Giáo án bài Tri thức ngữ văn trang 118 - Kết nối tri thức

Với giáo án bài Tri thức ngữ văn trang 118 Ngữ văn lớp 9 Kết nối tri thức mới, chuẩn nhất theo mẫu Kế hoạch bài dạy (KHBD) chuẩn của Bộ GD&ĐT sẽ giúp Giáo viên dễ dàng soạn giáo án Văn 9.

Giáo án bài Tri thức ngữ văn trang 118 - Kết nối tri thức

Xem thử

Chỉ từ 500k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Văn 9 Kết nối tri thức (cả năm) bản word phong cách hiện đại, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

Quảng cáo

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ yêu cầu cần đạt

- Nhận biết và phân tích được một số yếu tố của bi kịch như: xung đột, hành động, cốt truyện, nhân vật, lời thoại.

- Nêu được những thay đổi trong suy nghĩ, tình cảm, lối sống và cách thưởng thức, đánh giá của cá nhân do văn bản đã học mang lại.

- Nhận biết được đặc điểm của câu rút gọn, câu đặc biệt và hiểu được chức năng của các kiểu câu này để sử dụng một cách hiệu quả.

- Viết được bài văn nghị luận phân tích một tác phẩm văn học; phân tích nội dung chủ đề, những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của tác phẩm và hiệu quả thẩm mĩ của nó.

- Biết thảo luận về một vấn đề đáng quan tâm trong đời sống phù hợp với lứa tuổi.

2. Năng lực

a. Năng lực chung:

- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...

b. Năng lực riêng:

- Năng lực nhận biết, phân tích được thể loại truyện.

Quảng cáo

3. Phẩm chất

- Có ý thức vận dụng kiến thức vào các VB được học.

- Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: Coi trọng những giá trị nhân văn cao đẹp,lựa chọn hành động và cách ứng xử phù hợp để có được hạnh phúc chân chính.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của giáo viên:

- Giáo án;

- Bảng giao nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp.

2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 9, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.

Quảng cáo

b. Nội dung: HS chia sẻ kinh nghiệm của bản thân.

c. Sản phẩm: Những suy nghĩ, chia sẻ của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

- GV đặt câu hỏi, yêu cầu HS trả lời: Theo em, nỗi đau là gì? Nỗi đau có ảnh hưởng đến cuộc sống của bạn hay không? Vì sao?

- HS tiếp nhận nhiệm vụ, chia sẻ suy nghĩ, cảm xúc của bản thân.

- Từ chia sẻ của HS, GV dẫn dắt vào bài học mới.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC 

Hoạt động 1: Tìm hiểu giới thiệu bài học

a. Mục tiêu: Nắm được nội dung của bài học.

b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

Quảng cáo

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ

- GV giới thiệu: Bài học gồm hai nội dung: khái quát chủ đề và nêu thể loại các văn bản đọc chính. Với chủ đề Đối diện với nỗi đau, bài học tập trung vào một số vấn đề thiết thực, có ý nghĩa quan trọng: Coi trọng những giá trị nhân văn cao đẹp,lựa chọn hành động và cách ứng xử phù hợp để có được hạnh phúc chân chính.

- HS lắng nghe.

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

- HS nghe và đặt câu hỏi liên quan đến bài học.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- HS trình bày sản phẩm thảo luận

- GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức → Ghi lên bảng.

 

Hoạt động 2: Khám phá Tri thức ngữ văn

a. Mục tiêu:

- Nhận biết và phân tích được một số yếu tố của bi kịch như: xung đột, hành động, cốt truyện, nhân vật, lời thoại.

- Nêu được những thay đổi trong suy nghĩ, tình cảm, lối sống và cách thưởng thức, đánh giá của cá nhân do văn bản đã học mang lại.

- Nhận biết được đặc điểm của câu rút gọn, câu đặc biệt và hiểu được chức năng của các kiểu câu này để sử dụng một cách hiệu quả.

b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS đọc phần Tri thức ngữ văn trong SGK

GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm:

+ Bi kịch là gì?

+ Trình này khái niệm câu rút gọn và câu đặc biệt

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

- HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- HS trình bày sản phẩm thảo luận

- GV gọi HS nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức → Ghi lên bảng.

1. Bi kịch

- Bi kịch là một thể loại của kịch, thể hiện xung đột không thể giải quyết giữa khát vọng cao đẹp của con người với khả năng, tình thế thực hiện. Xung đột bi kịch nảy sinh do mâu thuẫn giữa cái thiện với cái ác, cái cao cả với cái thấp hèn, cái mới với cái cũ, cái tiến bộ với cái phản tiến bộ, giữa các mặt khác nhau của tính cách, giữa mong muốn chủ quan và điều kiện khách quan, giữa các giá trị khác nhau của đời sống,... Các xung đột này tạo nên bởi hành động có ý thức của nhân vật trong việc thực hiện cái tất yếu mà nó tự thấy trước là không tránh khỏi bị tai họa. Qua hành động, nhân vật bộc lộ tính cách, phẩm chất của mình. Nhân vật bi kịch có sức mạnh lớn lao, phẩm chất cao cả, mang trong mình những lí tưởng, khát vọng đẹp đẽ,... nhưng phải đối mặt với số phận nghiệt ngã, những quyết định khó khăn, sự không thuận lợi của hoàn cảnh,... Lời thoại của nhân vật thường thể hiện sự căng thẳng, những giằng xé nội tâm, có tính hùng biện, triết lí, hoặc có tính chất mĩ lệ, trau chuốt,...

- Đề tài của bi kịch thường mượn từ lịch sử hay huyền thoại, đề cập những vấn đề lớn, có tính vĩnh cửu của cuộc sống con người. Cốt truyện của bi kịch biểu thị chuỗi hành động tuân theo quy tắc nhân quả, dẫn tới kết cục bi thảm của nhân vật chính. Kết thúc bi thảm của nhân vật có ý nghĩa thức tỉnh, dự báo một cái gì tốt đẹp hơn sẽ nảy sinh trong cuộc sống và trong mỗi con người.

2. Câu rút gọn và câu đặc biệt

- Câu rút gọn là câu có thành phần câu (thường là thành phần chính) bị tỉnh lược. Việc tỉnh lược chủ yếu do phương châm tiết kiệm trong việc sử dụng ngôn ngữ, nhất là khi nói (lược bỏ những thông tin đã biết hoặc bị coi là lặp, thừa), hoặc do dụng ý của người sử dụng (không muốn nêu rõ sự vật, sự việc nào đó trong câu).

- Câu đặc biệt là câu không được cấu tạo theo mô hình câu hai thành phần, thường dùng để gọi - đáp; nhấn mạnh cảm xúc; liệt kê, thông báo về sự tồn tại của sự vật, hiện tượng; xác định thời gian, nơi chốn diễn ra sự việc.

................................

................................

................................

Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Văn 9 mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:

Xem thử

Xem thêm các bài soạn Giáo án Ngữ văn lớp 9 Kết nối tri thức hay, chuẩn khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH ĐỀ THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 9

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và sách dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giáo án Ngữ văn lớp 9 chuẩn nhất của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Ngữ văn 9 Tập 1 và Tập 2 theo chuẩn Giáo án của Bộ GD & ĐT.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Đề thi, giáo án lớp 9 sách mới các môn học
Tài liệu giáo viên