần phê phán, lên án.

2. Về năng lực:

Học sinh được phát triển các năng lực:

- Tự chủ và tự học: Tự giác học tập, lao động, thực hiện được những việc làm thể hiện sự tiết kiệm.

- Điều chỉnh hành vi: Nhận biết được những biểu hiện của tiết kiệm và trái với tiết kiệm từ đó điều chỉnh hành vi bản thân cho phù hợp với chuẩn mực.

- Phát triển bản thân: Tự nhận thức bản thân; lập và thực hiện kế hoạch hoàn thiện bản thân nhằm thực hiện tiết kiệm. Xác định được lí tưởng sống của bản thân, lập kế hoạch để sử dụng tiết kiệm tiền bạc, đồ dùng, thời gian, điện, nước…

- Tư duy phê phán: Đánh giá, phê phán được những hành vi lãng phí, chưa tiết kiệm hoặc hà tiện.

- Hợp tác, giải quyết vần đề: Hợp tác với các bạn trong lớp trong các hoạt động học tập; cùng bạn bè tham gia các hoạt động cộng đồng nhằm góp phần tuyên truyền lối sống giản dị, tiết kiệm.

3. Về phẩm chất:

- Yêu nướcTự hào về lối sống giản dị, tiết kiệm của dân tộc.

- Nhân ái: Luôn cố gắng vươn lên đạt kết quả tốt trong học tập; tích cực chủ động tham gia các hoạt động tập thể, hoạt động cộng đồng để góp phần vun đắp lối sống tiết kiệm.

- Trách nhiệm: Có ý thức và tích cực tham gia các hoạt động tập thể, hoạt động cộng đồng để nhân rộng lối sống tiết kiệm. Đấu tranh bảo vệ những truyền thống tốt đẹp; phê phán, lên án những quan niệm sai lầm, lệch lạc về lối sống tiết kiệm.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của GV:

- Tài liệu SGK, SGV, SBT giáo dục công dân 6

- Các video clip liên quan đến bài học

- Tranh ảnh liên qua đến nội dung bài học

- Phiếu học tập;

- Phương tiện thiết bị: máy chiếu, máy tính, bảng phụ,... (nếu có);

2. Chuẩn bị của HS:

- Tài liệu SGK, SBT

- Đồ dùng học tập và chuẩn bị tài liệu theo hướng dẫn của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG 

a. Mục tiêu: Tạo cảm hứng học tập cho HS, huy động được những kiến thức, kĩ năng cần thiết của bản thân để giải thích và kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá kiến thức mới của HS.

b. Nội dung: HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi do GV nêu ra.

c. Sản phẩm: HS trả lời được câu hỏi do GV nêu ra và kết nối được hoạt động vừa

thực hiện với nội dung cần tìm hiểu trong bài.

d. Tổ chức thực hiện:

- GV giao nhiệm vụ: Chia lớp thành 4 nhóm và yêu cầu các nhóm trao đổi và chia sẻ trước lớp cách làm để thực hiện mong muốn trong tình huống được nêu ra: “Em mong ước mua một món đồ nhưng không đủ tiền và cũng không muốn xin tiền bố mẹ. Em sẽ làm gì để thực hiện được mong muốn đó?”.

- HS thực hiện nhiệm vụ: Các nhóm trao đổi, thảo luận về vấn đề. Đại diện một vài HS chia sẻ trước lớp.

- GV nhận xét và dẫn dắt vào bài học: Của cải, tài sản, tài nguyên có vai trò quan trọng đối với đời sống con người, tạo nên cơ sở vật chất để phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, tạo cho con người phương tiện sống, phát triển trí tuệ. Vậy nên chúng ta cần phải sử dụng tiết kiệm và hiệu quả. Để hiểu kĩ hơn về tiết kiệm, chúng ta tìm hiểu bài 9: Tiết kiệm.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1. Tìm hiểu thế nào là tiết kiệm

a. Mục tiêu: HS nêu được khái niệm tiết kiệm

b. Nội dung: HS làm việc theo cặp và đọc thông tin về “Tấm gương sống giản dị và tiết kiệm của Bắc Hồ” và trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm: khái niệm tiết kiệm

d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV yêu cầu  HS làm việc theo cặp và đọc thông tin về “Tấm gương sống giản dị và tiết kiệm của Bác Hồ” và trả lời câu hỏi:


a) Cảm nhận của em về Bác Hồ sau khi đọc thông tin trên?

a) Cảm nhận của em về Bác Hồ là em thấy rất ngưỡng mộ và khâm phục Bác Hồ. Bác là một người có đức tính tiết kiệm, luôn lo lắng cho đồng bào.

b) Lối sống tiết kiệm của Bác Hồ được thể hiện qua lời nói, việc làm nào ?

b) Lối sống tiết kiệm của Bác Hồ được thể hiện qua lời nói, việc làm:

- Khi Thông tấn xã in 1 mặt giấy, Bác phê bình là lãng phí.

- Khi xem xong, những tin cần thiết Bác giữ lại, còn lại Người chuyển bản tin cho Văn phòng Phủ Chủ tịch cắt làm phong bì hoặc dùng làm giấy viết cho tiết kiệm.

- Bác nói: “Hiện nay, các cháu thanh thiếu niên đã sắp bước vào năm học mới, giấy mực, tiền bạc dùng đề tuyên truyền về ngày sinh nhật của Bác thì các chú nẻn đành đề in sách giáo khoa và mua dụng cụ học tập cho các cháu, khỏi lãng phí”.

c) Qua thông tin trên, em hiểu thế nào là tiết kiệm ? Người như thế nào được gọi là người có lối sống tiết tiệm?

c) Qua thông tin trên, em hiểu tiết kiệm là biết sử dụng hợp lí, có hiệu quả của cải, thời gian, sức lực của mình và của người khác. Người tiết kiệm là người biết cân đối, chi tiêu có kế hoạch, có tính toán, xem xét đầy đủ các yếu tố để đạt được mục tiêu, nhiệm vụ đề ra. Người có lối sống tiết kiệm là người luôn có ý thức tiết kiệm, tránh lãng phí, thất thoát của cải vật chất một cách vô ích.

d)  Em học tập được gì từ tấm gương của Bác Hồ về lối sống kiết kiệm ?

d) Em học tập được cách tiết kiệm của Bác là tái sử dụng những thứ vẫn còn dùng được. Không bày vẽ mà dùng để lo những cái chính giúp ích cho cuộc sống.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. 

- GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. 

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời HS trả lời câu hỏi. 

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới


Hoạt động 2. Tìm hiểu biểu hiện của tiết kiệm

a. Mục tiêu: 

- Liệt kê được các biểu hiện tiết kiệm.

b. Nội dung: 

- GV giao nhiệm vụ cho học sinh quan sát tranh, tình huống

- GV giao nhiệm vụ khám phá kiến thức bài học cho học sinh thông qua hệ thống câu hỏi, phiếu bài tập và trò chơi để hướng dẫn học sinh: Biểu hiện của tiết kiệm? 

c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh; Sản phẩm của các nhóm (Phiếu bài tập, phần tham gia trò chơi....)

d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:

II. Biểu hiện của tiết kiệm

- GV giao nhiệm vụ cho HS thông qua câu hỏi sách giáo khoa, trò chơi và bài tập tình huống.

* Trò chơi Đuổi hình bắt chữ

Hãy nêu nội dung các hình ảnh trên. 

Luật chơi: 

+ HS quan sát hình ảnh trong 5s.

+ HS đưa ra câu trả lời. Nếu câu trả lời sai, quyền trả lời thuộc về học sinh khác.

* Nội dung các bức tranh

a) Tiết kiệm thời gian và tiền bạc

b) Tiết kiệm nước

c) Tiết kiệm điện

d) Tiết kiệm tiền

* Bài tập tình huống:

Nam sinh ra trong gia đình có hoàn cảnh khó khăn. Bố Nam mất từ khi cậu mới 5 tuổi. Mẹ Nam làm thuê, vất vả kiếm tiền nuôi con ăn học. Nhưng Nam hay đua đòi, không muốn thua kém bạn bè nên luôn đòi hòi mẹ mua nhiều thú từ đồ chơi, quần áo đẹp đến điện thoại thông minh. Mỗi khi Nam đòi mua đồ mới mà mẹ nói nhà không có tiền thi Nam thường giận dỗi, có khi còn doạ bỏ học.
 

a. Em có nhận xét gì về hành vi đua đòi của Nam?

b. Hãy đưa ra lời khuyên của em với Nam.

c. Theo em, trái với tiết kiệm là gì? Hãy cùng các bạn thảo luận và liệt kê những biểu hiện trái với tiết kiệm mà em biết trong cuộc sống hằng ngày.

* Phân biệt tiết kiệm và không tiết kiệm

a) Hành vi đua đòi của Nam là không nên vì em đang còn là học sinh phải biết nghĩ cho mẹ và hoàn cảnh của gia đình mình.

b) Nam cần phải biết tiết kiệm hơn, chăm chỉ học tập để không phụ lòng mẹ. 

c) Theo em trái với tiết kiệm là phung phí.

=> Người tiết kiệm là người biết cân đối, chi tiêu có kế hoạch, có tính toán, xem xét đầy đủ các yếu tố để đạt được mục tiêu, nhiệm vụ đề ra.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. 

- GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. 

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời HS trả lời câu hỏi. 

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới


Hoạt động 3. Tìm hiểu ý nghĩa của tiết kiệm

a. Mục tiêu: HS Hiểu vì sao phải tiết kiệm.

b. Nội dung: 

- GV giao nhiệm vụ cho học sinh đọc câu hỏi

- GV giao nhiệm vụ khám phá kiến thức bài học cho học sinh thông qua hệ thống câu hỏi, và trò chơi để hướng dẫn học sinh: Ý nghĩa tiết kiệm là gì? 

c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh; Sản phẩm của các nhóm.

d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:

- GV giao nhiệm vụ cho HS thông qua trò chơi, câu hỏi phần đọc thông tin.

* “Góc chia sẻ”

- Liệt kê tất cả các hoạt động trong một ngày của em theo thời gian biểu.

- Vì sao em và mọi người phải xây dựng thời gian biểu cho riêng mình? Nếu lãng phí thời gian sẽ dẫn đến những hậu quả gì?

- Những ai cần tiết kiệm thời gian? Tiết kiệm thời gian có phải tiết kiệm tiền bạc không? Tiết kiệm thời gian sẽ đem lại lợi ích gì cho bản thân trong học tập và trong cuộc sống?

* Thi hùng biện: Một phút tỏa sáng

Thảo luận về các lí do cần sống tiết kiệm của bản thân (trong sinh hoạt hằng ngày; sử dụng quỹ thời gian; hiệu quả học tập; làm việc;...).

Luật chơi:

- GV chia lớp thành 3 nhóm thảo luận.

- Mỗi nhóm cử đại diện lên hùng biện với chủ đề: Lí do cần sống tiết kiệm.

- Thời gian hùng biện: 1 phút cho mỗi đội

- Ban giám khảo: GV

- Tiết kiệm có ý nghĩa và vai trò quan trọng đối với đời sống. Nó giúp con người biết quý trọng thời gian, tiền bạc, thành quả lao động của bản thân và người khác nhằm làm giàu cho bản thân, gia đình và xã hội.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. 

- GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. 

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời HS trả lời câu hỏi. 

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới


Hoạt động 4. Rèn luyện lối sống tiết kiệm 

a. Mục tiêu: 

- Đánh giá được thái độ, hành vi thể hiện sự tiết kiệm của bản thân và người khác.

- Liệt kê được các biểu hiện tiết kiệm của bản thân.

b. Nội dung: 

- GV giao nhiệm vụ khám phá kiến thức bài học cho học sinh thông qua hệ thống câu hỏi, bài tập tình huống để hướng dẫn học sinh: Cách rèn luyện để trở thành người sống tiết kiệm.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

- GV giao nhiệm vụ cho HS thông qua hoạt động: Thực hiện tiết kiệm

* Giải quyết tình huống

Thời tiết mùa hè nóng bức nên Hoà muốn bật điều hoà cả ngày. Thế mà nhiều buổi tối chị Hiền lại thường tắt đi một lúc. Chị bảo hôm nay trời không nóng nữa nên tắt điều hoà đi, bật quạt cho thoáng, vừa không bị khô da, vừa tiết kiệm tiền điện cho gia đình. Hoà nói: Chị cổ hủ thế! Có điều hoà thì cứ bật cả ngày, có hết bao nhiêu tiền điện đâu mà tiếc.

Em đồng ý với ý kiến của ai? Vì sao?

* Bay lên ước mơ

Viết ra giấy một mục tiêu tiết kiệm mà em mong muốn đạt được nhất.

 Liệt kê những việc cần làm để đạt mục tiêu, nguyện vọng tiết kiệm của em bằng cách kẻ bảng và hoàn thiện theo gợi ý dưới đây:


Học sinh cần phải thực hiện tinh thần tiết kiệm thông qua việc:

- Tránh lối sống đua đòi, xa hoa và lãng phí.

- Sắp xếp việc làm khoa học.

- Bảo quản, tận dụng các đồ dùng học tập, lao động.

- Sử dụng điện, nước hợp lí.

- Tiết kiệm tiền bạc, của cải, thời gian, sức lực.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. 

- GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. 

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời HS trả lời câu hỏi. 

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới


C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua dạng câu hỏi lý thuyết và xử lí tình huống. 

b. Nội dung: HS sử dụng SGK, kiến thức đã học, GV hướng dẫn (nếu cần thiết) để trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi phần luyện tập SGK.

- HS tiếp nhận nhiệm vụ, đưa ra câu trả lời.

- GV nhận xét, chuẩn kiến thức.

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua dạng câu hỏi thực hành. 

b. Nội dung: HS sử dụng SGK, kiến thức đã học, kiến thức và hiểu biết thực tế, GV hướng dẫn (nếu cần thiết) để trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

- GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi phần vận dụng trong SGK.

- HS tiếp nhận nhiệm vụ, đưa ra câu trả lời.

- GV nhận xét, chuẩn kiến thức.

* DẶN DÒ:

- Học bài, trả lời câu hỏi sách giáo khoa, hoàn thành phiếu bài tập

- Tìm hiểu trước nội dung bài 10. Quyền trẻ em

Xem thêm các bài soạn Giáo án GDCD lớp 6 Cánh diều hay, chuẩn khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 6

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và khóa học dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giáo án GDCD lớp 6 mới, chuẩn nhất của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Giáo dục công dân 6 theo chuẩn Giáo án của Bộ GD & ĐT.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Đề thi, giáo án lớp 6 các môn học
Tài liệu giáo viên