Giáo án bài Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp - Giáo án Ngữ văn lớp 9

Giáo án bài Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp

I. Mục tiêu bài học

Thông qua bài học giúp học sinh hiểu đuợc:

1. Kiến thức

- Cách dẫn trực tiếp và lời dẫn trực tiếp.Cách dãn gián tiếp và lời dẫn gián tiếp.

- Biết lựa chọn cách dẫn thích hợp trong từng hoàn cảnh g/t cụ thể

2. Kĩ năng

- Nhận ra đc cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp.

- Sử dụng đc cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp trong quá trình tạo lập vb.

3. Thái độ

- Có ý thức sử dụng lời dẫn trực tiếp,gián tiếp trong nói và viết.

II. Chuẩn bị tài liệu

1. Giáo viên

   + Soạn bài, đọc tài liệu tham khảo, tài liệu chuẩn kiến thức kĩ năng.

2. Học sinh

   + Đọc trước bài, chuẩn bị bài ( trả lời câu hỏi sgk)

III. Tiến trình tổ chức dạy học

1. Ổn định tổ chức

Kiểm diện: Sĩ số

9A:

9C:

2. Kiểm tra

- Nhận xét về hệ thống từ ngữ xưng hô và nêu cách dùng từ ngữ xưng hô trong hội thoại ?Làm bài tập 4 sgk ?

- Kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh.

3. Bài mới

- Khi tạo tập văn bản viết, ta thường dẫn lời nói hay ý nghĩ của một người, một nhân vật. Song các dẫn đó của ta đã đúng hay chưa? Có những cách dẫn nào; để tìm hiểu về vấn đề này, mời các em sẽ tìm hiểu bài học hôm nay.

Hoạt động của GV và HS Kiến thức cần đạt

HĐ1. Tìm hiểu cách dẫn trực tiếp:

- Cho hs đọc và xđ y/c bài tập.

H: Trong ý (a) bộ phận in đậm là lời nói hay ý nghĩ của nv?

H: Nó được ngăn cách với phần đứng trước bởi dấu gì?

H: Trong ý( b) bộ phận in đậm là lời nói hay ý nghĩ của nv?

H: Nó được ngăn cách với phần đứng trước bởi dấu gì?

H: Nếu ta đảo vị trí giữa phần in đậm và phần trước nó ta phải phân biệt chúng bởi dấu gì?

H: Vậy lời nói và ý nghĩ của nhân vật trong hai đoạn trích trên được dẫn nguyên vẹn hay đã chỉnh lại theo cách hiểu của người nói?

H: Em rút ra kết luận gì về cách dẫn trực tiếp? Người ta đánh dấu lời dẫn trực tiếp như thế nào?

I. Cách dẫn trực tiếp :

1. Bài tập

* Nhận xét :

a. Phần in đậm là lời nói của nv, được ngăn cách với phần đứng trước bằng dấu hai chấm và dấu ngoặc kép.

b. Phần in đậm là ý nghĩ của nv, được ngăn cách với phần đứng trước bằng dấu hai chấm và được đặt trong dấu dấu ngoặc kép .

- Có thể đảo vị trí 2 bộ phận trên nhưng ta phải thêm dấu gạch ngang và phần trích vẫn đặt trong dấu ngoặc kép.

2. KL: Lời nói và ý nghĩ nv được dẫn nguyên văn không thêm hoặc bớt

⇒ cách dẫn trực tiếp (lời dẫn được đặt trong dấu ngoặc kép).

HĐ2. Tìm hiểu cách dẫn gián tiếp:

- Cho hs đọc và xđ y/c bài tập

- T/c hs thảo luận nhóm :

H: Trong 2 đoạn trích phần in đậm là lời nói hay ý nghĩ ?Nó được ngăn cách với phần đứng trước bằng dấu gì không?

H: Ta có thể thay thế từ “ rằng” bằng từ nào?

H: Em nhận xét về cách dẫn lời nói và ý nghĩ của nv trong trường hợp này có giống với các trường hợp ở mục I không?

H: Em rút ra kết luận gì về cách dẫn gián tiếp? Người ta đánh dấu lời dẫn gián tiếp như thế nào?

- HS đọc ghi nhớ sgk

II. Cách dẫn gián tiếp :

1. Bài tập

* Nhận xét:

a. Phần in đậm là lời nói của nv.

b. Phần in đậm là ý nghĩ của nv

- Phía trước có từ “rằng” không có dấu ngăn cách

⇒ Có thể thay thế từ “rằng” bằng từ “là”.

2. KLuận: Lời nói và ý nghĩ của nhân vật khi trích dẫn đã đc được điều chỉnh cho thích hợp theo cách nói của người dẫn.

⇒ Cách dẫn gián tiếp

- Dùng từ (rằng) hoặc (là) trước khi dẫn lời hay ý nghĩ của nv.

2. Ghi nhớ: SGK/T54

HĐ3. HDHS luyện tập:

H: Tìm lời dẫn và x/đ đó là lời nói hay ý nghĩ được dẫn?

- GV nhận xét đưa ra đáp án

- HS đọc bài và x/đ y/c bt

- Y/c hs viết đoạn văn

- HS nhận xét

- GV nhận xét

- Gv hướng dẫn hs làm bt3 Chuyển lời dẫn trực tiếp thành cách gián tiếp.

III. Luyện tập:

1. Bài tập 1 (54)

- Cả hai trường hợp đều là dẫn trực tiếp

   + Ví dụ a: là dẫn ý nghĩ “A lão già tệ lắm … thế này à.”

   + Ví dụ b: là dẫn ý nghĩ “Cái vườn….còn rẻ cả…”

2. Bài tập 2 (54)

   + Dẫn trực tiếp: Trong “Báo cáo…”, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhắc nhở “chúng ta phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dt vì các vị ấy là tiêu biểu của một dt anh hùng.”

   + Dẫn gián tiếp: Trong “Báo cáo…”, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định rằng chúng ta hãy…dân tộc anh hùng

Bài tập 3 (55)

Vũ Nương nhờ Phan Lang nói với chồng nàng rằng: nếu chàng Trương còn giữ chút tình xưa nghĩa cũ thì hãy lập một đàn giải oan… VN sẽ trở về.

4. Củng cố - luyện tập

- Nội dung:

   + Lời dẫn gián tiếp? Cho ví dụ.

   + Lời dẫn trực tiếp? Cho ví dụ.

5. Hướng dẫn học sinh về nhà:

- Học bài

   + Xem lại cácbài tập.

- Làm bài tập: Chuyển các lời dẫn trực tiếp thành lời dẫn gián tiếp và chuyển đoạn hội thoại sau thành một đoạn văn kể chuyện: “Sinh dỗ dành → Chẳng bao giờ bế Đản cả”

- Chuẩn bị bài: “Luyện tập tóm tắt văn bản TS”

Xem thêm các bài soạn Giáo án Ngữ văn lớp 9 mới nhất, chuẩn nhất khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH ĐỀ THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 9

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và sách dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giáo án Ngữ văn lớp 9 chuẩn nhất của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Ngữ văn 9 Tập 1 và Tập 2 theo chuẩn Giáo án của Bộ GD & ĐT.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Đề thi, giáo án lớp 9 sách mới các môn học
Tài liệu giáo viên