Giáo án Lịch Sử 9 Kết nối tri thức Bài 11: Nước Mỹ và Tây Âu từ năm 1945 đến năm 1991

Giáo án Lịch Sử 9 Kết nối tri thức Bài 11: Nước Mỹ và Tây Âu từ năm 1945 đến năm 1991

Xem thử

Chỉ từ 400k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Lịch Sử 9 Kết nối tri thức (cả năm) bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt:

Quảng cáo

I. MỤC TIÊU.

1. Kiến thức.

Nêu được những nét chính về chính trị, kinh tế của nước Mỹ và các nước Tây Âu từ năm 1945 đến năm 1991.

2. Năng lực.

2.1. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ và tự học qua việc đọc SGK, trả lời câu hỏi hoặc tìm hiểu bài trước khi đến lớp theo hướng dẫn của GV.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác qua hoạt động thảo luận nhóm hoặc cặp đôi để thực hiện các nhiệm vụ học tập.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo qua việc thực hiện nhiệm vụ mang tính thực tiễn.

2.2. Năng lực đặc thù.

- Năng lực tìm hiểu lịch sử thông qua quan sát tranh, ảnh, biểu đồ, bảng; khai thác tư liệu để tìm hiểu về nước Mỹ và các nước Tây Âu từ năm 1945 đến năm 1991.

Quảng cáo

- Năng lực nhận thức và tư duy lịch sử thông qua việc nêu được những nét chính về chính trị, kinh tế của Mỹ và các nước Tây Âu từ năm 1945 đến năm 1991.

- Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng thông qua việc sưu tầm tư liệu để giới thiệu về nước Mỹ và các nước Tây Âu từ năm 1945 đến năm 1991.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU.

- SGK, SGV, SBT Lịch sử và Địa lí 9 - bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống.

- Tranh ảnh, biểu đồ, bảng (bản in hoặc slide trình chiếu), tư liệu về tình hình chính trị, kinh tế của Mỹ và các nước Tây Âu

- Lược đồ theo Danh mục thiết bị dạy học tối thiếu cấp THCS.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.

1. Hoạt động mở đầu.

a) Mục tiêu

Kết nối những điều HS đã biết với những điều HS chưa biết, tạo tâm thể hứng khởi, kích thích sự tò mò mong muốn tìm hiể’u nội dung bài học mới.

Quảng cáo

b) Tổ chức thực hiện

* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ.

- Phương án 1: GV sử dụng phần Mở đầu trong SGK để dẫn dắt vào bài học.

- Phương án 2: GV nêu câu hỏi để’ HS liên hệ từ hiể’u biết về thực tiễn tình hình thế giới hiện nay và trả lời: Theo em, quốc gia nào là siêu cường lớn mạnh nhất thế giới? Khu vực nào phát triển nhất thế giới hiện nay? Hãy chia sẻ những điêu em biết về tình hình chính trị, kinh tế của quốc gia và khu vực đó.

* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ.

HS dựa vào kiến thức đã học ở bài 9 và những hiểu biết của mình để trả lời câu hỏi và chia sẻ điều mình biết về tình hình chính trị, kinh tế của nước đó từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến năm 1991.

* Bước 3: Báo cáo, thảo luận.

GV gọi 2 - 3 HS trả lời, các HS khác lắng nghe, nhận xét và bổ sung thêm ý kiến.

* Bước 4: Kết luận, chốt kiến thức.

GV nhận xét câu trả lời của HS, chọn ý trả lời để dẫn dắt vào bài học.

Quảng cáo

2. Hình thành kiến thức mới.

2.1. Hoạt động 1: Tim hiểu về tình hình chính trị, kinh tế của nước Mỹ từ năm 1945 đến năm 1991

a) Mục tiêu

HS nêu được nét chính về tình hình chính trị, kinh tế của Mỹ từ năm 1945 đến năm 1991 và giải thích được (ở mức độ đơn giản) về sự suy giảm vị thế của nước Mỹ trên thế giới.

b) Tổ chức thực hiện

* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ.

GV giao nhiệm vụ: Nêu nét chính về tình hình chính trị, kinh tế Mỹ từ năm 1945 đến năm 1991. GV có thể’ chia lớp thành 2 nhóm, tìm hiểu để hoàn thành Phiếu học tập (theo gợi ý dưới đây).

+ Nhóm 1: Tìm hiểu về tình hình chính trị.

+ Nhóm 2: Tìm hiểu về tình hình kinh tế Mỹ từ năm 1945 đến năm 1991.

PHIẾU HỌC TẬP

Lĩnh vực

Nét chính

Chính trị

 

Kinh tế

 

* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ.

HS khai thác các hình 11.3, 11. 4 và 11.5 và thông tin trong SGK để hoàn thành Phiếu học tập.

* Bước 3: Báo cáo, thảo luận.

GV gọi đại diện 2 nhóm lần lượt lên bảng hoàn thành Phiếu học tập. Các thành viên trong nhóm có thể bổ sung thêm (nếu có).

* Bước 4: Kết luận, chốt kiến thức.

GV nhận xét Phiếu học tập của 2 nhóm và chốt lại những nét chính về tình hình chính trị, kinh tế của Mỹ từ năm 1945 đến năm 1991:

+ Về chính trị: Duy trì nền dân chủ tư sản với chế độ hai đảng thay nhau cầm quyền (Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hoà), thực hiện chính sách đối nội nhất quán và chính sách đối ngoại với trọng tâm là Chiến lược toàn cầu,...

Từ những năm 70 của thế kỉ XX, Mỹ tìm cách cải thiện quan hệ với Liên Xô (hạn chế chạy đua vũ trang) và với Trung Quốc (Tổng thống Ních-xơn thăm Trung Quốc). Năm 1989, Mỹ và Liên Xô cùng tuyên bố chấm dứt Chiến tranh lạnh.

+ Kinh tế; Từ năm 1945 đến năm 1991, Mỹ vẫn luôn giữ vững vị thế cường quốc kinh tế số một thế giới, nhưng tỉ trọng kinh tế của Mỹ trong nền kinh tế thế giới giảm dần do sự vươn lên của các nước Tây Âu và Nhật Bản.

* Bước 5: Mở rộng.

GV có thể đặt thêm câu hỏi mở rộng cho cá nhân HS: Vì sao trong giai đoạn 1945 - 1950, nền kinh tế Mỹ chiếm ưu thế tuyệt đối trong nền kinh tế thế giới, nhưng đến giai đoạn 1950 - 1991 không còn chiếm ưu thế tuyệt đối nữa?

GV hướng dẫn để HS giải thích được: Giai đoạn 1945 - 1950, kinh tế Mỹ chiếm ưu thế tuyệt đối vì ít bị thiệt hại bởi chiến tranh (không bị tàn phá trực tiếp), trong khi các nước tư bản Tây Âu, Nhật Bản chịu thiệt hại nặng nề bởi chiến tranh nên nền kinh tế suy kiệt. Mỹ có điều kiện phát triển kinh tế khi đề ra và thực hiện Kế hoạch Mác-san (1947 - 1952) nhằm phục hưng châu Âu, Tây Âu trở thành thị trường tiêu thụ hàng hoá đã kích thích nền kinh tế Mỹ phát triển. Giai đoạn 1950 - 1991, kinh tế Mỹ không còn chiếm ưu thế tuyệt đối nữa là do nền kinh tế của các nước Tây Âu và Nhật Bản được phục hồi, sau đó phát triển nhanh chóng, cạnh tranh trực tiếp với Mỹ; trong giai đoạn này, ở Mỹ cũng diễn ra các cuộc khủng hoảng suy thoái vào các năm 1953 - 1954, 1957 - 1958,... và những khoản chi phí lớn cho các cuộc chiến tranh xâm lược của Mỹ.

2.2. Hoạt động 2: Tìm hiểu về tình hình chính trị, kinh tế của Tây Âu từ năm 1945 đến năm 1991.

a) Mục tiêu

HS trình bày được nét chính về tình hình chính trị, kinh tế của các nước Tây Âu từ năm 1945 đến năm 1991, từ đó chứng minh được sự phát triển của các nước Tây Âu qua các giai đoạn.

b) Tổ chức thực hiện

* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ.

GV tổ chức cho HS làm việc cặp đôi, khai thác thông tin bảng tóm tắt trong SGK để thực hiện nhiệm vụ: Trình bày nét chính về tình hình chính trị, kinh tế của các nước Tây Âu từ năm 1945 đến năm 1991.

* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ.

HS làm việc theo cặp: Think - Pair - Share (Suy nghĩ - Theo cặp - Chia sẻ).

* Bước 3: Báo cáo, thảo luận.

GV gọi 1 - 2 cặp đôi trình bày nét chính về tình hình chính trị và 1 - 2 cặp đôi trình bày nét chính về tình hình kinh tế. Các HS khác lắng nghe, nhận xét và bổ sung (nếu có).

* Bước 4: Kết luận, chốt kiến thức.

GV nhận xét và chốt lại nét chính về tình hình chính trị, kinh tế của các nước Tây Âu thể hiện qua 3 giai đoạn:

+ Giai đoạn 1945 - 1950: các nước Tây Âu suy yếu cả về chính trị và kinh tế và phải lệ thuộc chặt chẽ vào Mỹ (tham gia NATO đặt dưới sự lãnh đạo của Mỹ, nhận viện trợ của Mỹ theo Kế hoạch Mác-san).

................................

................................

................................

Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Giáo án Lịch Sử 9 Kết nối tri thức mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:

Xem thử

Xem thêm các bài soạn Giáo án Lịch Sử lớp 9 Kết nối tri thức hay, chuẩn khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH ĐỀ THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 9

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và sách dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giáo án Lịch Sử lớp 9 chuẩn nhất của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Lịch Sử 9 theo chuẩn Giáo án của Bộ GD & ĐT.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Đề thi, giáo án lớp 9 sách mới các môn học
Tài liệu giáo viên