Giáo án bài Thực hành tiếng Việt trang 41 Tập 2 - Cánh diều

Với giáo án bài Thực hành tiếng Việt trang 41 Tập 2 Ngữ văn lớp 9 Cánh diều mới, chuẩn nhất theo mẫu Kế hoạch bài dạy (KHBD) chuẩn của Bộ GD&ĐT sẽ giúp Giáo viên dễ dàng soạn giáo án Văn 9.

Giáo án bài Thực hành tiếng Việt trang 41 Tập 2 - Cánh diều

Xem thử

Chỉ từ 350k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Văn 9 Cánh diều (cả năm) bản word phong cách hiện đại, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

Quảng cáo

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt:

- Nhận biết và phân tích được các biện pháp tu từ chơi chữ, điệp thanh, điệp vần.

- Xác định và phân tích được tác dụng của các biện pháp tu từ chơi chữ, điệp thanh, điệp vần.

2. Năng lực

a. Năng lực chung

- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...

b. Năng lực riêng biệt:

- Năng lực nhận diện cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp trong đoạn văn/ văn bản.

3. Phẩm chất:

- Có ý thức vận dụng kiến thức vào giao tiếp và tạo lập văn bản.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của GV

Quảng cáo

- Giáo án;

- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;

- Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;

- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà;

2. Chuẩn bị của HS: SGK, SBT Ngữ văn 9, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.

b. Nội dung: GV trình bày vấn đề.

c. Sản phẩm: câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

- GV tổ chức hoạt động tìm hiểu kiến thức

- Từ chia sẻ của HS, GV dẫn dắt vào bài học mới: Chúng ta sẽ tìm hiểu trong bài ngày hôm nay, Thực hành tiếng Việt trang 41.

Quảng cáo

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC 

a. Mục tiêu:

- Nhận biết và phân tích được các biện pháp tu từ chơi chữ, điệp thanh, điệp vần.

- Xác định và phân tích được tác dụng của các biện pháp tu từ chơi chữ, điệp thanh, điệp vần.

b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

* NV1:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV đặt câu hỏi:

+ Trình bày hiểu biết của em về các biện pháp tu từ chơi chữ, điệp thanh và điệp vần.

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

- HS thực hiện nhiệm vụ

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- HS trình bày sản phẩm thảo luận

- GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức → Ghi lên bảng.

* Các biện pháp tu từ chơi chữ, điệp thanh, điệp vần.

- Chơi chữ là biện pháp tu từ thể hiện ở việc người nói (người viết) khai thác nét đặc sắc về mặt ngữ âm, chữ viết, ngữ nghĩa của các từ ngữ để tạo nên sự bất ngờ, làm cho câu nói dí dỏm, hài hước và thú vị… Chơi chữ thường được sử dụng trong ngôn ngữ sinh hoạt hằng ngày và trong văn chương, đặc biệt là trong thơ trào phúng, tục ngữ, ca dao, câu đối, câu đố.

Các lối chơi chữ thường gặp là:

+ Dùng từ ngữ đồng âm. Ví dụ: “Ruồi đậu mâm xôi đậu – Kiến đĩa thịt .” (Câu đối).

+ Dùng lối nói trại âm (gần âm). Ví dụ: “Sánh với Na-va (Navarre) “ranh tướng” Pháp / Tiếng tăm nồng nặc ở Đông Dương.” (Tú Mỡ)

+ Dùng cách điệp âm. Ví dụ: “Mênh mông muôn mẫu một màu mưa / Mỏi mắt miên man mãi mịt mờ.” (Tú Mỡ)

+ Dùng lối nói lái. Ví dụ: “Kiển tố vừa đố giừa giảng.” (Câu đố)

+ Dùng từ đa nghĩa, đồng nghĩa, trái nghĩa. Ví dụ, dùng từ đa nghĩa để tạo ra hai cách hiểu: “Còn trời, còn nước, còn non / Còn cô bán rượu, anh còn say sưa.” (Ca dao)

+ Sử dụng các tiếng hay từ chỉ những sự vật có quan hệ gần gũi với nhau. Ví dụ: “Con trai Văn Cốc, lên dốc bắn , đứng lăm le, cười khanh khách. / Con gái Bát Tràng, bán hàng thịt ếch, ngồi chầu chẫu, nói ương ương.” (Câu đối)

- Điệp thanh là biện pháp tu từ thể hiện ở việc người nói (người viết) dùng lặp lại nhiều lần một kiểu thanh điệu ở các âm tiết nhằm tạo âm hưởng nhất định cho câu thơ, câu văn và nhấn mạnh vào một nghĩa nào đó. Ví dụ, trong câu thơ: “Sương nương theo theo trăng ngừng lưng trời / Tương tư nâng lòng lên chơi vơi.” (Xuân Diệu), việc lặp lại thanh bằng ở tất cả các âm tiết trong hai dòng thơ tạo nên âm hưởng nhẹ nhàng, chậm dãi; miêu tả tâm trạng lâng lâng của tâm hồn.

- Điệp vần là biện pháp tu từ thể hiện ở việc người nói (người viết) dùng lặp lại một vần ở tất cả các âm tiết đứng gần nhau nhằm tạo âm hưởng, vần điệu nhất định cho câu thơ, câu văn và nhấn mạnh vào một nghĩa nào đó. Ví dụ, trong câu thơ: “Anh dắt em vào cõi Bác xưa / Đường xoài hoa trắng nắng đu đưa.” (Tố Hữu), việc lặp lại vần ăng (có âm mũi ng gây ấn tượng vang) ở hai âm tiết đứng liền nhau (trắng nắng) trong dòng thơ thứ hai tạo nên ấn tượng những chùm hoa nối tiếp nhau đung đưa dưới nắng; miêu tả sinh động khung cảnh tươi đẹp, thanh bình của nơi Bác Hồ từng sống và làm việc.

Quảng cáo

................................

................................

................................

Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Văn 9 mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:

Xem thử

Xem thêm các bài soạn Giáo án Ngữ văn lớp 9 Cánh diều hay, chuẩn khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH ĐỀ THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 9

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và sách dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giáo án Ngữ văn lớp 9 chuẩn nhất của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Ngữ văn 9 Tập 1 và Tập 2 theo chuẩn Giáo án của Bộ GD & ĐT.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Đề thi, giáo án lớp 9 sách mới các môn học
Tài liệu giáo viên