Giáo án Lịch Sử 9 Kết nối tri thức Bài 14: Việt Nam kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược giai đoạn 1946 - 1950

Giáo án Lịch Sử 9 Kết nối tri thức Bài 14: Việt Nam kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược giai đoạn 1946 - 1950

Xem thử

Chỉ từ 400k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Lịch Sử 9 Kết nối tri thức (cả năm) bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt:

Quảng cáo

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức.

- Giải thích được nguyên nhân bùng nổ cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược (1946).

- Nhận biết và giải thích được đường lối cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của Đảng.

- Mô tả được những thắng lợi tiêu biểu trên mặt trận chính trị, ngoại giao, kinh tế, văn hoá, quân sự,... trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp giai đoạn 1946 - 1950.

2. Năng lực.

2.1. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ và tự học qua việc đọc SGK, trả lời câu hỏi hoặc tìm hiểu bài trước khi đến lớp theo hướng dẫn của GV.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác qua hoạt động thảo luận nhóm hoặc cặp đôi để thực hiện các nhiệm vụ học tập.

Quảng cáo

2.2. Năng lực đặc thù.

- Năng lực tìm hiểu lịch sử thông qua việc sưu tầm, khai thác tư liệu để tìm hiểu về cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp giai đoạn 1946 - 1950.

- Năng lực nhận thức và tư duy lịch sử thông qua việc giải thích, phân tích được đường lối cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của Đảng và mô tả được những thắng lợi tiêu biểu trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp giai đoạn 1946 - 1950.

3. Phẩm chất.

- Yêu nước, trân trọng giá trị của hoà bình và ý thức trách nhiệm đối với việc gìn giữ độc lập, tự do của dân tộc; từ đó lên án các hành động bạo lực vũ trang, phá hoại giá trị hoà bình của nhân loại.

- Trung thực, sáng tạo, chăm chỉ, trách nhiệm, có ý thức tìm tòi, khám phá lịch sử.

- Biết ơn sự hi sinh dũng cảm vì độc lập, tự do của các anh hùng liệt sĩ.

Quảng cáo

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU.

- SGK, SGV, SBT Lịch sử và Địa lí 9 - bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống.

- Tranh, ảnh về cuộc chiến đấu ở Hà Nội năm 1946, chiến dịch Việt Bắc 1947, chiến dịch Biên giới 1950.

- Một số phim điện ảnh: Hà Nội mùa đông năm 1946; Đào, phở và piano; phim tài liệu: Hà Nội mùa đông năm 1946, trở lại thủ đô kháng chiến, Chiến dịch Việt Bắc - Thu Đông 1947,...

- Computer, projector hoặc smart tivi, internet...

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.

1. Hoạt động mở đầu.

a) Mục tiêu

HS trình bày được khái quát tình hình nước ta sau khi thực dân Pháp đưa quân ra Bắc, sự bùng nổ của cuộc kháng chiến toàn quốc và giai đoạn đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.

Quảng cáo

b) Tổ chức thực hiện

* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ.

- Phương án 1: GV sử dụng phần Mở đầu trong SGK để dẫn dắt vào bài học.

- Phương án 2: GV có thể cho HS xem một đoạn trong bộ phim Hà Nội mùa đông năm 1946 hoặc các hình ảnh về Hà Nội năm 1946 và trả lời các câu hỏi: Tại sao cuộc kháng chiến toàn quốc bùng nổ vào tháng 12 - 1946? Theo em, dân tộc ta đã vượt qua những khó khăn nào trong giai đoạn đầu của cuộc kháng chiến?

* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ.

- Phương án 1: HS đọc SGK, vận dụng hiểu biết của bản thân để trả lời câu hỏi.

- Phương án 2: HS xem phim, suy nghĩ trả lời câu hỏi.

Bước 3: Báo cáo, thảo

GV gọi 1 - 2 HS trả lời câu hỏi. HS có thể trả lời đúng hoặc chỉ được một ý của câu hỏi.

* Bước 4: Kết luận, chốt kiến thức.

GV nhận xét và căn cứ vào câu trả lời của HS để chọn ý dẫn dắt vào bài học.

2. Hoạt động 2. Hình thành kiến thức mới..

2.1. Hoạt động 1: Tìm hiểu sự bùng nổ của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược

2.1.1. Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu nguyên nhân bùng nổ cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược

a) Mục tiêu

HS nêu được một số hoạt động thể hiện âm mưu xâm lược toàn bộ Việt Nam của thực dân Pháp, từ đó giải thích được nguyên nhân bùng nổ cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược.

b) Tổ chức thực hiện

* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ.

- GV chia lớp thành 2 nhóm, mỗi nhóm thực hiện một nhiệm vụ:

+ Nhóm 1: Tìm hiểu âm mưu xâm lược toàn bộ Việt Nam của thực dân Pháp.

+ Nhóm 2: Tìm hiểu nguyên nhân bùng nổ cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược.

* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ.

- Nhiệm vụ 1: HS đọc thông tin SGK, thảo luận để thực hiện yêu cầu.

- Nhiệm vụ 2: HS khai thác thông tin nêu được nguyên nhân.

* Bước 3: Báo cáo, thảo luận.

GV gọi đại diện 2 nhóm báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ.

* Bước 4: Kết luận, chốt kiến thức.

GV nhận xét câu trả lời của HS và chốt kiến thức: Mặc dù đã kí các hiệp ước, hiệp định nhưng thực dân Pháp đã bội ước, liên tiếp có những hành động gây hấn, khiêu khích và vi phạm các văn bản kí kết như: gây ra vụ thảm sát ở phố Hàng Bún và phố Yên Ninh (Hà Nội), liên tiếp gửi các tối hậu thư đòi Chính phủ ta giải tán lực lượng tự vệ chiến đấu, để cho quân Pháp làm nhiệm vụ giữ gìn trị an ở Hà Nội và quyền kiểm soát Thủ đô. Trước tình hình đó, Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đã nỗ lực tìm kiếm hoà bình nhưng không được hồi đáp. Nhân dân Việt Nam không còn con đường nào khác là phải đứng lên đấu tranh bảo vệ nền độc lập dân tộc.

2.1.2. Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp

a) Mục tiêu.

HS trình bày được nội dung chính và giải thích được đường lối kháng chiến của Đảng, từ đó rút ra được tính đúng đắn của đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp.

b) Tổ chức thực hiện.

* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ.

GV cho HS khai thác Tư liệu 1 và thông tin trong mục để thực hiện yêu cầu: Hãy trình bày nội dung và giải thích đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của Đảng. GV có thể chia lớp thành 2 nhóm, mỗi nhóm thực hiện một nhiệm vụ:

+ Nhóm 1: Tìm hiểu về nội dung đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp.

+ Nhóm 2: Giải thích đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của Đảng.

* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ.

HS đọc SGK, thảo luận thực hiện nhiệm vụ được giao.

* Bước 3: Báo cáo, thảo luận.

GV gọi đại diện các nhóm trình bày trước lớp.

* Bước 4: Kết luận, chốt kiến thức.

GV nhận xét, bổ sung và chốt lại nội dung cơ bản của đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp là toàn dân, toàn diện, trường kì, tự lực cánh sinh và tranh thủ sự giúp đỡ của quốc tế.

GV giải thích để HS hiểu rõ:

+ Toàn dân là động viên và huy động tới mức cao nhất sức mạnh của dân tộc, của cả nước vào cuộc kháng chiến: bất kì đàn ông, đàn bà, người già, người trẻ, không chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc.

+ Toàn diện là đánh địch bằng tất cả những gì có thể, trên tất cả các mặt trận (kinh tế, chính trị, văn hoá, quân sự, ngoại giao) với tinh thần mỗi đường phố là một mặt trận, mỗi làng quê là một pháo đài và mỗi người dân là một chiến sĩ.

+ Trường kì kháng chiến là đánh lâu dài nhằm đối chọi và làm phá sản âm mưu của thực dân Pháp.

................................

................................

................................

Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Giáo án Lịch Sử 9 Kết nối tri thức mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:

Xem thử

Xem thêm các bài soạn Giáo án Lịch Sử lớp 9 Kết nối tri thức hay, chuẩn khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH ĐỀ THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 9

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và sách dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giáo án Lịch Sử lớp 9 chuẩn nhất của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Lịch Sử 9 theo chuẩn Giáo án của Bộ GD & ĐT.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Đề thi, giáo án lớp 9 sách mới các môn học
Tài liệu giáo viên