Giáo án GDCD 6 Cánh diều Bài 5: Tự lập

Giáo án Giáo dục công dân 6 Cánh diều Bài 5: Tự lập

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Sau khi học xong tiết học này HS

- Biết được khái niệm của tính tự lập và biểu hiện của tính tự lập

- Giải thích được vì sao phải tự lập

2. Năng lực

- Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

- Năng lực đặc thù:

+ Nhận xét, đánh giá: Tự nhận xét và nhận xét được khả năng tự lập đối với bản thân và người khác; đánh giá được tác dụng và tác hại của tự lập đối với bản thân trong học tập và sinh hoạt hằng ngày.

+ Phát triển bản thân: Lập được kế hoạch rèn luyện tính tự lập của bản thân trong học tập, sinh hoạt hãng ngày và các hoạt động tập thể. Tự giác thự hiện theo kế hoạch đã lập.

3. Phẩm chất: Chăm chỉ, trách nhiệm trong tự học, tự rèn luyện để luôn là người tự lập.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Sự chuẩn bị của GV:

- Tài liệu SGK, SGV, SBT

- Các video clip liên quan đến bài học;

- Tranh ảnh về nội dung bài học;

- Phiếu học tập;

- Phương tiện thiết bị: máy chiếu, máy tính, bảng phụ,... (nếu có);

- Giấy khổ lớn các loại.

- Thẻ bìa , bảng phụ, bút dạ

2. Sự chuẩn bị của HS:

- Tài liệu SGK, SBT

- Đồ dùng học tập và chuẩn bị tài liệu theo hướng dẫn của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo cảm hứng học tập cho HS, huy động được những kiến thức, kĩ năng cần thiết của bản thân để giải thích và kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá kiến thức mới của HS.

b. Nội dung: HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi do GV nêu ra.

c. Sản phẩm: HS trả lời được câu hỏi do GV nêu ra và kết nối được hoạt động vừa thực hiện với nội dung cần tìm hiểu trong bài.

d. Tổ chức thực hiện:

- GV hướng dẫn HS thực hiện trò chơi “Ai nhanh hơn”:

+ Chia lớp thành các đội chơi

+  Nêu yêu cầu và phổ biến luật chơi: Trong thời gian 3 phút, viết lên các tấm thẻ “Những việc tự làm ở nhà, ở trường thể hiện tính tự lập” và gắn lên bảng phụ của đội mình. Đội nào có số thẻ viết đúng nhiêu hơn sẽ về đích trước.

- HS thực hiện nhiệm vụ:

+ Lập đội chơi, nhận bảng nhóm, bút viết và thẻ (7 đến 10 thẻ/1 đội).

+ Thực hiện trò chơi theo luật.

- GV hướng dẫn HS chia sẻ theo các gợi ý sau:

+ Cảm xúc, tâm trạng của em sau khi chơi trò chơi.

+ Biểu hiện nào trong những việc tự làm mà em vừa kể cho thấy đó là tự lập? Nếu em không tự thực hiện những việc làm đó thì điều gì sẽ xảy ra? Vì sao?

- GV nhận xét và dẫn dắt vào bài học: Đôi khi chúng ta dựa dẫm vào người khác nhiều hơn mức cần thiết. Con người thường đặt niềm hạnh phúc của mình trong lòng bàn tay của người khác và nghĩ rằng như vậy sẽ mang đến cho họ niềm hạnh phúc trọn vẹn. Đó thật sự là một sai lầm nghiêm trọng mà rất nhiều người mắc phải. Tính tự lập là một đức tính quan trọng, cần thiết đối với mỗi cá nhân đặc biệt là các bạn trẻ trong xã hội hiện đại. Để hiểu hơn về tính tự lập, chúng ta tìm hiểu bài 5: Tự lập.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm tự lập

a. Mục tiêu: giúp HS mô tả, nhận xét việc làm trong ác bức tranh để từ đó khái quát được khái niệm tự lập. HS được phát triển năng lực điều chỉnh hảnh vi, phát triển bản thân, giao tiếp và hợp tác.

b. Nội dung: HS làm việc theo cặp, quan sát tranh và trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm: khái niệm tự lập

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV hướng dẫn HS thảo luận theo cặp, mô tả 4 bức tranh và trả lời câu hỏi:

I. Sống tự lập

a) Những việc làm trên thể hiện tính cách gì?

- Những việc làm trên thể hiện tính cách chăm chỉ, tự lập, tự làm lấy công việc của mình, không ỷ lại vào sự giúp đỡ của người khác

b) Bản thân em đã làm được những việc nào trong các việc trên?

- HS đưa ra câu trả lời căn cứ vào hoàn cảnh cụ thể của bản thân

c) Em hiểu thế nào là tự lập.

- Khái niệm:

+ Tự lập là tự làm lấy các công việc bằng khả năng và sức lực của mình.

+ Tự lập không có nghĩa là biệt lập, không cần quan hệ với ai, không nhờ ai giúp đỡ việc gì.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. 

- GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. 

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời HS trả lời câu hỏi. 

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới


Hoạt động II. Tìm hiểu mục II. Biểu hiện của tính tự lập

a. Mục tiêu: 

- Liệt kê được các biểu hiện của tính tự lập và trái với tự lập.

b. Nội dung: 

- GV giao nhiệm vụ cho học sinh quan sát tranh và trả lời các câu hỏi về biểu hiện của tính tự lập.

- GV giao nhiệm vụ khám phá kiến thức bài học cho học sinh thông qua hoạt động nhóm để hoàn thiện bảng mẫu trong SGK phân biệt biểu hiện của tính tự lập với trái với tự lập.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh; Sản phẩm của các nhóm (bảng nhóm).

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1. GV chuyển giao NV học tập 

- GV giao nhiệm vụ cho HS thông qua hệ thống tranh ảnh trong, câu hỏi sách giáo khoa, bảng phân biệt biểu hiện của tự lập và biểu hiện trái với tự lập.

a. Quan sát tranh

II. Biểu hiện của tính tự lập

- Em hãy quan sát 4 bức tranh trong sách và cho biết, các bạn trong tranh đang làm các công việc gì? Những ai có thể làm được các công việc này? 

- Tranh số 1 : bạn nam đang hút bịu, lau nhà

- Hình 2 : bạn nữ đang nấu cơm

- Hình 3 : bạn Nam đang học bài

- Hình 4 : bạn nữ đang giặt quần áo

- Từ các bức tranh trên, em hãy rút ra biểu hiện của tính tự lập và trái với tự lập?

a. Biểu hiện của tự lập

- Tự tin, tự làm lấy việc của mình.

- Bản lĩnh, tự mình tìm cách vượt qua khó khăn.

- Có ý chí nỗ lực phấn đấu, kiên trì, bền bỉ thực hiện kế hoạch đã đề ra.

b. Biểu hiện trái với tự lập

- Ỷ lại, dựa dẫm vào người khác.

- Trông chờ vào may rủi.

- Sống biệt lập, chỉ biết đến mình, không cần quan hệ, không nhờ ai giúp đỡ việc gì.

b. Thảo luận nhóm

- GV chia lớp thành 3 nhóm, giao nhiệm vụ, quy định thời gian thảo luận trong 2 phút.

- Kẻ bảng trong SGK vào bảng nhóm, mỗi nhóm làm 1 lĩnh vực.


Nhóm 1: Biểu hiện của tự lập và trái với tự lập trong sinh hoạt hàng ngày.

- Tự lập: tự làm việc nhà mà không cần ai nhắc nhở

- Trái với tự lập: lười nhác, phải đợi bố mẹ/ ông bà/ anh chị nhắc nhở thì mới làm

Nhóm 2: Biểu hiện của tự lập và trái với tự lập trong học tập.

- Tự lập: học bài, làm bài tập ở nhà, chuẩn bị đồ dùng học tập đầy đủ; đi học chăm chỉ, đúng giờ…

- Trái với tự lập: không tự giác làm bài tập về nhà, không chuẩn bị đồ dùng học tập…

Nhóm 3: Biểu hiện của tự lập và trái với tự lập trong lao động.

- Tự lập: Tự làm việc, kiên trì hoàn thành mục nhiệm vụ được phân công, chấp hành đúng nội quy, quy định….

- Trái với tự lập: không tự giác làm việc; không chấp hành đúng nội quy…

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. 

- GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. 

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời HS trả lời câu hỏi. 

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới


Hoạt động III. Tìm hiểu mục III. Ý nghĩa của tự lập

a. Mục tiêu: 

- Học sinh hiểu được ý nghĩa của tính tự lập đối với mỗi cá nhân và xã hội.

- Sự cần thiết phải rèn luyện tính tự lập, nhất là đối với học sinh.

b. Nội dung: 

- GV giao nhiệm vụ cho học sinh đọc thông tin, tình huống trong SGK, thảo luận cặp đôi về tình huống trong sách. 

- GV giao nhiệm vụ khám phá kiến thức bài học cho học sinh thông qua hệ thống câu hỏi cá nhân và hoạt động nhóm để hướng dẫn học sinh tìm hiểu về ý nghĩa của tự lập, sự cần thiết phải rèn luyện tính tự lập.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh; Sản phẩm của các nhóm .

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

a. GV yêu cầu học sinh đọc thông tin trong SGK - trang 25 và trao đổi cặp đôi trả lời các câu hỏi:


- Em có suy nghĩ gì qua thông tin trên?

- Việc làm của anh Long rất đúng. Điều này có thể giúp anh Long có thêm trải nghiệm dày dạn hơn trong cuộc sống, rèn luyện tính tự lập và giảm bớt gánh nặng cho ba mẹ

- Vì sao anh Long có thể mua sách vở và những món đồ mình yêu thích mà không cần phải xin tiền ba mẹ?

- Anh Long có thể mua sách vở và những món đồ mình yêu thích mà không cần xin tiền ba mẹ vì anh đã có thể tự kiếm ra tiền

- Có ý kiến cho rằng, người tự lập là người không cần sự giúp đỡ từ người khác. Em có đồng tình với quan điểm trên không? Vì sao?

- Ý kiến này không đúng, vì: tự lập đôi khi cũng cần người khác giúp đỡ, định hướng và góp ý để mình có hướng đi đúng đắn hơn

b. GV tiếp tục cho HS thảo luận nhóm về ý nghĩa của tự lập.


- Nhóm 1: Ý nghĩa của tự lập đối với bản thân, cá nhân.

- Đối với bản thân:

+ Giải quyết công việc hiệu quả

+ Có thêm kinh nghiệm sống

+ Tự tin, bản lĩnh

+ Làm chủ cuộc sống

- Nhóm 2: Ý nghĩa của tự lập đối với gia đình.

- Đối với gia đình:

+ Cha mẹ hạnh phúc vì con cái tự lập

+ Mọi thành viên đều yên tâm vì mỗi cá nhân đều tự lo được cho bản thân

- Nhóm 3: Ý nghĩa của tự lập đối với xã hội.

- Đối với xã hội: góp phần phát triển xã hội

* GV sử dụng kĩ thuật hỏi và trả lời cá nhân để học sinh đưa ra các giải pháp rèn luyện tính tự lập: Để rèn luyện tính tự lập, học sinh cần phải làm gì?

Cách rèn luyện:     

- Chủ động làm việc, từ lúc còn nhỏ, từ những việc nhỏ.

- Tự tin vào bản thân.

- Cố gắng, kiên trì và quyết tâm thực hiện công việc.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. 

- GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. 

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời HS trả lời câu hỏi. 

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới

Tự lập là một trong những đức tính tốt của con người, giúp chúng ta tự làm chủ được suy nghĩ và tự chịu trách nhiệm trước những việc mình làm.

Rèn luyện tính tự lập là vô cùng cần thiết, cần rèn luyện ngay từ nhỏ, trong sinh hoạt hàng ngày, trong học tập và trong lao động.


C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua dạng câu hỏi lý thuyết và xử lí tình huống. 

b. Nội dung: HS sử dụng SGK, kiến thức đã học, GV hướng dẫn (nếu cần thiết) để trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi phần luyện tập SGK.

- HS tiếp nhận nhiệm vụ, đưa ra câu trả lời.

- GV nhận xét, chuẩn kiến thức.

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua dạng câu hỏi thực hành. 

b. Nội dung: HS sử dụng SGK, kiến thức đã học, kiến thức và hiểu biết thực tế, GV hướng dẫn (nếu cần thiết) để trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

- GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi phần vận dụng trong SGK.

- HS tiếp nhận nhiệm vụ, đưa ra câu trả lời.

- GV nhận xét, chuẩn kiến thức.

* DẶN DÒ:

- Học bài, trả lời câu hỏi sách giáo khoa, hoàn thành phiếu bài tập

- Tìm hiểu trước nội dung bài 6. Tự nhận thức bản thân

Xem thêm các bài soạn Giáo án GDCD lớp 6 Cánh diều hay, chuẩn khác:

Săn shopee siêu SALE :

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, KHÓA HỌC DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 6

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và khóa học dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giáo án GDCD lớp 6 mới, chuẩn nhất của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Giáo dục công dân 6 theo chuẩn Giáo án của Bộ GD & ĐT.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 6 sách mới các môn học
Tài liệu giáo viên