Giáo án Hóa học 9 Bài 14: Thực hành: Tính chất hóa học của bazơ và muối mới nhất

Giáo án Hóa học 9 Bài 14: Thực hành: Tính chất hóa học của bazơ và muối mới nhất

I. Mục tiêu:

1) Kiến thức: Bíêt được:

-Mục đích các bước tiến hành, kĩ thuật thực hiện các thí nghiệm

-Bazơ tác dụng với dd axit, với dd muối

-Dd muối tác dụng với kim loại., với dd muối khác và với axit

2) Kĩ năng:

-Tiếp tục rèn luyện một số kĩ năng thực hành sử dụng dụng cụ và hoá chất để tiến hành an toàn thành công 5 thí nghiệm trên .

-Quan sát, mô tả, giải thích hiện tượng thí nghiệm và viết được các pthh

-Viết tường trình thí nghiệm.

3) Thái độ:

- Ham mê hóa học và khoa học, tích cực học tập và giải quyết vấn đề

4) Phát triển năng lực

- Năng lực tự học và giải quyết vấn đề

- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học

- Năng lực quan sát và giải thích thí nghiệm

- Năng lực giao tiếp và làm việc cá nhân, làm việc nhóm

II. Chuẩn bị:

1) Dụng cụ:ống nghiệm ,đũa khuấy ,giá ống nghiệm ,kẹp ống nghiệm ,ống nhỏ giọt ,giấy ráp .

2) Hoá chất: dd NaOH ,dd Na2SO4, dd CuSO4, dd HCl , dd BaCl2, dd phenolphtalein , đinh sắt (hoặc dây thép nhỏ )

3) Học sinh ôn tập :

-Tính chất hoá học của bazơ , tính chất của NaOH , Ca(OH)2.

-Tính chất hoá học của muối ,tính chất của NaCl,KNO3

III. Tiến trình dạy học:

1) Ổn định:

2) Bài cũ:

3) Bài mới:

Các hoạt động dạy và học:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

1/GV yêu cầu hs báo cáo việc chuẩn bị bài thực hành ở nhà

-GV nhận xét đánh giá hoàn thiện

-Chú ý gv cần hướng dẫn hs các thao tác của từng thí nghiệm như:

+ Rót chất lỏng vào ống nghiêm .

+ Nhỏ chất lỏng vào ống nghiệm bằng công tơ hút

+ Thả đinh sắt vào ống nghiệm.

+ Lắc ống nghiệm.

+ Thả một lượng nhỏ chất rắn vào ống nghiệm.

-GV hướng dẫn hs quan sát hiện tượng xảy ra và nhận xét.

2/GV yêu cầu các nhóm tiến hành thí nghiệm theo các bước như nội dung sgk

-GV tới các nhóm quan sát nhận xét và hướng dẫn điều chỉnh kịp thời cách tiến hành hoặc hoạt động của nhóm (nếu cần )

Chú ý: Gv cần điều chế Cu(OH)2 trước khi thực hành

3/GV yêu cầu hs ghi chép kết quả thí nghiệm:

4/GV yêu cầu mỗi hs ghi kết quả vào tường trình thí nghiệm theo mẫu

5/Gv yêu cầu các nhóm hs vệ sinh

6/Gv nhận xét đánh giá tiết thực hành về thao tác, chuẩn bị, an toàn, kỉ luật, vệ sinh

-Đại diện nhóm học sinh báo cáo:

Mục tiêu bài thực hành:rèn luyện các kĩ năng thao tác thí nghiệm, quan sát hiện tượng, giải thích và rút ra kết luận về tính chất hoá học của bazơ và muối

-Cách tiến hành 3 thí nghiệm như nội dung sgk

-Lưu ý:

Làm thí nghiệm với các dd HCl, H2SO4, NaOH phải cẩn thận ,không để hoá chất dây vào người ,vào quần áo

Khi gạn ống nghiệm để giữ lại phần kết tủa Cu(OH)2 phải làm cẩn thận ,gạn nhẹ để giữ lại phần kết tủa Cu(OH)2

Dùng giấy ráp đánh thật sạch một cái đinh sắt ,cẩn thận vì đinh sắt có thể làm sước da tay

-Nhóm hs khác lắng nghe và bổ sung hoàn thiện

-Nhóm hs thực hiện thí nghiệm đồng loạt

1.THÍ NGHIỆM 1: Natri hiđroxit tác dụng với muối (FeCl3)

2.THÍ NGHIỆM 2: Đồng (II) hiđroxit tác dụng với axit

3.THÍ NGHIỆM 3: Đồng (II) sunfat tác dụng với kim loại

4.THÍ NGHIỆM 4: Bari clorua tác dụng với muối

5.THÍ NGHIỆM 5: Bari clorua tác dụng với axit

-Nhóm hs mô tả, nhóm trưởng tổng kết, thư kí ghi chép

THÍ NGHIỆM 1: Natri hiđroxit tác dụng với muối (FeCl3)

Tạo ra kết tủa màu đỏ nâu Fe(OH)3

NaOH + FeCl3 → Fe(OH)3 + NaCl

Kết luận: dd bazơ td với dd muối tạo ra muối mới và bazơ mới

THÍ NGHIỆM 2: Đồng (II) hiđroxit tác dụng với axit (HCl)

Nhỏ dd HCl vào kết tủa xanh lơ Cu(OH)2 tan ra tạo thành dd trong suốt màu xanh lam do phản ứng

Cu(OH)2 + 2HCl → CuCl2 + 2H2O

Kết luận: Bazơ td với axit tạo ra muối mới và bazơ mới

THÍ NGHIỆM 3: Đồng (II) sunfat tác dụng với kim loại (Fe)

Màu đỏ của đồng bám vào cây đinh sắt, màu xanh lam của dd CuSO4 nhạt dần vì đã có phản ứng

CuSO4 + Fe → FeSO4 + Cu

THÍ NGHIỆM 4: Bari clorua tác dụng với muối (Na2SO4)

Xuất hiện kết tủa trắng vì đã có phản ứng

BaCl2 + Na2SO4 → BaSO4 + NaCl

THÍ NGHIỆM5: Bari clorua tác dụng với axit (H2SO4)

Xuất hiện kết tủa trắng vì đã có phản ứng

BaCl2 + H2SO4 → BaSO4 + 2HCl

Kết luận: tính chất hoá học của muối

-Mỗi hs viết tường trình ngay sau buổi thực hành hoặc về nhà gồm các nội dung : thí nghiệm, hiện tượng, giải thích và viết pthh

-Nhóm hs phân công :

Thu gom hoá chất dư sau thí nghiệm và rửa dụng cụ thí nghiệm lau bàn sạch sẽ để dụng cụ đúng nơi quy định

IV. Tổng kết và luyện tập

GV dùng phiếu học tập để cũng cố (HS làm theo nhóm hoặc trả lời cá nhân tuỳ theo thời gian)

-Nội dung bài tập (Ghi vào phiếu bài tập)

1/Có một hỗn hợp khí CO và CO2 có thể dẫn hỗn hợp khí qua chất nào sau đây để tách được CO ra khỏi hổn hợp :

A.H2O          B.Nước vôi trong          C.dd HCl          D.dd NaCl

2/Có 3 lọ không ghi nhãn mỗi lọ dựng một trong những chất rắn: KCl, BaCl2, Na2CO3. Hãy chọn một thuốc thử để có thể nhận biết được cả 3 chất trên. Giải thích, viết phương trình hoá học.

3/Có 3 lọ không ghi nhãn mỗt lọ đựng 1 trong các dd sau: NaOH, Ba(OH)2, Na2CO3. Hãy chọn một thuốc thử để nhận biết cả 3 chất trên. Viết phương trình hoá học.

V. Dặn dò:

Xem kĩ nội dung chương một để tiết sau kiểm tra một tiết, hoàn thành các bài tập trong SGK,

Xem thêm các bài soạn Giáo án Hóa học lớp 9 theo hướng phát triển năng lực mới nhất, hay khác:

Săn shopee siêu SALE :

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, KHÓA HỌC DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 9

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và khóa học dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giáo án Hóa học lớp 9 chuẩn nhất của chúng tôi được biên soạn theo chuẩn Giáo án môn Hóa học 9 của Bộ GD & ĐT.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Tài liệu giáo viên