Giáo án Toán lớp 2 Có thể, chắc chắn, không thể - Chân trời sáng tạo

Giáo án Toán lớp 2 Có thể, chắc chắn, không thể - Chân trời sáng tạo

Xem thử

Chỉ từ 300k mua trọn bộ Giáo án Toán lớp 2 Chân trời sáng tạo bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

Quảng cáo

TUẦN 15

CHỦ ĐỀ 3. PHÉP CỘNG, PHÉP TRỪ CÓ NHỚ TRONG PHẠM VI 100

CÓ THỂ CHẮC CHẮN, KHÔNG THỂ CHẮC CHẮN

TIẾT 1

1. Yêu cầu cần đạt:

­ Năng lực:

Năng lực chung:

- Tư duy và lập luận toán học; giao tiếp toán học.

Năng lực đặc thù:

- Làm quen với các khả năng xảy ra (có tính ngẫu nhiên) của một sự kiện.

- Làm quen với việc mô tả những hiện tượng liên quan đến các thuật ngữ: có thể, chắc chắn, không thể thông qua vài thí nghiệm, trò chơi hoặc xuất phát từ thực tiễn.

­ Phẩm chất:

- Phẩm chất: Yêu nước.

- Tích hợp: Toán học và cuộc sống, Tự nhiên và Xã hội, Tiếng Việt.

2. Đồ dùng dạy học:

­ GV:

- SGK, hình vẽ bài học (nếu cần).

­ HS: SGK, vở ghi, bút viết, bảng con, 1 khối lập phương.

3. Các hoạt động dạy học chủ yếu:

Quảng cáo

 

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động, kết nối: (5 phút)

 

 Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước cho HS làm quen với bài học mới.

 

Cách tiến hành:

 

- Tổ chức cho HS chơi trò chơi: “Tôi bảo”.

- Cả lớp chơi trò chơi: “Tôi bảo”.

- Chia lớp làm 4 nhóm, mỗi nhóm cử 1 bạn làm trọng tài.

- Lớp chia làm 4 nhóm.

- GV nêu luật chơi, bạn nào sai nhóm trưởng đếm và ghi lên bảng.

- HS tham gia chơi.

- Cách tính: nhóm nào sai ít trong tất cả các lần chơi là thắng.

 

_ Qua trò chơi này các em biết thêm về cách thể hiện biểu đồ qua việc thắng thua của nhóm.

- Lắng nghe.

- Giới thiệu và ghi tựa: Có thể, chắc chắn, không thể.

- HS nghe và nhắc lại tựa.

2. Hình thành kiến thức mới: (18 phút)

 

Mục tiêu: HS làm quen với các khả năng xảy ra: có thể, chắc chắn, không thể.

 

  Cách tiến hành:

 

a. Tình huống xảy ra:

 

- Treo tranh và yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi các yêu cầu sau:

+ Bạn Vinh lấy được bao nhiêu khối lập phương đỏ? Giải thích?

 

+ Bạn Bích lấy được bao nhiêu khối lập phương đỏ? Giải thích?

 

 

+ Bạn Hùng lấy được bao nhiêu khối lập phương đỏ? Giải thích?

- Quan sát tranh và thảo luận.

 

+ Bạn Vinh không lấy được khối lập phương đỏ. Vì trong hộp của bạn toàn khối màu xanh.

+ Bạn Bích có thể lấy được khối lập phương đỏ nhưng cũng có thể không lấy được khối lập phương đỏ. Vì trong hộp của bạn có khối màu xanh, khối màu đỏ.

+ Bạn Hùng lấy được khối lập phương đỏ. Vì trong hộp của bạn có khối màu đỏ.

- Gọi đại diện các nhóm thông báo kết quả.

- HS trình bày, các nhóm khác nhận xét.

_ Nhận xét và chốt:

Dùng từ “không thể” khi biết rằng bạn Vinh không lấy được khối màu đỏ.

Dùng từ “có thể” khi biết rằng bạn Bích có thể lấy được nhưng không chắc chắn.

Dùng từ “chắc chắn” khi biết rằng bạn Hùng chắc sẽ lấy được khối màu đỏ.

- Lắng nghe.

- Để nắm rõ cách dùng các từ này trong cuộc sống hằng ngày, yêu cầu HS thảo luận nhóm 4 nêu một vài ví dụ có sử dụng các từ: có thể, chắc chắn, không thể.

 

 

 

 

 

- Nhận xét, tuyên dương

- HS thảo luận, chia sẻ trước lớp:

+ Hôm nay chắc chắn là ngày thứ …, tháng ……, năm ……

+ Mẹ có thể đón em chiều nay. Trưa nay, trời có thể mưa. Đội bóng đá Việt Nam có thể thắng Thái Lan. Dịch Covid 19 có thể hết.

+ Chim cánh cụt không thể bay. Nước không thể ngừng chảy. Em không thể bay được như chim…..

3. Luyện tập, thực hành: (12 phút)

 

  Mục tiêu: HS vận dụng kiến thức vừa học để vận dụng vào việc suy đoán vấn đề một cách chính xác.

 

  Cách tiến hành:

 

a. Bài 1:

 

- Yêu cầu HS mở SGK và đọc yêu cầu Bài 1/105.

- 2 HS đọc yêu cầu bài.

- Treo tranh minh họa:

- Quan sát tranh.

- Yêu cầu các nhóm thảo luận điền từ thích hớp vào chỗ trống.

- Thảo luận điền từ.

- Sửa bài, gọi HS đọc kết quả và khuyến khích HS giải thích tại sao điền như vậy.

- Đọc kết quả và giải thích:

a) chắc chắn (vì tất cả các thẻ số đều là số tròn chục).

b) không thể (vì không có số 70).

c) có thể (vì trong ba thẻ, có một thẻ là số 50).

 

- Nhận xét, tuyên dương.

 

b. Bài 2:

 

- Cho HS chơi trò chơi: Tập tầm vông

 

- Treo bài hát lên và dạy HS hát.

- Quan sát và hát theo hướng dẫn.

- Phổ biến HS chơi:

+ Người đố giấu trong lòng một bàn tay và nắm lại rồi hát:

Tập tầm vông.

Tay không tay có.

Tập tầm vó.

Tay có tay không.

Tay nào có, tay nào không?

+ Người còn lại đoán, chỉ tay vào tay có giấu đồ của bạn.

- Lắng nghe.

* Lưu ý nếu đóan đúng, người đoán sẽ trở thành người đố, trò chơi lại tiếp tục.

 

- Trò chơi được diễn ra trong vòng 3 phút.

- HS bắt đầu chơi. HS đếm số lần thắng của mình để báo cáo kết quả với cô.

_ Qua trò chơi này giúp em sử dụng từ không thể và có thể để dự đoán xem bạn giấu đồ ở tay nào.

- Lắng nghe.

4. Vận dụng: (4 phút)

 

  Mục tiêu: HS củng cố lại kiến thức đã học.

 

  Cách tiến hành:

 

- Tổ chức cho HS thi đua giữa các tổ: mô tả khả năng xảy ra (có sử dụng các từ: có thể, chắc chắn, không thể).

* Ví dụ: mô tả thời tiết, thời gian, thời khóa biểu học tập,...

- Các tổ thi đua và chọn ra tổ chiến thắng.

- Nhận xét, tuyên dương.

 

- Dặn: Về nhà các em lại bài. Xem trước bài: Ngày, giờ.

- HS lắng nghe.

- Nhận xét tiết học.

 

Quảng cáo

................................

................................

................................

Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Giáo án Toán lớp 2 Chân trời sáng tạo năm 2024 mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:

Xem thử

Xem thêm các bài soạn Giáo án Toán lớp 2 Chân trời sáng tạo chuẩn khác:

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giáo án Toán lớp 2 mới nhất của chúng tôi được biên soạn bám sát mẫu giáo án Toán lớp 2 chuẩn của Bộ GD&ĐT.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Đề thi, giáo án lớp 2 các môn học
Tài liệu giáo viên