Giáo án bài Đọc - Văn 9 Chân trời sáng tạo

Với giáo án bài Đọc Ngữ văn lớp 9 Chân trời sáng tạo mới, chuẩn nhất theo mẫu Kế hoạch bài dạy (KHBD) chuẩn của Bộ GD&ĐT sẽ giúp Giáo viên dễ dàng soạn giáo án Văn 9.

Giáo án bài Đọc - Chân trời sáng tạo

Xem thử

Chỉ từ 500k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Văn 9 Chân trời sáng tạo (cả năm) bản word phong cách hiện đại, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

Quảng cáo

I. MỤC TIÊU

Sau khi học xong bài học này, HS có thể:

1. Năng lực

1.1. Năng lực chung

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết lắng nghe và có phản hồi tích cực trong giao tiếp.

1.2.Năng lực đặc thù: Tự chủ và tự học: Biết chủ động, tích cực thực hiện những công việc của bản thân trong học tập.

– Hệ thống được những kiến thức, kĩ năng đã học trong học kì I.

– Vận dụng được những kiến thức, kĩ năng đã học trong học kì I để giải quyết những tình huống tương tự.

2. Phẩm chất:

- Chăm chỉ: Thường xuyên hoàn thành nhiệm vụ học tập.

II. KIẾN THỨC

– Một số hiểu biết về lịch sử văn học Việt Nam.

– Đặc trưng của các loại/ thể loại: thơ; VB nghị luận; VB thông tin giới thiệu một danh lam thắng cảnh hay di tích lịch sử; truyện truyền kì, truyện thơ.

Quảng cáo

– Tiếng Việt: Biện pháp tu từ chơi chữ, điệp thanh, điệp vần; cách tham khảo và trách dẫn tài liệu để tránh đạo văn; phương tiện phi ngôn ngữ; cách dẫn trực tiếp, cách dẫn gián tiếp và việc sử dụng dấu câu; một số hiểu biết sơ giản về chữ viết tiếng Việt: chữ Nôm và chữ Quốc ngữ; điển tích, điển cố.

– Cách VB theo đặc trưng các loại/ thể loại như: thơ; VB nghị luận; VB thông tin giới thiệu một danh lam thắng cảnh hay di tích lịch sử; truyện truyền kì, truyện thơ.

III. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

– SGK, SGV.

– Máy chiếu hoặc bảng đa phương tiện dùng chiếu PHT, sơ đồ, biểu bảng,…

– Giấy A1 để HS trình bày kết quả làm việc nhóm.

– PHT: GV có thể chuyển một số câu hỏi trong SGK thành PHT.

– Sơ đồ, biểu bảng.

– Bảng kiểm đánh giá thái độ làm việc nhóm, rubric chấm câu trả lời/ PHT của HS.

IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG ÔN TẬP NỘI DUNG ĐỌC HIỂU VĂN BẢN VÀ TIẾNG VIỆT

a. Mục tiêu:

– Hệ thống hoá những đặc trưng của các thể loại đã học trong học kì I.

Quảng cáo

– Vận dụng kiến thức về tiếng Việt để giải quyết nhiệm vụ đọc hiểu.

– Biết lắng nghe và có phản hồi tích cực trong giao tiếp.

b. Sản phẩm:

- Câu trả lời của HS về nhiệm vụ học tập của phần Đọc và tiếng Việt.

c. Tổ chức thực hiện:

* Giao nhiệm vụ học tập:

– Ở nhà: Nhóm 2 HS trả lời các câu hỏi ôn tập phần Đọc trong và phần tiếng Việt trong SGK.

– Trên lớp: Nhóm 4 HS (gộp 2 cặp HS lại) trao đổi kết quả làm việc ở nhà với nhau.

Lưu ý về phần Đọc:

Câu 4: HS xem lại mục Đôi nét về lịch sử văn học Việt Nam, Bài 5. Khát vọng công lí trước khi thực hiện nhiệm vụ học tập. Tiếp theo, HS rà soát lại trong số những VB đã học ở học kì I, xác định VB nào là VB văn học của văn học Việt Nam, sau đó dựa vào phương thức và phương tiện sáng tác, lưu truyền để phân loại và sắp xếp các VB vào bảng tóm tắt theo yêu cầu của bài tập.

Câu 5: HS xem lại đặc điểm của các loại/ thể loại VB đã học ở học kì I để thực hiện nhiệm vụ.

Quảng cáo

Câu 6: HS xem lại mục Truyện truyền kì của phần Tri thức Ngữ văn (Bài 9). Con người trong thế giới kì ảo và mục Truyện thơ Nôm của phần Tri thức Ngữ văn (Bài 5). Khát vọng công lí để thực hiện nhiệm vụ.

Câu 7: Trước tiên, cá nhân HS xem lại kết quả đọc hiểu từng VB Đọc mở rộng theo thể loại ở từng bài học để thực hiện nhiệm vụ học tập. Từng cá nhân HS chỉ cần chỉ ra tối thiểu một nét đặc sắc về nội dung và hình thức ở từng VB. Sau đó, HS trao đổi theo nhóm để chia sẻ kết quả đọc mở rộng với nhau.

Câu 8: HS xem lại đơn vị bài học có liên quan đến VB nghị luận và VB thông tin; từ đó rút ra những kinh nghiệm cụ thể ứng với việc học đọc hiểu từng loại VB. Để làm tốt câu hỏi này, HS cần xem lại hồ sơ đọc lưu trữ hoặc tài liệu ghi chép/ nội dung thực hiện các nhiệm vụ học tập về phần Đọc đã hoàn thành ở từng bài học. HS chỉ cần nêu được ít nhất một kinh nghiệm ở từng bài học, mỗi kinh nghiệm nên được trình bày dưới dạng một cụm động từ.

* Thực hiện nhiệm vụ: Nhóm 2 HS thực hiện nhiệm vụ ở nhà.

* Báo cáo, thảo luận:

– Trước tiên: nhóm 2 HS trao đổi bài trong nhóm 4 HS. Các nhóm 2 HS sẽ bổ sung, điều chỉnh kết quả làm việc ở nhà dựa trên nội dung trao đổi.

– Sau đó, đại diện một vài nhóm 4 HS trình bày nội dung trả lời của mình theo từng câu hỏi. Các nhóm HS khác trao đổi, nhận xét, bổ sung.

* Kết luận, nhận định:

– GV nhận xét thái độ và kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập ở nhà của các nhóm HS.

– GV nhận xét câu trả lời của HS, kết luận theo gợi ý tham khảo sau:

PHẦN ĐỌC

Câu 1:

– Đặc điểm của ngôn ngữ thơ: HS tham khảo mục Ngôn ngữ thơphần Tri thức Ngữ văn, Bài 1. Thương nhớ quê hương.

– Khi đọc thơ, cần đọc thành tiếng/ đọc diễn cảm để làm sống dậy hiệu quả tác động của các yếu tố như vần, nhịp, thanh điệu, đối,… của ngôn ngữ thơ; đồng thời giúp người đọc hình dung, cảm nhận rõ hơn về thế giới nội tâm của nhà thơ được thể hiện qua ngôn ngữ thơ. Từ đó, ngôn ngữ thơ có thể dễ dàng tác động trực tiếp đến cảm xúc của người đọc.

Câu 2: Đáp án D.

Câu 3: Đáp án A.

Câu 4:

Các bộ phận của văn học Việt Nam

Tên văn bản văn học đã học ở học kì I

Văn học dân gian

Không có

Văn học viết

Văn học chữ Hán

Chuyện người con gái Nam Xương (Nguyễn Dữ)

Truyện lạ nhà thuyền chài (Lê Thánh Tông)

Văn học chữ Nôm

Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga (Trích Truyện Lục Vân Tiên, Nguyễn Đình Chiểu)

Thuý Kiều báo ân, báo oán (Trích Truyện Kiều, Nguyễn Du)

Tiếng đàn giải oan (Truyện thơ Nôm khuyết danh)

Văn học chữ Quốc ngữ

Quê hương (Tế Hanh)

Bếp lửa (Bằng Việt)

Vẻ đẹp của Sông Đà (Nguyễn Tuân)

Mùa xuân nho nhỏ (Thanh Hải)

Sơn Tinh, Thuỷ Tinh (Nguyễn Nhược Pháp)

Câu 5:

1. Truyện thơ;

2. Truyện truyền kì;

3. VB giới thiệu một danh lam thắng cảnh hoặc di tích lịch sử;

4. VB nghị luận;

5. Thơ;

6. Bài phỏng vấn.

Câu 6:

Nội dung so sánh

Truyện truyền kì

Truyện thơ Nôm

Điểm giống nhau

Thể loại tự sự của văn học viết

Điểm khác nhau

- Viết bằng chữ Hán

- Thể loại tự sự được viết bằng văn xuôi, phát triển mạnh ở thế kỉ XVI – XVII.

- Cốt truyện: Thường sử dụng yếu tố kì ảo, tạo nên những biến đổi bất ngờ và hợp lí hoá những điều ngẫu nhiên, bất bình thường.

- Nhân vật:……

-…

- Viết bằng chữ Nôm

- Thể loại tự sự được viết bằng văn vần, chủ yếu là thể thơ lục bát, phát triển mạnh vào cuối thế kỉ XVIII và thế kỉ XIX

- Cốt truyện: Thường theo một trong hai mô hình: gặp gỡ (hội ngộ) – tai biến (lưu lạc) – đoàn tụ (đoàn viên), hoặc mô hình nhân – quả (ở hiền gặp lành, ở ác gặp dữ)

- Nhân vật:…

–…

Câu 7: HS tự thực hiện.

Câu 8: HS tự thực hiện.

................................

................................

................................

(Nguồn: NXB Giáo dục)

Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí có trong bộ Giáo án Văn 9 Chân trời sáng tạo mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:

Xem thử

Xem thêm các bài soạn Giáo án Ngữ văn lớp 9 Chân trời sáng tạo hay, chuẩn khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH ĐỀ THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 9

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và sách dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giáo án Ngữ văn lớp 9 chuẩn nhất của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Ngữ văn 9 Tập 1 và Tập 2 theo chuẩn Giáo án của Bộ GD & ĐT.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Đề thi, giáo án lớp 9 sách mới các môn học
Tài liệu giáo viên