Giáo án Vật Lí 9 Bài 21: Nam châm vĩnh cửu mới nhất
Giáo án Vật Lí 9 Bài 21: Nam châm vĩnh cửu mới nhất
I.Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Mô tả được hiện tượng chứng tỏ nam châm vĩnh cửu có từ tính
- Nêu được sự tương tác giữa các từ cực của hai nam châm
- Mô tả được cấu tạo và giải thích được hoạt động của la bàn.
2. Kĩ năng:
- Xác định được từ cực của nam châm.
- Giải thích được hoạt động của la bàn, biết sử dụng la bàn để xác định phương hướng.
3. Thái độ:
- Yêu thích môn học.
4. Định hướng phát triển năng lực:
+ Năng lực chung: Năng lực sáng tạo, năng lực tự quản lí, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực tự học, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực vận dụng kiến thức vào cuộc sống, năng lực quan sát.
+ Năng lực chuyên biệt bộ môn: Năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực tính toán, năng lực thực hành, thí nghiệm
II.Chuẩn bị :
* GV: SGK+ giáo án
* HS: mỗi nhóm :2 thanh nam châm thẳng , trong đó có 1 thanh nam châm được bọc kín để che phần sơn màu và tên các cực
- Một ít vụn sắt trộn lẫn vụn gỗ , nhôm , đồng , nhựa xốp
- Một nam châm chữ U
- Một nam châm đặt trên một mũi nhọn thẳng đứng (kim nam châm)
- Một la bàn
III. Hoạt động dạy học:
1.Kiểm tra bài cũ :
( Không kiểm tra)
2.Bài mới:
Họat động của giáo viên | Họat động của học sinh | Nội dung |
---|---|---|
HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động (5’)
Mục tiêu: HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới. Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp. |
||
ĐVĐ : Giới thiệu mục tiêu và kiến thức chính học trong chương II - Điện từ học.
Nhớ lại các kiến thức đã học về từ tính của nam châm vĩnh cửu |
||
HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức
Mục tiêu: - Mô tả được hiện tượng chứng tỏ nam châm vĩnh cửu có từ tính - Nêu được sự tương tác giữa các từ cực của hai nam châm - Mô tả được cấu tạo và giải thích được hoạt động của la bàn. Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp. |
||
1: Tìm hiểu từ tính của nam châm | ||
- GV: Tổ chức cho HS nhớ lại kiến thức cũ
+ Nam châm là vật có đặc điểm gì ? - GV: Hướng dẫn HS trả lời C1. - GV: Nhận xét, thống nhất các nhóm tiến hành kiểm tra theo một phương án. (Dùng thanh nam châm đó hút sắt) - GV: Phát dụng cụ cho các nhóm. Yêu cầu các nhóm tiến hành TN Thời gian: (5p) - GV: Nhấn mạnh : nam châm có tính hút sắt. - GV: Yêu cầu HS đọc C2 Tìm hiểu: + Mục đích TN? + Dụng cụ TN? + Cách tiến hành TN? - GV: Phát dụng cụ cho các nhóm. Yêu cầu các nhóm tiến hành TN và trả lời C2. Thời gian: 5p. - GV: Hết thời gian, yêu cầu các nhóm dừng TN Yêu cầu các nhóm báo cáo kết quả. - GV: Tổ chức thảo luận lớp rút ra kết luận. - GV: Gọi 1 HS đọc mục thông tin trong SGK. |
- HS: Trả lời. - HS: Đề xuất phương án TN kiểm tra. - HS: Hoạt động nhóm tiến hành TN. - HS: Đại diện nhóm báo cáo kết quả TN. - HS: Tìm hiểu theo các yêu cầu của GV → Trả lời. - HS: Nhận dụng cụ TN. Hoạt động nhóm tiến hành TN và trả lời C2. - HS: Đại diện nhóm báo cáo. |
I.Từ tính của nam châm
1.Thí nghiệm C1: đưa thanh kim loại lại gần vụn sắt trộn lẫn vụn nhôm , đồng,... nếu thanh kim loại hút vụn sắt thì nó là nam châm C2: khi đã đứng cân bằng kim nam châm nằm dọc theo hướng Nam- Bắc. Khi đã đứng cân bằng trở lại nam châm vẫn chỉ hướng Nam - Bắc như cũ. 2.Kết luận: (SGK/58) Nam châm có hai cực: + Cực Bắc: Ghi chữ N (North) sơn màu đậm. + Cực Nam: ghi chữ S (South) sơn màu nhạt. |
2: Tương tác giữa 2 nam châm | ||
- GV: Gọi HS đọc C3, C4.
- GV: Yêu cầu HS quan sát hình 21.3 tìm hiểu: + Mục đích thí nghiệm? + Dụng cụ thí nghiệm? + Các bước tiến hành thí nghiệm? - GV: Yêu cầu HS tiến hành TN C3, C4. Thời gian: 5p - HS: Nhận dụng cụ TN. Tiến hành TN theo nhóm. Quan sát hiện tượng xảy ra. Trả lời C3, C4. - GV: Yêu cầu các nhóm báo cáo kết quả TN. - GV: Tổ chức thảo luận lớp thống nhất kết quả. - GV: Kết luận. |
- HS: Trả lời. - HS: Đại diện nhóm báo cáo TN. Trả lời C3, C4. |
II. Tương tác giữa hai nam châm
1.Thí nghiệm C3: đưa cực Nam của thanh nam châm lại gần kim nam châm → cực Bắc của kim nam châm bị hút về phía cực của thanh nam châm C4: Các cực cùng tên của hai nam châm đẩy nhau 2. Kết luận: Khi đưa từ cực của hai nam châm lại gần nhau thì chúng hút nhau nếu các cực khác tên, đẩy nhau nếu các cực khác tên. |
HOẠT ĐỘNG 3: Hoạt động luyện tập (10')
Mục tiêu: Luyện tập củng cố nội dung bài học Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp. |
||
Câu 1 : Nam châm vĩnh cửu có: A. Một cực B. Hai cực C. Ba cực D. Bốn cực Đáp án : B Câu 2 : Có hai thanh kim loại A, B bề ngoài giống hệt nhau, trong đó một thanh là nam châm. Làm thế nào để xác định được thanh nào là nam châm? A. Đưa thanh A lại gần thanh B, nếu A hút B thì A là nam châm. B. Đưa thanh A lại gần thanh B, nếu A đẩy B thì A là nam châm. C. Dùng một sợi chỉ mềm buộc vào giữa thanh kim loại rồi treo lên, nếu khi cân bằng thanh đó luôn nằm theo hướng Bắc - Nam thì đó là thanh nam châm. D. Đưa thanh kim loại lên cao rồi thả cho rơi, nếu thanh đó luôn rơi lệch về một cực của Trái Đất thì đó là nam châm. Đáp án : C Câu 3 : Một nam châm vĩnh cửu có đặc tính nào dưới đây? A. Khi bị cọ xát thì hút các vật nhẹ. B. Khi bị nung nóng lên thì có thể hút các vụn sắt. C. Có thể hút các vật bằng sắt. D. Một đầu có thể hút, còn đầu kia thì đẩy các vụn sắt. Đáp án : C Câu 4 : Chọn câu trả lời đúng. Trên thanh nam châm chỗ nào hút sắt mạnh nhất? A. Phần giữa của thanh B. Chỉ có từ cực Bắc C. Cả hai từ cực D. Mọi chỗ đều hút sắt mạnh như nhau Đáp án : C Câu 5 : Khi nào hai thanh nam châm hút nhau? A. Khi hai cực Bắc để gần nhau. B. Khi để hai cực khác tên gần nhau. C. Khi hai cực Nam để gần nhau. D. Khi để hai cực cùng tên gần nhau. Đáp án : B Câu 6 : Khi một thanh nam châm thẳng bị gãy thành hai nửa. Nhận định nào sau đây là đúng? A. Mỗi nửa tạo thành nam châm mới chỉ có một từ cực ở một đầu B. Hai nữa đều mất hết từ tính. C. Mỗi nửa tạo thành một nam châm mới có hai cực cùng tên ở hai đầu. D. Mỗi nửa tạo thành một nam châm mới có hai cực từ khác tên ở hai đầu. Đáp án : D Câu 7 : Vì sao có thể nói rằng Trái Đất giống như một thanh nam châm khổng lồ? A. Vì Trái Đất hút tất cả các vật về phía nó. B. Vì Trái Đất hút các vật bằng sắt về phía nó. C. Vì Trái Đất hút các thanh nam châm về phía nó. D. Vì mỗi cực của thanh nam châm để tự do luôn hướng về một cực của Trái Đất. Đáp án : D Câu 8 : Trong bệnh viện, các bác sĩ phẫu thuật có thể lấy các mạt sắt nhỏ li ti ra khỏi mắt của bệnh nhân một cách an toàn bằng dụng cụ nào sau đây? A. Dùng kéo B. Dùng nam châm C. Dùng kìm D. Dùng một viên bi còn tốt Đáp án : B Câu 9 : Hai nam châm được đặt như sau: Thanh nam châm (2) lơ lửng ở trên thanh nam châm (1) là do: A. Lực hút giữa hai nam châm do 2 cực cùng tên ở gần nhau. B. Lực đẩy giữa hai nam châm do 2 cực cùng tên ở gần nhau. C. Lực hút giữa hai nam châm do 2 cực khác tên ở gần nhau. D. Lực đẩy giữa hai nam châm do 2 cực khác tên ở gần nhau. Đáp án : B |
||
HOẠT ĐỘNG 4: Hoạt động vận dụng (8’)
Mục tiêu: Vận dụng làm bài tập Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp. |
||
- GV: Yêu cầu HS trả lời C5. - GV: Kết luận. - GV: la bàn dùng để làm gì? - GV: Quan sát hình 21.4 cho biết cấu tạo của la bàn? - GV: Hướng dẫn HS thảo luận và trả lời 7, C8. |
- HS: Trả lời. - HS: Trả lời. - HS: Trả lời. |
III. Vận dụng
C5: Có thể tổ xung chi đã lắp đặt trên xe 1 thanh nam châm C6: Bộ phận chỉ hướng của la bàn là kim nam châm, bởi vì tại mọi vị trí trên trái đất ( trừ ở hai cực) kim nam châm luôn chỉ hướng Nam - Bắc C7: Đầu nào của nam châm có ghi chữ N là cực Bắc, đầu nào có ghi chữ S là cực Nam. Đối với nam châm không ghi chữ, chỉ có sơn màu, cần vận dụng kiến thức đã biết để Hiểu được các cực của nam châm. C8: Trên hình 21.5 SGK, sát với cực có ghi chữ N (cực Bắc) của thanh nam châm treo trên dây là cực Nam của thanh nam châm |
HOẠT ĐỘNG 5: Hoạt động tìm tòi và mở rộng (2’)
Mục tiêu: Tìm tòi và mở rộng kiến thức, khái quát lại toàn bộ nội dung kiến thức đã học Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp. |
||
Sưu tầm một số loại nam châm: Hình dáng, màu sắc..
- Trong cuộc sống, nam châm vĩnh cửu được sản xuất với nhiều hình dạng khác nhau và bằng vật liệu khác nhau + Về hình dạng: dạng chữ U, dạng thanh, dạng trụ, dạng đĩa... + Về vật liệu khác nhau như nam châm đen (nam châm ferrite), nam châm trắng (nam châm đất hiếm), nam châm dẻo (làm từ hợp chất của nhựa hoặc cao su với một loại bột sắt)... |
4. Hướng dẫn về nhà:
- Đọc phần” có thể em chưa biết”
- Học kĩ bài và làm bài tập 21(SBT)
* Rút kinh nghiệm:
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
Xem thêm các bài soạn Giáo án Vật Lí lớp 9 theo hướng phát triển năng lực mới nhất, hay khác:
- Giáo án Vật Lí 9 Bài 22: Tác dụng từ của dòng điện - Từ trường
- Giáo án Vật Lí 9 Bài 23: Từ phổ - Đường sức từ
- Giáo án Vật Lí 9 Bài 24: Từ trường của ống dây có dòng điện chạy qua
- Giáo án Vật Lí 9 Bài 25: Sự nhiễm từ của sắt, thép - Nam châm điện
- Giáo án Vật Lí 9 Bài 26: Ứng dụng của nam châm
Tủ sách VIETJACK luyện thi vào 10 cho 2k10 (2025):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Loạt bài Giáo án Vật Lí lớp 9 mới, chuẩn nhất, theo hướng phát triển năng lực của chúng tôi được biên soạn bám sát mẫu Giáo án chuẩn môn Vật Lí 9 của Bộ GD & ĐT.
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Giáo án lớp 9 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 9 (các môn học)
- Giáo án Toán 9
- Giáo án Ngữ văn 9
- Giáo án Tiếng Anh 9
- Giáo án Khoa học tự nhiên 9
- Giáo án Vật Lí 9
- Giáo án Hóa học 9
- Giáo án Sinh học 9
- Giáo án Địa Lí 9
- Giáo án Lịch Sử 9
- Giáo án GDCD 9
- Giáo án Tin học 9
- Giáo án Công nghệ 9
- Đề thi lớp 9 (các môn học)
- Đề thi Ngữ Văn 9 (có đáp án)
- Đề thi Toán 9 (có đáp án)
- Đề thi Tiếng Anh 9 mới (có đáp án)
- Đề thi Tiếng Anh 9 (có đáp án)
- Đề thi Khoa học tự nhiên 9 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử và Địa Lí 9 (có đáp án)
- Đề thi GDCD 9 (có đáp án)
- Đề thi Tin học 9 (có đáp án)
- Đề thi Công nghệ 9 (có đáp án)