Giáo án Luyện từ và câu: Nhân hóa. Ôn cách đặt và trả lời câu hỏi như thế nào mới, chuẩn nhất - Giáo án Tiếng Việt lớp 3

Giáo án Luyện từ và câu: Nhân hóa. Ôn cách đặt và trả lời câu hỏi như thế nào mới, chuẩn nhất

Xem thử Giáo án Tiếng Việt lớp 3 KNTT Xem thử Giáo án Tiếng Việt lớp 3 CTST Xem thử Giáo án Tiếng Việt lớp 3 CD

Chỉ từ 300k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Tiếng Việt lớp 3 cả năm (mỗi bộ sách) bản word thiết kế hiện đại, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

Quảng cáo

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: 

- Tìm được những vật được nhân hóa,cách nhân hóa trong bài thơ ngắn (Bài tập 1).

- Biết cách trả lời câu hỏi Như thế nào?

- Đặt được câu hỏi cho bộ phận câu trả lời câu hỏi đó (Bài tập 3 a/c/d hoặc b/c/d).

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng cách đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi như thế nào?

3. Thái độ: Giúp học sinh yêu thích học và tìm hiểu tiếng Việt.

4. Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.

II. CHUẨN BỊ:

1. Đồ dùng:        

- Giáo viên: Sách giáo khoa, bảng phụ, một đồng hồ hoặc mô hình đồng hồ có 3 kim.

- Học sinh: Sách giáo khoa.

2. Phương pháp, kĩ thuật: 

- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm, trò chơi học tập. 

- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi. 

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

Hoạt động của giáo viên 

Hoạt động của học sinh 

1. HĐ khởi động (3 phút)

- Trò chơi “Dấu câu”: 

- TBHT điều hành:

+ Nhân hoá là gì?

+ Đặt câu có sử dụng biện pháp nhân hóa?

- Kết nối kiến thức.

- Giới thiệu bài mới - Ghi bảng đầu bài.


- Học sinh tham gia chơi.



- Học sinh nghe giới thiệu, ghi bài.

 2. HĐ thực hành (28 phút):

*Mục tiêu: 

- Tìm được những vật được nhân hóa,cách nhân hóa trong bài thơ ngắn (bài tập 1).

- Biết cách trả lời câu hỏi Như thế nào?

- Đặt được câu hỏi cho bộ phận câu trả lời câu hỏi đó (bài tập 3 a/c/d hoặc b/c/d). *Cách tiến hành: 

Bài  tập 1:

(Cá nhân – Nhóm đôi – Cả lớp)

- Gọi 1 em đọc đầu bài.

- Gọi học sinh đọc bài thơ “đồng hồ báo  thức”.

- Cho học sinh quan sát chiếc đồng hồ, chỉ cho học sinh thấy: kim giờ chạy chậm ... Tác giả tả rất đúng.

- Cho học sinh làm bài  (phiếu học tập).

- Giáo viên theo dõi, giúp đỡ đối tượng M1 hoàn thành bài tập.

- TBHT điều hành 

- Đại diện nhóm dán tờ phiếu lên bảng lớp → báo cáo

+ Trong bài thơ trên những vật nào được nhân hóa?

+ Những vật ấy được nhân hóa bằng cách nào?




+ Em thích hình ảnh nào? Vì sao?

- Nhận xét chốt lại lời giải đúng. 

- Giáo viên củng cố hiểu rõ về các cách nhân hóa.

Bài  tập 2:

(Làm việc nhóm đôi → Chia sẻ trước lớp)

- Yêu cầu một em đọc yêu cầu bài tập 2.

- Yêu cầu cả lớp đọc thầm.

- Yêu cầu trao đổi theo cặp. 

- Mời 1 số cặp lên bảng chia sẻ nội dung.

- Giáo viên theo dõi nhận xét chốt lại lời giải đúng.

Bài tập 3: (Làm việc cá nhân →  Cả lớp)

- Yêu cầu học sinh đọc yêu cầu bài.

- Học sinh làm bài cá nhân.


+ Yêu cầu đặt câu hỏi cho bộ phận in đậm trong mỗi câu.








- Nhận xét chốt lời giải đúng.

- Giáo viên củng cố cách đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi như thế nào?



- Một học đọc yêu cầu bài tập 1.

- Hai em đọc bài thơ.


- Cả lớp quan sát  các kim đồng hồ trả lời kim giờ chạy chậm, kim phút đi từng bước, kim giây phóng rất nhanh.

- Học sinh làm bài (phiếu học tập).




- Học sinh chia sẻ nhóm 2 → cả lớp:


+ Kim giờ gọi là: bác, tả bằng từ ngữ: thận trọng nhích từng li, từng li. 

+ Kim phút gọi bằng anh, tả bằng từ ngữ: lầm lì đi từng bước, từng bước.

+ Kim giây gọi bằng bé, tả bằng từ ngữ: tinh nghịch chạy vút lên trước hàng. 

+ ...

- Cả lớp chữa bài theo lời giải đúng.





- Một học sinh đọc bài tập 2.

- Lớp theo dõi và đọc thầm theo.

- Học sinh trao đổi theo cặp.

- Lần lượt các cặp lên thực hành hỏi đáp trước lớp. Cả lớp nhận xét bổ sung.



- Một học sinh đọc đề bài tập 3.

- Học sinh làm bài cá nhân.

- Chia sẻ bài trước lớp.

+ Nhiều học sinh lên nối tiếp đặt câu hỏi.

+ Cả lớp nhận xét bổ sung.

Dự kiến đáp án:

a/Trương Vĩnh Ký hiểu biết như thế nào? 

b/ Ê - đi - xơn làm việc như thế nào ? 

c/Hai chị em nhìn chú Lí như thế nào ?

d/ Tiếng nhạc nổi lên như thế nào ?  

3. HĐ ứng dụng (3 phút)


 4. HĐ sáng tạo (1 phút)


- Viết một đoạn văn ngắn từ 5 đến 7 câu có sử dụng phép nhân hóa.

- Tìm trong sách giáo khoa đoạn văn hoặc đoạn thơ có sử dụng phép nhân hóa rồi chỉ ra phép nhân hóa đó.

ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:

..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Xem thử Giáo án Tiếng Việt lớp 3 KNTT Xem thử Giáo án Tiếng Việt lớp 3 CTST Xem thử Giáo án Tiếng Việt lớp 3 CD

Xem thêm các bài soạn Giáo án Tiếng Việt lớp 3 theo hướng phát triển năng lực mới nhất, hay khác:

Lời giải bài tập lớp 3 sách mới:

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giáo án Tiếng Việt lớp 3 mới, chuẩn nhất của chúng tôi được biên soạn bám sát chuẩn giáo án môn Tiếng Việt lớp 3 của Bộ GD & ĐT.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Đề thi, giáo án lớp 3 các môn học
Tài liệu giáo viên