Giáo án Tập đọc - Kể chuyện: Đối đáp với vua mới, chuẩn nhất - Giáo án Tiếng Việt lớp 3
Giáo án Tập đọc - Kể chuyện: Đối đáp với vua mới, chuẩn nhất
Xem thử Giáo án Tiếng Việt lớp 3 KNTT Xem thử Giáo án Tiếng Việt lớp 3 CTST Xem thử Giáo án Tiếng Việt lớp 3 CD
Chỉ từ 300k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Tiếng Việt lớp 3 cả năm (mỗi bộ sách) bản word thiết kế hiện đại, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:
- B1: gửi phí vào tk:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Hiểu nghĩa của các từ trong bài: Minh Mạng, Cao Bá Quát, ngự giá, xa giá, đối, tức cảnh, chỉnh,...
- Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi Cao Bá Quát thông minh, đối đáp giỏi, có bản lĩnh từ nhỏ. (trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3, 4).
- Biết sắp xếp các tranh (Sách giáo khoa) cho đúng thứ tự và kể lại được từng đoạn câu chuyện dựa theo tranh minh hoạ.
2. Kỹ năng:
- Rèn kỹ năng đọc: Đọc đúng các từ, tiếng khó hoặc dễ lẫn (Truyền lệnh, náo động, trong leo lẻo, chang chang, biểu lộ,...). Ngắt nghỉ hơi đúng sau dấu câu và giữa các cụm từ. Bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật (lời kêu cứu, lời bố).
- Rèn kỹ năng kể chuyện và kỹ năng nghe.
3. Thái độ: Giáo dục học sinh yêu thích môn học.
4. Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
*KNS:
- Tự nhận thức.
- Thể hiện sự tự tin.
- Tư duy sáng tạo.
- Ra quyết định.
II.CHUẨN BỊ:
1. Đồ dùng:
- Giáo viên: Tranh minh họa trong sách giáo khoa.
- Học sinh: Sách giáo khoa.
2. Phương pháp, kĩ thuật:
- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm.
- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
1. Hoạt động khởi động (3 phút)
- Gọi học sinh lên bảng đọc bài “Chương trình xiếc đặc sắc”. Yêu cầu nêu nội dung bài. - Kết nối bài học. - Giới thiệu bài - Ghi tên bài. |
- Học sinh hát. - Học sinh thực hiện.
- Học sinh nghe giới thiệu, mở sách giáo khoa. |
2. HĐ Luyện đọc (20 phút) *Mục tiêu: - Đọc đúng, rành mạch, biết nghỉ hơi hợp lý sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ; bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật. * Cách tiến hành: |
|
a. Giáo viên đọc mẫu toàn bài: - Giáo viên đọc mẫu toàn bài một lượt, chú ý: Cách đọc đoạn 1 → nghiêm trang; đoạn 2 → tinh nghịch; đoạn 3 → hồi hộp; đoạn 4 → đọc với cảm xúc ca ngợi. Hai vế câu đối đọc cân đối, ngắt nhịp giống nhau (...) b. Học sinh đọc nối tiếp từng câu kết hợp luyện đọc từ khó - Giáo viên theo dõi học sinh đọc bài để phát hiện lỗi phát âm của học sinh.
c. Học sinh nối tiếp nhau đọc từng đoạn và giải nghĩa từ khó:
- Luyện đọc câu khó, hướng dẫn ngắt giọng câu dài: + Nước trông leo lẻo/ cá đớp cá.// Chắng cần nghĩ ngợi lâu la gì,/ Cao Bá Quát lấy cảnh mình đạng bị trói,/ đối lại luôn :// + Trời nắng chang chang/ người chói người.// (..)
- Giáo viên yêu cầu học sinh đặt câu với từ hốt hoảng, náo động.
d. Đọc đồng thanh * Nhận xét, đánh giá, chuyển hoạt động. |
- Học sinh lắng nghe.
- Nhóm trưởng điều hành nhóm đọc nối tiếp câu trong nhóm.
- Nhóm báo cáo kết quả đọc trong nhóm. - Luyện đọc từ khó do học sinh phát hiện theo hình thức: Đọc mẫu (M4) => Cá nhân (M1) => Cả lớp (Truyền lệnh, náo động, trong leo lẻo, chang chang, biểu lộ,...). - Học sinh chia đoạn (3 đoạn như sách giáo khoa). - Nhóm trưởng điều hành nhóm đọc từng đoạn trong nhóm. - Nhóm báo cáo kết quả đọc đoạn trong nhóm.
- Đọc phần chú giải (cá nhân).
- 1 nhóm đọc nối tiếp 4 đoạn văn trước lớp. - Đại diện 4 nhóm đọc nối tiếp 4 đoạn văn trước lớp. - Học sinh đọc đồng thanh toàn bài.
|
3. HĐ tìm hiểu bài (15 phút): a. Mục tiêu: Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi Cao Bá Quát thông minh, đối đáp giỏi, có bản lĩnh từ nhỏ. b. Cách tiến hành: Làm việc cá nhân – Chia sẻ cặp đôi – Chia sẻ trước lớp |
|
- Giáo viên yêu cầu 1 học sinh đọc to 4 câu hỏi cuối bài.
- Giáo viên hỗ trợ Trưởng ban học tập lên điều hành lớp chia sẻ kết quả trước lớp. + Vua Minh Mạng ngắm cảnh ở đâu? + Vì sao vua bắt Cao Bá Quát đối?
+ Vua ra vế đối như thế nào? Cao Bá Quát đã đối lại ra sao? + Truyện ca ngợi ai?
- Yêu cầu học sinh phát biểu theo ý cá nhân: + Bài đọc nói về việc gì? + bài đọc cho chúng ta thấy điều gì? => Giáo viên chốt nội dung: Ca ngợi Cao Bá Quát thông minh, đối đáp giỏi, có bản lĩnh từ nhỏ. |
- 1 học sinh đọc 5 câu hỏi cuối bài. - Nhóm trưởng điều hành nhóm mình thảo luận để trả lời các câu hỏi (thời gian 3 phút).
+ Vua Minh Mạng đang ngắm cảnh ở hồ Tây.
+ Vì vua nghe nói cậu là một học trò nên muốn thử tài cậu. + Nước trong leo lẻo cá đớp cá. + Trời nắng chang chang người chói người + Ca ngợi Cao Bá Quát ngay từ nhỏ đã bộc lộ tài năng suất sắc và tính cách tự tin - Học sinh thảo luận nhóm đôi. - Suy nghĩ và nêu lên ý kiến của bản thân.
- Học sinh lắng nghe. |
4. HĐ Luyện đọc lại - Đọc diễn cảm (15 phút) *Mục tiêu: - Học sinh đọc đúng, ngắt nghỉ đúng chỗ, biết nhấn giọng ở những từ ngữ cần thiết. - Bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật (lời kêu cứu, lời bố). *Cách tiến hành: Hoạt động cá nhân – nhóm - cả lớp |
|
- Hướng dẫn học sinh cách đọc nâng cao + Đọc đúng đoạn văn: Đọc với giọng hồi hộp. + Thấy nói là học trò,/ vua ra lệnh cho cậu phải đối được một vế đối/ thì mới tha.// Nhìn thấy trên mặt hồ lúc đó có đàn cá đang đuổi nhau,/ vua tức cảnh đọc vế đối như sau:// + Nước trông leo lẻo/ cá đớp cá.// Chắng cần nghĩ ngợi lâu la gì,/ Cao Bá Quát lấy cảnh mình đạng bị trói,/ đối lại luôn:// + Trời nắng chang chang/ người chói người.//
-> Giáo viên nhận xét, đánh giá. - Giáo viên nhận xét chung - Chuyển hoạt động. |
- 1 học sinh M4 đọc mẫu đoạn 3. - Xác định các giọng đọc. - Nhóm trưởng điều khiển nhóm đọc phân vai. + Phân vai trong nhóm. + Luyện đọc phân vai trong nhóm. - Thi đọc phân vai trước lớp: Các nhóm thi đọc phân vai trước lớp. - Lớp nhận xét.
|
5. HĐ kể chuyện (15 phút) * Mục tiêu: - Biết sắp xếp các tranh (Sách giáo khoa) cho đúng thứ tự và kể lại được từng đoạn câu chuyện dựa theo tranh minh hoạ. - Học sinh kể lại đựoc toàn bộ câu chuyện. * Cách tiến hành: |
|
a. Giáo viên nêu yêu cầu của tiết kể chuyện - Cho học sinh qua sát tranh minh họa. - Gọi một học sinh đọc các câu hỏi gợi ý. - Giáo viên yêu cầu dựa theo tranh minh họa kết hợp gợi ý với nội dung 4 đoạn trong truyện kể lại toàn bộ câu chuyện. b. Hướng dẫn học sinh kể chuyện: - Gợi ý học sinh nhìn tranh kết hợp với nội dung bài để kể từng đoạn truyện. - Yêu cầu học sinh tự sắp xếp lại 4 tranh theo đúng thứ tự 4 đoạn trong truyện. - Gọi học sinh nêu thứ tự của từng bức tranh qua đó nói vắn tắt nội dung tranh. → Nhận xét chốt lại ý đúng (3 – 1 – 2 - 4). - Gọi học sinh M4 kể đoạn 1.
- Giáo viên nhận xét, nhắc học sinh có thể kể theo một trong ba cách. + Cách 1: Kể đơn giản, ngắn gọn theo sát tranh minh họa. + Cách 2: Kể có đầu có cuối như không kĩ như văn bản. + Cách 3: Kể khá sáng tạo. * Tổ chức cho học sinh kể: - Học sinh tập kể. - Yêu cầu cả lớp lắng nghe và nhận xét. - Giáo viên nhận xét lời kể mẫu → nhắc lại cách kể.
c. Học sinh kể chuyện trong nhóm
d. Thi kể chuyện trước lớp:
* Lưu ý: - M1, M2: Kể đúng nội dung. - M3, M4: Kể có ngữ điệu. *Giáo viên đặt câu hỏi chốt nội dung bài: + Câu chuyện nói về việc gì?
+ Câu chuyện cho ta thấy điều gì? |
- Học sinh quan sát tranh.
- Học sinh đọc gợi ý.
- Học sinh quan sát tranh minh hoạ kết hợp nội dung bài kể lại câu chuyện
- Cả lớp quan sát các bức tranh minh họa về câu chuyện rồi tự sắp xếp các bức tranh theo thứ tự phù hợp với nội dung của từng đoạn
- Chia sẻ thứ tự xếp đúng các tranh: 3 → 1 → 2 → 4.
- Học sinh kể chuyện cá nhân. - 1 học sinh (M3+4) kể mẫu theo tranh 1. - Cả lớp nghe.
- Học sinh kết hợp tranh minh họa tập kể. - Học sinh kể chuyện cá nhân (Tự lựa chọn cách kể).
- Học sinh kể chuyện theo nội dung từng đoạn trước lớp. - Học sinh đánh giá. - Nhóm trưởng điều khiển. - Luyện kể cá nhân. - Luyện kể nối tiếp đoạn trong nhóm. - Các nhóm thi kể nối tiếp đoạn trước lớp. - Lớp nhận xét.
- Học sinh trả lời theo ý đã hiểu khi tìm hiểu bài. - Học sinh tự do phát biểu ý kiến: Câu chuyện cho ta thấy sự thông minh, tài đối đáp và bản lĩnh của Cao Bá Quát. |
6. HĐ ứng dụng (1phút)
7. HĐ sáng tạo (1 phút) |
- Về kể lại câu chuyện cho người thân nghe. - Nêu một số câu tục ngữ có hai vế đối nhau mà mình biết. - Tìm hiểu thêm một số nhân vật có trí thông minh, tài đối đáp và có bản lĩnh. |
ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Xem thử Giáo án Tiếng Việt lớp 3 KNTT Xem thử Giáo án Tiếng Việt lớp 3 CTST Xem thử Giáo án Tiếng Việt lớp 3 CD
Xem thêm các bài soạn Giáo án Tiếng Việt lớp 3 theo hướng phát triển năng lực mới nhất, hay khác:
- Chính tả: Đối đáp với vua
- Tập đọc: Tiếng đàn
- Luyện từ và câu: Từ ngữ về nghệ thuật. Dấu phẩy
- Tập viết: Ôn tập chữ hoa R
- Chính tả: Tiếng đàn
- Tập làm văn: Nghe kể: Người bán quạt may mắn
Lời giải bài tập lớp 3 sách mới:
- Giải bài tập Lớp 3 Kết nối tri thức
- Giải bài tập Lớp 3 Chân trời sáng tạo
- Giải bài tập Lớp 3 Cánh diều
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Loạt bài Giáo án Tiếng Việt lớp 3 mới, chuẩn nhất của chúng tôi được biên soạn bám sát chuẩn giáo án môn Tiếng Việt lớp 3 của Bộ GD & ĐT.
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Giáo án lớp 3 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 3 (các môn học)
- Giáo án Toán lớp 3
- Giáo án Tiếng Việt lớp 3
- Giáo án Tiếng Anh lớp 3
- Giáo án Đạo đức lớp 3
- Giáo án Hoạt động trải nghiệm lớp 3
- Giáo án Tin học lớp 3
- Giáo án Tự nhiên và xã hội lớp 3
- Giáo án Công nghệ lớp 3
- Đề thi lớp 3 (các môn học)
- Đề thi Tiếng Việt lớp 3 (có đáp án)
- Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 (cả ba sách)
- Bài tập Tiếng Việt lớp 3 (hàng ngày)
- Đề thi Toán lớp 3 (có đáp án)
- Toán Kangaroo cấp độ 2 (Lớp 3, 4)
- Bộ Đề thi Violympic Toán lớp 3
- Bài tập cuối tuần Toán lớp 3 (cả ba sách)
- Bài tập Toán lớp 3 (hàng ngày)
- Đề cương ôn tập Toán lớp 3
- Ôn hè Tiếng Việt lớp 3 lên lớp 4
- Ôn hè Toán lớp 3 lên lớp 4
- Đề thi Tiếng Anh lớp 3 (có đáp án)
- Bài tập cuối tuần Tiếng Anh lớp 3
- Đề thi Tin học lớp 3 (có đáp án)
- Đề thi Đạo Đức lớp 3 (có đáp án)