Giáo án Toán lớp 3 Bài 31: Gam - Kết nối tri thức
Giáo án Toán lớp 3 Bài 31: Gam - Kết nối tri thức
Chỉ từ 300k mua trọn bộ Giáo án Toán lớp 3 Kết nối tri thức bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:
- B1: gửi phí vào tk:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
CHỦ ĐỀ 5: MỘT SỐ ĐƠN VỊ ĐO ĐỘ DÀI, KHỐI LƯỢNG, DUNG TÍCH, NHIỆT ĐỘ
BÀI 31: GAM (1 tiết)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Năng lực đặc thù:
- Nhận biết được đơn vị đo khối lượng gam (g).
- Biết đọc, viết tắt đơn vị đo khối lượng gam.
- Nhận biết được 1 kg = 1 000 g.
- Vận dụng vào thực hành cân các đó vật cân nặng theo đơn vị gam (g).
- Thực hiện được đổi đơn vị kg, g và phép tính với đơn vị gam (g).
- Qua thực hành, luyện tập, HS phát triển được năng lực giải quyết vấn đề.
2. Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, trả lời câu hỏi, làm bài tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: hoạt động nhóm.
- Qua các hoạt động quan sát, trải nghiệm thực hành (cân, đong, đếm, so sánh) vớiđơn vị gam (g), vận dụng vào giải các bài toán thực tế liên quan, HS được rèn luyện phát triển năng lực lập luận toán học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếptoán học (diễn đạt, nói, viết),...
3. Phẩm chất.
- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.
- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.
- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Bộ đồ dùng dạy, học Toán 3.
- Hình phóng to các hình ảnh trong phần khám phá và hoạt động.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
1. Khởi động: - Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học. + Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước. - Cách tiến hành: | |
- GV tổ chức trò chơi để khởi động bài học. - Yêu cầu HS làm bài tập. Tính: 420mm - 150mm = 25mm + 3mm = - GV Nhận xét, tuyên dương. - GV dẫn dắt vào bài mới * Khám phá: a) Đặt vấn đề (như bóng nói của Mai ) ⟶ quan sát tranh (hoặc cân thật) cân các góibột ngọt (hoặc gói nào đó) ⟶ nêu đơn vị đo gam, cách đọc, viết tắt gam (như SGK). - GV giới thiệu: “Ngoài các quả cân 1 kg, 2 kg, 5 kg, còn có các quà cân: 1 g, 2 g, 5 g, 10 g, 20 g, 50 g, 100 g, 200 g, 500 g”. b. Đặt vấn đề (như bóng nói của Rô-bốt)⟶ quan sát tranh cân thăng bằng giữa quảcần 1 kg và 2 túi muối ⟶ dẫn ra 1 kg = 1 000 g (400 + 600 = 1 000). * Lưu ý: Sau mỗi hoạt động ở a và b, GV có thể nêu thêm ví dụ rồi chốt lại nội dungchính (như SGK đã nêu). * Hoạt động Bài 1: Yêu cầu HS quan sát tranh, nêu được số cân nặng của mỗi gói đó vật tương ứng trên cân đĩa rồi nêu (viết) số thích hợp ở ô có dấu “?” ở các câu a, b, c, d. - Nhận xét, tuyên dương. Bài 2: Yêu cầu tương tự như ở bài tập 1 (chỉ khác là nêu (viết) sổ cân nặng theo gamtrên cân đồng hồ). - GV HD học sinh làm bài tập. c) Túi táo cân nặng hơn gói bột mì là ...?.... g. Túi táo và gói bột mì cân nặng tất cả là ...?... g - GV yêu cầu HS trình bày. - Nhân xét, tuyên dương. |
- HS tham gia trò chơi - 2 HS lên bảng làm bài tập. Cả lớp làm vào phiếu BT - HS nhận xét, bổ sung. - HS lắng nghe. - HS lắng nghe. - HS quan sát và làm bài tập theo nhóm đôi, - HS trình bày. a) Quả cân ở đĩa bên trái nặng 500 g nên gói đường cân nặng 500 g. b) Gói mì chính cân nặng 100 g + 50 g = 150 g. c) Gói hạt tiêu cân nặng 20 g + 20 g = 40 g. d) Gói muối cân nặng 200 g + 200 g = 400 g. - Hs nhận xét. - HS quan sát tranh để xác định cân nặng của túi táo và gói bột mì. - Túi táo cân nặng hơn gói bột mì = Cân nặng của túi táo – cân nặng của gói bột mì. - Túi táo và gói bột mì có cân nặng = Cân nặng của túi táo + cân nặng của gói bột mì c) Túi táo cân nặng hơn gói bột mì là 250 g. Túi táo và gói bột mì cân nặng tất cả là 750 g. - HS trình bày. |
2. Luyện tập: - Mục tiêu: - Làm quen với khái niệm góc. - Nhận dạng được góc; phân biệt được góc vuông và góc không vuông. - Sử dụng được ê ke để kiểm tra góc vuông. - Qua thực hành, luyện tập, HS phát triển được năng lực giải quyết vấn đề. - Cách tiến hành | |
* Luyện tập Bài 1: GV HD HS làm bài vào phiếu bài tập. - Yêu cầu HS thực hiện phép tính với đơn vị gam (theo mẫu viết cả tên đơn vị),chẳng hạn: - GV nhận xét, tuyên dương, GV chốt: 1. 740 g - 360 g = 380 g; 2. 15 g x 4 = 60 g. Bài 2. Yêu cầu HS đọc yêu cầu bài. - GV hướng dẫn học sinh quan sát tranh và liên hệ với thực tế để có biểu tượng, nhận biết, so sánh số cân nặng thích hợp của mỗi con vật rồi nêu được mỗi con gà, con chó, conchim, con bò cân nặng bao nhiêu gam hoặc ki-lô-gam. . - Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi. Chọn số cân nặng thích hợp cho mỗi con vật - GV quan sát, nhận xét, tuyên dương. |
- HS làm bài vào phiếu bài tập. Thực hiện tính kết quả phép tính rồi viết kí hiệu đơn vị gam sau kết quả vừa tìm được. a) 740 g - 360 g = 380 g; b) 15 g × 4 = 60 g. - HS nhận xét, bổ sung. - HS đọc yêu cầu bài. - HS lắng nghe. - Quan sát tranh rồi làm bài vào phiếu bài tập. - HS nối mỗi con vật với cân nặng thích hợp. - HS trình bày kết quả của nhóm mình. |
3. Vận dụng: - Mục tiêu: + Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung. + Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn. + Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học. + Qua thực hành, luyện tập, HS phát triển được năng lực giải quyết vấn đề. - Cách tiến hành: | |
- GV tổ chức vận dụng bằng các quan sát, trải nghiệm thực hành (cân, đong, đếm, so sánh) vớiđơn vị gam (g), vận dụng vào giải các bài toán thực tế liên quan. + Thực hành: Ước lượng cân nặng của một số đồ vật rồi cân để kiểm tra lại. |
- HS tham gia để vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn. + HS lắng nghe và trả lời. - HS ước lượng cân nặng một số đồ vật rồi dùng cân để kiểm tra lại. |
4. Điều chỉnh sau bài dạy: ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... |
................................
................................
................................
Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Giáo án Toán lớp 3 Kết nối tri thức năm 2024 mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:
Xem thêm các bài soạn Giáo án Toán lớp 3 Kết nối tri thức chuẩn khác:
Lời giải bài tập lớp 3 sách mới:
- Giải bài tập Lớp 3 Kết nối tri thức
- Giải bài tập Lớp 3 Chân trời sáng tạo
- Giải bài tập Lớp 3 Cánh diều
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Loạt bài Giáo án Toán lớp 3 năm 2023 sách mới đầy đủ Học kì 1, Học kì 2 của chúng tôi được biên soạn bám sát theo Giáo án môn Toán 3 chuẩn của Bộ GD&ĐT.
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Giáo án lớp 3 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 3 (các môn học)
- Giáo án Toán lớp 3
- Giáo án Tiếng Việt lớp 3
- Giáo án Tiếng Anh lớp 3
- Giáo án Đạo đức lớp 3
- Giáo án Hoạt động trải nghiệm lớp 3
- Giáo án Tin học lớp 3
- Giáo án Tự nhiên và xã hội lớp 3
- Giáo án Công nghệ lớp 3
- Đề thi lớp 3 (các môn học)
- Đề thi Tiếng Việt lớp 3 (có đáp án)
- Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 (cả ba sách)
- Bài tập Tiếng Việt lớp 3 (hàng ngày)
- Đề thi Toán lớp 3 (có đáp án)
- Toán Kangaroo cấp độ 2 (Lớp 3, 4)
- Bộ Đề thi Violympic Toán lớp 3
- Bài tập cuối tuần Toán lớp 3 (cả ba sách)
- Bài tập Toán lớp 3 (hàng ngày)
- Đề cương ôn tập Toán lớp 3
- Ôn hè Tiếng Việt lớp 3 lên lớp 4
- Ôn hè Toán lớp 3 lên lớp 4
- Đề thi Tiếng Anh lớp 3 (có đáp án)
- Bài tập cuối tuần Tiếng Anh lớp 3
- Đề thi Tin học lớp 3 (có đáp án)
- Đề thi Đạo Đức lớp 3 (có đáp án)