Giáo án bài Tiếng nói của văn nghệ (Tiết 1) - Giáo án Ngữ văn lớp 9

Giáo án bài Tiếng nói của văn nghệ (Tiết 1)

I. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức

- Hiểu được nội dung của văn nghệ và sức mạnh kỳ diệu của nó đối với đời sống con người.

- Hiểu thêm cách viết bài văn nghị luận qua tác phẩm nghị luận ngắn gọn, chặt chẽ và giàu hình ảnh của Nguyễn Đình Thi.

2. Kĩ năng

- Rèn kỹ năng đọc, hiểu và phân tích văn bản nghị luận.

- Rèn luyện thêm cách viết một văn bản nghị luận.

3. Thái độ

- Thể hiện những suy nghĩ, tình cảm về một tác phẩm văn nghệ

II. Chuẩn bị tài liệu

1. Giáo viên

SGK. Sgv, đọc các tài liệu tham khảo liên quan, chuẩn kiến thức kĩ năng, soạn bài.

2. Học sinh

Chuẩn bị bài, đọc và trả lời các câu hỏi SGK.

III. Tiến trình tổ chức dạy học

1. Ổn định tổ chức

Sĩ số:

9A:

9B:

9C:

2. Kiểm tra đầu giờ: Sự chuẩn bị của học sinh.

H: tác giả Chu Quang Tiềm bàn về cách lựa chọn sách và phương pháp đọc sách như thế nào ?

3. Bài mới

Văn nghệ có nội dung và sức mạnh như thế nào? Nhà nghệ sỹ sáng tác tác phẩm với mục đích gì? Văn nghệ đến với người tiếp nhận bằng con đường nào? Nhà văn Nguyễn Đình Thi đã góp phần trả lời câu hỏi trên qua bài nghị luận “Tiếng nói của văn nghệ”.Văn bản mà chúng ta được tìm hiểu trong giờ học hôm nay.

Hoạt động của GV và HS Kiến thức cần đạt

HĐ1. HDHS đọc và tìm hiểu chú thích.

- GV hướng dẫn HS đọc.

- Yêu cầu đọc to, rõ, chính xác, diễn cảm.

- GV đọc mẫu - học sinh đọc.

- GV nhận xét học sinh đọc.

H: Dựa vào phần chú thích (*) SGK, hãy giới thiệu những nét chính về tác giả.

I. Đọc và tìm hiểu chú thích.

1. Đọc văn bản:

2. Chú thích:

a. Tác giả: Nguyễn Đình Thi (1924-2003)

- Quê ở Hà Nội

- Hoạt động văn nghệ khá đa dạng: làm thơ, viết văn, soạn kịch, sáng tác nhạc, viết lý luận phê bình…

- Năm 1996 Ông được Nhà nước tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.

H: Cho biết hoàn cảnh ra đời của văn bản.

- Chú ý các chú thích 1, 2, 3, 4, 6, 11.

b. Tác phẩm: Hoàn cảnh ra đời của tiểu luận “Tiếng nói của văn nghệ”.

- Viết năm 1948 - Trong thời kỳ chúng ta đang xây dựng một nền văn học nghệ thuật mới đậm đà tính dân tộc đại chúng, gắn bó với cuộc kháng chiến vĩ đại của nhân dân: Kháng chiến chống Pháp.

- In trong cuốn “Mấy vấn đề văn học” (XB năm 1956).

c. Chú thích(SGK)

HĐ2. HDHS đọc - hiểu văn bản:

H: Xác định kiểu văn bản?

H: Hãy tóm tắt hệ thống luận điểm ?

II. Đọc- hiểu văn bản:

1. Kiểu văn bản

- Kiểu văn bản nghị luận về một vấn đề văn nghệ.

2. Bố cục: Hệ thống luận điểm:

- Nội dung p/á thể hiện của văn nghệ: p/á thực tại khách quan đồngthời là những nhận thức mới mẻ, là tất cả tư tưởng, tình cảm cá nhân của người nghệ sĩ. Mỗi tác phẩm văn nghệ lớn là cách sống của tâm hồn từ đó làm thay đổi hẳn mắt ta nhìn, óc ta nghĩ.

- Tiếng nói của văn nghệ rất cần thiết đối với đời sống của con người, nhất là trong hoàn cảnh chiến đấu, sản xuất vô cùng gian khổ của dân tộc.

- Văn nghệ có khả năng cảm hoá,sức mạnh lôi cuốn của nó thật là kỳ diệu, bởi đó là tiếng nói của tình cảm, tác động tới mỗi con người qua những rung cảm sâu xa từ trái tim.

H: Nhận xét về hệ thống luận điểm của văn bản?

⇒ Các phần trong văn bản có sự liên kết chặt chẽ, mạch lạc, các luận điểm vừa có sự giải thích cho nhau, vừa nối tiếp nhau một cách tự nhiên theo hướng càng lúc càng phân tích sâu sức mạnh đặc trưng của văn nghệ.

- Theo dõi văn bản: Phần 1(Từ đầu đến Nguyễn Du hayL. Tônx Tôi).

H: Nhắc lại luận điểm trong phần 1 của văn bản ?

3. Phân tích:

a. Nội dung tiếng nói của văn nghệ:

* Luận điểm: Tác phẩm nghệ thuật lấy chất liệu ở thực tại đời sống khách quan nhưng không phải là sự sao chép giản đơn “sao chụp” nguyên xi thực tại ấy. Khi sáng tạo một tác phẩm , nghệ sĩ gởi vào đó một cách nhìn,một lời nhắn nhủ của riêng mình. Nội dung tác phẩm văn nghệ không chỉ là câu chuyện, là con người như ở ngoài đời mà còn mang tư tưởng tấm lòng của nghệ sĩ gửi gắm trong đó: “Tác phẩm nghệ thuật …góp vào đời sống xung quanh”

H: Luận điểm này đươc thể hiện trong những câu văn nào.

H: Để làm sáng tỏ luận điểm trên, tác giả đã đưa ra và phân tích những dẫn chứng nào?

- Tác giả đưa ra 2 dẫn chứng:

   + Hai câu thơ tả cảnh mùa xuân trong “truyện Kiều” với lời bình:

“Hai câu thơ làm chúng ta rung động với cái đẹp lạ lùng mà tác giả đã miêu tả....”

“cảm thấy trong lòng ta có những sự sống tươi trẻ luôn luôn tái sinh ấy” → Đó chính là lời gửi, lời nhắn - một trong những nội dung của “truyện Kiều”.

   + Cái chết thảm khốc của An-na Ca rê- nhi - na(Trong tiểu thuyết cùng tên của L. Tônx tôi) làm cho người đọc “đầu óc bâng khuâng nặng những suy nghĩ trong lòng còn vương vấn những vui buồn không bao giờ quên được nữa → Đó chính là lời gửi, lời nhắn của L.Tônx tôi.

H: Nhận xét về cách lập luận của tác giả?

H: Em học tập được gì ở phương pháp lập luận của tác giả khi tạo lập VB nghị luận. Thảo luận (Chọn lọc dẫn chứng, lập luận chặt chẽ sẽ tạo lập được văn bản có sức thuyết phục với người đọc)

⇒ Tác giả chọn lọc đưa ra hai dẫn chứng tiêu biểu, dẫn ra từ hai tác phẩm nổi tiếng của hai tác giả vĩ đại của văn học dân tộc và thế giới cùng với những lời phân tích bình luận sâu sắc.

- Tiếp tục theo dõi phần (đoạn văn từ “Lời gửi của nghệ thuật đến một cách sống của tâm hồn”)

H: Theo tác giả, lời gửi (nhắn nhủ) của nghệ thuật, được thể hiện như thế nào?

*Lời gửi(nhắn nhủ) của nghệ thuật:

- Tác phẩm văn nghệ không cất lên những lời lí thuyết khô khan mà nó chứa đựng những say sưa, vui buồn, mơ mộng của nghệ sĩ. Nó mang đến cho người tiếp nhân bao rung động, bao ngỡ ngàng trước những điều tưởng chừng đã rất quen thuộc:“Lời gửi của nghệ thuật không những là một bài học luận lí hay một triết lý về đời người hay những lời khuyên xử thế hay một sự thực tâm lý hoặc xã hội”

H: Nêu câu văn thể hiện lời gửi của nghệ thuật?

H: Tác giả làm sáng tỏ vấn đề bằng dẫn chứng nào?

H: Bên cạnh những rung cảm của người nghệ sĩ, nội dung của văn nghệ còn được thể hiện như thế nào ở người tiếp nhận?

H: Như vậy nội dung thể hiện của văn nghệ là gì?

H: Tiểu luận: Nội dung của văn nghệ khác với nội dung của các bộ môn khoa học xã hội khác ở những điểm nào?

(Nhưng môn khoa học xã hôi: lịch sử, địa lí...khám phá miêu tả đúc kết bộ mặt của tự nhiên hay xã hội, các quy luật khách quan...)

→ Tác giả đưa ra 2 dẫn chứng(“Truyện Kiều”, tiểu thuyết “An-na Ca-rê-nhi-na”)

- Nội dung của văn nghệ còn là những dung cảm và nhận thức của người tiếp nhận. Nó sẽ được mở rộng, phát huy vô tận qua từng thế hệ người đọc, người xem....”Mỗi tác phẩm lớn hư rọi vào ta một ánh sáng riêng,không bao giờ nhòa đi, ánh sáng ấy bây giờ biến thành của ta...”

⇒ Như vậy: Nội dung của văn nghệ khác với các môn khoa học khác: xã hội, lịch sử, địa lí...Văn nghệ tập trung khám phá, thể hiện chiều sâu tính cách, số phận con người, thế giới bên trong của con người. Nội dung chủ yếu của văn nghệ là hiện thực cụ thể, sinh động, là đời sống tình cảm của con người qua cái nhìn tình cảm có tính cá nhân của nghệ sĩ.

4. Củng cố, luyện tập:

- Khắc sâu: nội dung phản ánh, thể hiện của văn nghệ?

H: Nhận xét về cách lập luận của tác giả ?

5. Hướng dẫn HS về nhà:

- Về nhà học bài: chuẩn bị tiết 2 tiếp tiếng nói của văn nghệ

   + Câu hỏi: Phân tích nội dung phản ánh , thể hiện của văn nghệ.

Xem thêm các bài soạn Giáo án Ngữ văn lớp 9 mới nhất, chuẩn nhất khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH ĐỀ THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 9

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và sách dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giáo án Ngữ văn lớp 9 chuẩn nhất của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Ngữ văn 9 Tập 1 và Tập 2 theo chuẩn Giáo án của Bộ GD & ĐT.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Đề thi, giáo án lớp 9 sách mới các môn học
Tài liệu giáo viên