Giáo án Vật Lí 6 Bài 19: Sự nở vì nhiệt của chất lỏng mới nhất
Giáo án Vật Lí 6 Bài 19: Sự nở vì nhiệt của chất lỏng mới nhất
Xem thử Giáo án KHTN 6 KNTT Xem thử Giáo án KHTN 6 CTST Xem thử Giáo án KHTN 6 CD
Chỉ từ 400k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án KHTN 6 cả năm (mỗi bộ sách) bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt:
- B1: gửi phí vào tk:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Mô tả được hiện tượng nở vì nhiệt của chất lỏng.
- Nhận biết được các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt khác nhau.
2. Kỹ năng: Vận dụng kiến thức về sự nở vì nhiệt của chất lỏng để giải thích được một số hiện tượng và ứng dụng thực tế.
3. Thái độ : Biết vận dụng kiến thức để giải thích một số hiện tượng trong cuộc sống.
4. Xác định nội dung trọng tâm của bài :
- Hiểu được hiện tượng nở vì nhiệt của chất lỏng.
- Hiểu được các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt khác nhau.
5. Định hướng phát triển năng lực
a. Năng lực chung
Năng lực giải quyết vấn đề. Năng lực thực nghiệm. Năng lực dự đoán, suy luận lí thuyết, thiết kế và thực hiện theo phương án thí nghiệm kiểm chứng giả thuyết, dự đoán, phân tích, xử lí số liệu và khái quát rút ra kết luận khoa học. Năng lực đánh giá kết quả và giải quyết vân đề.
b. Năng lực chuyên biệt :
- Năng lực kiến thức vật lí.
- Năng lực phương pháp thực nghiệm.
- Năng lực trao đổi thông tin.
- Năng lực cá nhân của HS.
II. CHUẨN BỊ
1. GV: Giáo án, SGK, Dụng cụ thí nghiệm hình 19.1.
2. HS: SGK, vở ghi, 1 bình cầu, 1 nút cao su có lổ xuyên qua, 1 chậu bô can, 1 ống thủy tinh, một bình thủy nước nóng, 1 ít chất pha màu ( thuốc tím). 1 khăn lau.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định lớp (1’)
2. Kiểm tra bài cũ (7’):
a. Câu hỏi :
Câu 1 : Các chất rắn nở vì nhiệt theo quy luật nào.
Câu 2 : Nhận xét gì về sự nở vì nhiệt của các chất rắn khác nhau?
b. Đáp án và biểu điểm :
Câu 1: Chất rắn nở ra khi nóng lên và co lại khi lạnh đi.(5đ) +5BT/SBT (5đ)
Câu 2: Các chất rắn khác nhau thì nở vì nhiệt khác nhau (5đ) +5BT/SBT (5đ)
3. Bài mới
HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động (5’) Mục tiêu: HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới. Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp. |
Chất rắn nóng nở ra, lạnh co lại. Vậy đối với chất lỏng có xảy ra hiện tượng đó hay không? Nếu có xẩ ra thì có điểm gì giống và khác chất rắn không? |
HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức Mục tiêu: - Mô tả được hiện tượng nở vì nhiệt của chất lỏng. - Nhận biết được các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt khác nhau. Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp. |
||
Tìm hiểu phần thí nghiệm : Tiến hành TN như hình 19.1 SGK Quan sát hiện tượng và trả lời câu hỏi. - Mực nước trong ống thuỷ tinh như thế nào khi ta đặt bình vào nước nóng? - Khi đặt bình vào nước lạnh thì mực nước trong ống thuỷ tinh như thế nào? |
Quan sát hiện tượng và trả lời câu hỏi. - Mực nước trong ống dâng lên vì nước nóng nở ra - Hạ xuống |
1. Thí nghiệm: 2. Trả lời câu hỏi: C1: - Mực nước trong ống thủy tinh sẽ tăng lên khi nhúng vào nước nóng: chất lỏng sẽ nở ra khi nóng lên. C2: - Khi nhúng bình cầu vào nước lạnh, mực nước sẽ hạ xuống: chất lỏng gặp lạnh sẽ co lại. |
Hướng dẫn HS quan sát về sự nở vì nhiệt của các chất lỏng khác nhau và rút ra nhận xét. Làm TN như hình 19.3 - Em có nhận xét gì về sự nở vì nhiệt của 3 chất lỏng này? |
Quan sát - Nở vì nhiệt khác nhau |
C3: - Dùng ba bình cầu giống nhau để thể tích ban đầu của các chất lỏng như nhau. Cùng nhúng chung trong một chậu nước nóng để chúng có cùng một độ tăng nhiệt độ như nhau. - Nhúng ba bình cầu chứa ba loại chất lỏng khác nhau vào chậu nước nóng, ta thấy mực chất lỏng ở các ống thủy tinh dâng lên khác nhau. Vậy: Các chất lỏng khác nhau thì nở vì nhiệt khác nhau. |
- Yêu cầu cả lớp thảo luận để điền vào chỗ trống câu C4 Nhận xét |
C4: (1) tăng (2) giảm (3) không giống nhau |
3. Rút ra kết luận: - Chất lỏng nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi - Các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt khác nhau |
Hoạt động 5: Vận dụng.(5’) Năng lực hình thành cho HS sau hoạt động:Năng lực kiến thức vật lí. Năng lực trao đổi thông tin. Năng lực cá nhân của HS. |
||
- Tại sao khi đun nước, ta không nên đổ nước thật đầy ấm? - Nhận xét, thống nhất câu trả lời. - Ta sao người ta không đóng chai nước thật đầy? HS đọc và trả lời C7 - Nhận xét |
- Vì khi bị nung nóng, nước trong ấm nở ra và tràn ra ngoài - Để tránh tình trạng nắp bật ra khi chất lỏng đựng trong chai nở vì nhiệt Đọc và trả lời C7 |
4. Vận dụng: C5 - Vì khi nước nóng lên, nước trong ấm nở ra và tràn ra ngoài. C6 - Sở dĩ không đóng chai thật đầy để tránh sự bật nắp chai do sự co giãn vì nhiệt của chất lỏng. C7 - Hai bình chứa cùng một lượng chất lỏng như nhau và thể tích ban đầu như nhau, khi nhiệt độ tăng lên như nhau thì thể tích chất lỏng sẽ tăng như nhau, tức V1=V2. Gọi r1 và r2 là bán kính của các ống và h1 và h2 là chiều cao cột chất lỏng tăng thêm. Theo công thức tính thể tích, lần lượt ta có: V1=π12h1 và V2=π22h2. Vì r1 khác r2 nên h1 khác h2. |
HOẠT ĐỘNG 3: Hoạt động luyện tập (10') Mục tiêu: Luyện tập củng cố nội dung bài học Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp. |
Bài 1: Chọn câu phát biểu sai A. Chất lỏng co lại khi lạnh đi. B. Độ dãn nở vì nhiệt của các chất lỏng khác nhau là như nhau. C. Khi nhiệt độ thay đổi thì thể tích chất lỏng thay đổi. D. Chất lỏng nở ra khi nóng lên. Đáp án Độ dãn nở vì nhiệt của các chất lỏng khác nhau là khác nhau. ⇒ Đáp án B Bài 2: Làm lạnh một lượng nước từ 100oC về 50oC. Khối lượng riêng và trọng lượng riêng của nước thay đổi như thế nào? A. Cả khối lượng riêng và trọng lượng riêng đều tăng. B. Ban đầu khối lượng riêng và trọng lượng riêng giảm sau đó bắt đầu tăng. C. Cả khối lượng riêng và trọng lượng riêng đều giảm. D. Cả khối lượng riêng và trọng lượng riêng đều không đổi. Đáp án Khi giảm nhiệt độ thì m không thay đổi, còn V giảm. ⇒ Đáp án A Bài 3: Hai bình A và B giống nhau, cùng chứa đầy chất lỏng. Ban đầu nhiệt độ của chất lỏng trong hai bình là như nhau. Đặt hai bình vào trong cùng một chậu nước nóng thì thấy mực nước trong bình A dâng cao hơn bình B. Kết luận nào sau đây là đúng khi nói về các chất lỏng chứa trong hai bình? A. Chất lỏng ở hai bình giống nhau nhưng nhiệt độ của chúng khác nhau. B. Chất lỏng ở hai bình khác nhau, nhiệt độ của chúng khác nhau. C. Hai bình A và B chứa cùng một loại chất lỏng. D. Hai bình A và B chứa hai loại chất lỏng khác nhau. Đáp án Hai bình như nhau, chứa lượng chất lỏng như nhau, nhiệt độ ban đầu như nhau. Khi cho vào nước nóng thì nước bình A dâng cao hơn bình B → Chất lỏng trong bình A nở nhiều hơn bình B → Hai chất lỏng nở khác nhau → hai chất lỏng khác nhau. ⇒ Đáp án D Bài 4: Đun nóng một lượng nước đá từ 0oC đến 100oC. Khối lượng và thể tích lượng nước đó thay đổi như thế nào? A. Khối lượng không đổi, ban đầu thể tích giảm sau đó tăng. B. Khối lượng không đổi, thể tích giảm. C. Khối lượng tăng, thể tích giảm. D. Khối lượng tăng, thể tích không đổi. Đáp án - Khối lượng không phụ thuộc vào nhiệt độ. - Với nước, tại nhiệt độ 4oC nước có khối lượng riêng lớn nhất → thể tích nhỏ nhất. Do đó, khi nhiệt độ tăng từ 0oC đến 4oC thể tích giảm dần, khi nhiệt độ tăng từ 4oC đến 100oC thể tích tăng dần. ⇒ Đáp án A. Bài 5: Chọn câu trả lời đúng. Có hai bình giống hệt nhau chứa đầy chất lỏng. Một bình chứa rượu và bình còn lại chứa nước. Khi đun nóng cả hai bình ở cùng một nhiệt độ như nhau, hỏi lượng rượu hay nước trào ra khỏi bình nhiều hơn? Biết rằng rượu nở vì nhiệt lớn hơn nước. A. Nước trào ra nhiều hơn rượu B. Nước và rượu trào ra như nhau C. Rượu trào ra nhiều hơn nước D. Không đủ cơ sở để kết luận Đáp án Khi đun nóng cả hai bình ở cùng một nhiệt độ như nhau, lượng rượu trào ra khỏi bình nhiều hơn lượng nước vì rượu nở nhiều vì nhiệt hơn nước. ⇒ Đáp án C Bài 6: Kết luận nào sau đây là đúng khi nói về sự đóng băng của nước trong hồ ở các xứ lạnh? Về mùa đông, ở các xứ lạnh A. nước dưới đáy hồ đóng băng trước. B. nước ở giữa hồ đóng băng trước. C. nước ở mặt hồ đóng băng trước. D. nước trong hồ đóng băng cùng một lúc. Đáp án Sự đóng băng của nước trong hồ ở các xứ lạnh là nước ở mặt hồ đóng băng trước ⇒ Đáp án C Bài 7: Các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt ……… A. giống nhau B. không giống nhau C. tăng dần lên D. giảm dần đi Đáp án Các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt không giống nhau ⇒ Đáp án B Bài 8: Kết luận nào sau đây là đúng khi nói về sự nở ra vì nhiệt của chất lỏng? A. Chất lỏng co lại khi nhiệt độ tăng, nở ra khi nhiệt độ giảm. B. Chất lỏng nở ra khi nhiệt độ tăng, co lại khi nhiệt độ giảm. C. Chất lỏng không thay đổi thể tích khi nhiệt độ thay đổi. D. Khối lượng riêng của chất lỏng tăng khi nhiệt độ thay đổi. Đáp án Chất lỏng nở ra khi nhiệt độ tăng, co lại khi nhiệt độ giảm ⇒ Đáp án B Bài 9: Khi đặt bình cầu đựng nước vào nước nóng, người ta thấy mực chất lỏng trong ống thủy tinh mới đầu tụt xuống một ít, sau đó mới dâng lên cao hơn mức ban đầu. Điều đó chứng tỏ: A. thể tích của nước tăng nhiều hơn thể tích của bình. B. thể tích của nước tăng ít hơn thể tích của bình. C. thể tích của nước tăng, của bình không tăng. D. thể tích của bình tăng trước, của nước tăng sau và tăng nhiều hơn. Đáp án Khi đặt bình cầu đựng nước vào nước nóng, người ta thấy mực chất lỏng trong ống thủy tinh mới đầu tụt xuống một ít, sau đó mới dâng lên cao hơn mức ban đầu. Điều đó chứng tỏ thể tích của bình tăng trước, của nước tăng sau và tăng nhiều hơn. ⇒ Đáp án D Bài 10: Kết luận nào sau đây là đúng khi nói về khối lượng riêng và khối lượng của một lượng nước ở 4oC? A. Khối lượng riêng nhỏ nhất B. Khối lượng riêng lớn nhất C. Khối lượng lớn nhất D. Khối lượng nhỏ nhất Đáp án Khối lượng thì không đổi còn thể tích nước ở 4oC bé nhất nên khối lượng riêng lớn nhất ⇒ Đáp án B |
HOẠT ĐỘNG 4: Hoạt động vận dụng (8’) Mục tiêu: Vận dụng làm bài tập Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp. |
||
- Tại sao khi đun nước, ta không nên đổ nước thật đầy ấm? - Nhận xét, thống nhất câu trả lời. - Ta sao người ta không đóng chai nước thật đầy? HS đọc và trả lời C7 - Nhận xét |
- Vì khi bị nung nóng, nước trong ấm nở ra và tràn ra ngoài - Để tránh tình trạng nắp bật ra khi chất lỏng đựng trong chai nở vì nhiệt Đọc và trả lời C7 |
4. Vận dụng: C5 - Vì khi nước nóng lên, nước trong ấm nở ra và tràn ra ngoài. C6 - Sở dĩ không đóng chai thật đầy để tránh sự bật nắp chai do sự co giãn vì nhiệt của chất lỏng. C7 - Hai bình chứa cùng một lượng chất lỏng như nhau và thể tích ban đầu như nhau, khi nhiệt độ tăng lên như nhau thì thể tích chất lỏng sẽ tăng như nhau, tức V1=V2. Gọi r1 và r2 là bán kính của các ống và h1 và h2 là chiều cao cột chất lỏng tăng thêm. Theo công thức tính thể tích, lần lượt ta có: V1=πr12h1 và V2=πr22h2. Vì r1 khác r2 nên h1 khác h2. |
HOẠT ĐỘNG 5: Hoạt động tìm tòi và mở rộng (2’) Mục tiêu: Tìm tòi và mở rộng kiến thức, khái quát lại toàn bộ nội dung kiến thức đã học Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp. |
||
Vẽ sơ đồ tư duy cho bài học |
4. Dặn dò (1’):
- Về nhà học bài, làm bài tập 19.1 đến 19.7/ SBT.
- Xem trước bài mới, tiết sau học tốt hơn.
Xem thử Giáo án KHTN 6 KNTT Xem thử Giáo án KHTN 6 CTST Xem thử Giáo án KHTN 6 CD
Xem thêm các bài soạn Giáo án Vật Lí lớp 6 theo hướng phát triển năng lực mới nhất, hay khác:
- Giáo án Vật Lí 6 Bài 20: Sự nở vì nhiệt của chất khí
- Giáo án Vật Lí 6 Bài 21: Một số ứng dụng của sự nở vì nhiệt
- Giáo án Vật Lí 6 Bài 22: Nhiệt kế - Thang đo nhiệt độ
- Giáo án Vật Lí 6 Bài 23: Thực hành đo nhiệt độ
- Giáo án Vật Lí 6 Bài 24: Sự nóng chảy và sự đông đặc
Tủ sách VIETJACK shopee lớp 6-8 cho phụ huynh và giáo viên (cả 3 bộ sách):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Loạt bài Giáo án Vật Lí lớp 6 mới, chuẩn nhất của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Vật Lí 6 theo chuẩn Giáo án của Bộ GD & ĐT.
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Giáo án lớp 6 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 6 (các môn học)
- Giáo án Ngữ văn 6
- Giáo án Toán 6
- Giáo án Tiếng Anh 6
- Giáo án Khoa học tự nhiên 6
- Giáo án Lịch Sử 6
- Giáo án Địa Lí 6
- Giáo án GDCD 6
- Giáo án Tin học 6
- Giáo án Công nghệ 6
- Giáo án HĐTN 6
- Giáo án Âm nhạc 6
- Giáo án Vật Lí 6
- Giáo án Sinh học 6
- Đề thi lớp 6 (các môn học)
- Đề thi Toán 6 (có đáp án)
- Đề cương ôn tập Toán lớp 6
- Chuyên đề dạy thêm Toán 6 năm 2024 (có lời giải)
- Đề thi Ngữ Văn 6 (có đáp án)
- Chuyên đề Tiếng Việt lớp 6
- Bộ Đề thi Tiếng Anh 6 (có đáp án)
- Bộ Đề thi Khoa học tự nhiên 6 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử & Địa Lí 6 (có đáp án)
- Đề thi Địa Lí 6 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử 6 (có đáp án)
- Đề thi GDCD 6 (có đáp án)
- Đề thi Tin học 6 (có đáp án)
- Đề thi Công nghệ 6 (có đáp án)
- Đề thi Toán Kangaroo cấp độ 3 (Lớp 5, 6)