Giáo án Lịch Sử 9 Kết nối tri thức Bài 10: Liên Xô và Đông Âu từ năm 1945 đến năm 1991
Giáo án Lịch Sử 9 Kết nối tri thức Bài 10: Liên Xô và Đông Âu từ năm 1945 đến năm 1991
Chỉ từ 400k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Lịch Sử 9 Kết nối tri thức (cả năm) bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt:
- B1: gửi phí vào tk:
1053587071
- NGUYEN VAN DOAN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức.
- Trình bày được tình hình chính trị, kinh tế, xã hội, văn hoá của Liên Xô và Đông Âu từ năm 1945 đến năm 1991.
- Giải thích được sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu.
2. Năng lực.
2.1. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ và tự học qua việc đọc SGK, trả lời câu hỏi hoặc tìm hiểu bài trước khi đến lớp theo hướng dẫn của GV.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác qua hoạt động thảo luận nhóm hoặc cặp đôi để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
2.2. Năng lực đặc thù.
- Năng lực tìm hiểu lịch sử qua quan sát tranh, ảnh, khai thác và sử dụng được tư liệu lịch sử về tình hình chính trị, kinh tế, xã hội, văn hoá của Liên Xô và Đông Âu từ năm 1945 đến năm 1991.
- Năng lực nhận thức lịch sử thông qua việc trình trình bày được tình hình chính trị, kinh tế, xã hội, văn hoá của Liên Xô và Đông Âu từ năm 1945 đến năm 199; giải thích được sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu.
- Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giới thiệu một số thành tựu tiêu biểu về chính trị, kinh tế, xã hội, văn hoá của Liên Xô hoặc một nước Đông Âu từ sau năm 1945.
3. Phẩm chất.
- Bài học góp phần bồi dưỡng lòng khâm phục và tự hào về những thành tựu mà nhân dân Liên Xô và các nước Đông Âu đạt được từ năm 1945 đến năm 1991; từ đó nhận thức được sức mạnh, tính ưu việt, đồng thời tránh ngộ nhận, phủ định quá khứ lịch sử và những thành tựu vĩ đại mà nhân dân Liên Xô và các nước Đông Âu đã nỗ lực để đạt được trong giai đoạn này.
- Ý thức trân trọng tình hữu nghị giữa Việt Nam và Liên Xô, các nước Đông Âu.
- Có thái độ khách quan, khoa học về những khuyết điểm, sai lầm của những người lãnh đạo Đảng, Nhà nước Liên Xô và các nước Đông Âu.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU.
- SGK, SGV, SBT Lịch sử và Địa lí 9 - Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống.
- Tranh, ảnh, lược đồ, tư liệu về tình hình chính trị, kinh tế, xã hội, văn hoá của Liên Xô và Đông Âu từ năm 1945 đến năm 1991.
- Computer, projector hoặc smart tivi, internet...
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.
1. Hoạt động mở đầu.
a) Mục tiêu
Kết nối những điều HS đã biết với những điều HS chưa biết, tạo tâm thế hứng khởi, kích thích sự tò mò của HS để dẫn dắt vào bài mới.
b) Tổ chức thực hiện
* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ.
GV sử dụng phần Mở đầu trong SGK để dẫn dắt vào bài mới.
* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ.
HS dựa vào những hiểu biết của mình để trả lời câu hỏi và chia sẻ hiểu biết của mình.
* Bước 3: Báo cáo, thảo luận.
GV gọi 2 - 3 HS lên trả lời, các HS khác lắng nghe, nhận xét và bổ sung thêm ý kiến.
* Bước 4: Kết luận, chốt kiến thức.
GV nhận xét câu trả lời của HS, chọn ý để kết nối vào bài học.
2. Hình thành kiến thức mới.
2.1. Hoạt động 1: Tìm hiểu về tình hình chính trị, kinh tế, xã hội và văn hoá của Liên Xô.
a) Mục tiêu.
HS trình bày được tình hình chính trị, kinh tế, xã hội, văn hoá của Liên Xô từ năm 1945 đến năm 1991.
b) Tổ chức thực hiện.
* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ.
GV nêu yêu cầu: Nêu những nét chính về tình hình chính trị, kinh tế, xã hội và văn hoá của Liên Xô từ năm 1945 đến năm 1991. Với hoạt động này, GV chia lớp thành 3 nhóm, mỗi nhóm tìm hiểu một lĩnh vực để hoàn thành Phiếu học tập (theo gợi ý dưới đây).
PHIẾU HỌC TẬP
Lĩnh vực |
Nét chính |
Chính trị |
|
Kinh tế |
|
Văn hoá, xã hội |
* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ.
Các nhóm khai thác thông tin, thảo luận để hoàn thành Phiếu học tập.
* Bước 3: Báo cáo, thảo luận.
GV gọi đại diện từng nhóm lên bảng trình bày.
* Bước 4: Kết luận, chốt kiến thức.
GV nhận xét phần trình bày của các nhóm, sau đó chuẩn nội dung Phiếu học tập.
* Bước 5: Mở rộng.
- GV cho HS thảo luận cặp đôi để thực hiện yêu cầu: Nêu những biểu hiện và giải thích vì sao chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô sụp đổ.
+ HS khai thác thông tin trong SGK, kết hợp với kiến thức về tình hình chính trị, kinh tế, xã hội, văn hoá của Liên Xô từ năm 1945 đến năm 1991 vừa tìm hiể’u để giải quyết yêu cầu. HS nêu được những biểu hiện khủng hoảng của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội, văn hoá, trong đó quan trọng nhất là chính trị (Đảng Cộng sản bị đình chỉ hoạt động, chính quyền Liên bang tê liệt, các nước cộng hoà tuyên bố độc lập, tách khỏi Liên bang và Goóc-ba-chốp buộc phải từ chức Tổng thống vào ngày 25 - 12 - 1991).
+ HS giải thích được lí do chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô sụp đổ là do mắc phải nhiều sai lầm trong công cuộc cải tổ: thực hiện đa nguyên, đa đảng về chính trị (sai lầm lớn nhất), nóng vội, thiếu đồng bộ về kinh tế, buông lỏng quản lí về văn hoá, dẫn đến khủng hoảng ngày càng trầm trọng đến mức không thể kiểm soát và Liên bang Xô viết tan rã, chủ nghĩa xã hội sụp đổ.
2.2. Hoạt động 2: Tìm hiểu các nước Đông Âu từ năm 1945 đến năm 1991
a) Mục tiêu.
HS trình bày được nét nổi bật về chính trị, kinh tế, xã hội và văn hoá của các nước Đông Âu từ năm 1945 đến năm 1991.
b) Tổ chức thực hiện.
* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ.
GV nêu yêu cầu: Nêu những nét chính về tình hình chính trị, kinh tế, xã hội và văn hoá của các nước Đông Âu từ năm 1945 đến năm 1991. Với yêu cầu này, GV chia lớp thành 3 nhóm, thực hiện các nhiệm vụ sau:
+ Nhóm 1: Tìm hiểu về tình hình chính trị của các nước Đông Âu từ năm 1945 đến năm 1991.
+ Nhóm 2: Tìm hiểu về tình hình kinh tế của các nước Đông Âu từ năm 1945 đến năm 1991.
+ Nhóm 3: Tìm hiểu về tình hình xã hội và văn hoá của các nước Đông Âu từ năm 1945 đến năm 1991.
* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ.
Các nhóm thảo luận, khai thác thông tin, tư liệu trong SGK thực hiện yêu cầu.
* Bước 3: Báo cáo, thảo luận.
GV gọi đại diện từng nhóm lên bảng trình bày nội dung thảo luận của nhóm mình. Các nhóm khác bổ sung, nhận xét, đặt thêm câu hỏi (nếu có).
* Bước 4: Kết luận, chốt kiến thức.
GV nhận xét phần trình bày của các nhóm, sau đó chốt lại nét nổi bật của các nước Đông Âu từ năm 1945 đến năm 1991:
+ Chính trị: Từ năm 1944 đến năm 1946, nhân dân các nước Đông Âu dưới sự lãnh đạo của những người cộng sản và sự giúp đỡ của Hồng quân Liên Xô đã thành lập các nhà nước dân chủ nhân dân. Riêng ở Đông Đức, Nhà nước Cộng hoà Dân chủ Đức thành lập năm 1949. Sau đó, các nước Đông Âu đều tiến hành xây dựng chủ nghĩa xã hội. Đầu những năm 80 của thế kỉ XX, bộ máy nhà nước của các nước Đông Âu bộc lộ rõ sự yếu kém, tạo cơ hội cho các lực lượng đối lập câu kết với nhau, kích động nhân dân đòi thực hiện đa nguyên, đa đảng và tổng tuyển cử tự do. Từ năm 1989, trước sức ép trong nước, ban lãnh đạo các nước Đông Âu phải thực hiện đa nguyên chính trị và tổ chức tổng tuyển cử tự do. Các thế lực chống chủ nghĩa xã hội đã thắng cử, giành được quyền lãnh đạo đất nước và tuyên bố xoá bỏ chế độ xã hội chủ nghĩa.
................................
................................
................................
Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Lịch Sử 9 Kết nối tri thức mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:
Xem thêm các bài soạn Giáo án Lịch Sử lớp 9 Kết nối tri thức hay, chuẩn khác:
Giáo án Lịch Sử 9 Bài 11: Nước Mỹ và Tây Âu từ năm 1945 đến năm 1991
Giáo án Lịch Sử 9 Bài 12: Khu vực Mỹ La-tinh và châu Á từ năm 1945 đến năm 1991
Giáo án Lịch Sử 9 Bài 13: Việt Nam trong năm đầu sau Cách mạng tháng Tám năm 1945
Giáo án Lịch Sử 9 Bài 14: Việt Nam kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược giai đoạn 1946 - 1950
Giáo án Lịch Sử 9 Bài 15: Việt Nam kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược giai đoạn 1951 – 1954
Tủ sách VIETJACK luyện thi vào 10 cho 2k10 (2025):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Loạt bài Giáo án Lịch Sử lớp 9 chuẩn nhất của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Lịch Sử 9 theo chuẩn Giáo án của Bộ GD & ĐT.
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Giáo án lớp 9 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 9 (các môn học)
- Giáo án Toán 9
- Giáo án Ngữ văn 9
- Giáo án Tiếng Anh 9
- Giáo án Khoa học tự nhiên 9
- Giáo án Vật Lí 9
- Giáo án Hóa học 9
- Giáo án Sinh học 9
- Giáo án Địa Lí 9
- Giáo án Lịch Sử 9
- Giáo án GDCD 9
- Giáo án Tin học 9
- Giáo án Công nghệ 9
- Đề thi lớp 9 (các môn học)
- Đề thi Ngữ Văn 9 (có đáp án)
- Đề thi Toán 9 (có đáp án)
- Đề thi Tiếng Anh 9 mới (có đáp án)
- Đề thi Tiếng Anh 9 (có đáp án)
- Đề thi Khoa học tự nhiên 9 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử và Địa Lí 9 (có đáp án)
- Đề thi GDCD 9 (có đáp án)
- Đề thi Tin học 9 (có đáp án)
- Đề thi Công nghệ 9 (có đáp án)