Giáo án Vật Lí 9 Kết nối tri thức (năm 2024 mới nhất) | Giáo án Vật Lí 9
Tài liệu Giáo án Vật Lí 9 Kết nối tri thức mới, chuẩn nhất theo mẫu Kế hoạch bài dạy (KHBD) chuẩn của Bộ GD&ĐT giúp Thầy/Cô dễ dàng soạn giáo án môn Vật Lí 9 theo chương trình sách mới.
Giáo án Vật Lí 9 Kết nối tri thức (năm 2024 mới nhất)
Chỉ từ 500k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án KHTN 9 Kết nối tri thức (cả năm) bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt:
- B1: Gửi phí vào tk:
1053587071
- NGUYEN VAN DOAN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
Giáo án KHTN 9 Bài 2: Động năng. Thế năng - Kết nối tri thức
I. Mục tiêu
Sau khi học sinh học xong bài này, sẽ đạt được:
1. Về kiến thức:
- Viết được biểu thức tính động năng của vật.
- Viết được biểu thức tính thế năng của vật ở gần mặt đất.
2. Về năng lực:
2.1. Năng lực chung
- Năng lực tự chủ và tự học: Tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, để tìm hiểu về động năng, thế năng.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Cùng với các bạn trong nhóm hỗ trợ nhau để thực hiện tốt nhiệm vụ giáo viên giao.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: GQVĐ phát sinh khi làm việc với các bạn, thực hiện nhiệm vụ của gv giao.
2.2. Năng lực khoa học tự nhiên
- Nhận biết vật có động năng, thế năng.
- Viết được biểu thức động năng, thế năng.
- Vận dụng công thức tính toán linh hoạt, để giải được các bài tập liên quan.
3. Về phẩm chất:
Thông qua thực hiện bài học sẽ tạo điều kiện để học sinh:
- Thích thú với bài học.
- Có trách nhiệm trong hoạt động nhóm, chủ động nhận và thực hiện nhiệm vụ được giao.
- Cẩn thận trong việc giải các bài tập.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
1. Chuẩn bị của giáo viên.
- Bài giảng ppt, laptop.
- Phiếu học tập.
- Dụng cụ thí nghiệm: 2 hòn đá (khối lượng khác nhau), khay hình chữ nhật bằng kính trong suốt, cát mịn.
2. Chuẩn bị của học sinh.
- Vở ghi + SGK + Đồ dùng học tập + Đọc trước bài ở nhà.
III. Tiến trình dạy học
1. Hoạt động 1: Mở đầu
a. Mục tiêu: Khơi gợi tính tò mò của học sinh đối với bài học.
b. Nội dung: GV đưa ra tình huống có vấn đề: Khi chơi xích đu, động năng của người chơi thay đổi như thế nào trong khi chuyển động từ vị trí cao nhất A tới vị trí thấp nhất O?
c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh.
Dự đoán câu trả lời của HS: Khi chuyển động từ vị trí cao nhất A tới vị trí thấp nhất O động năng của người chơi tăng dần.
d. Tổ chức thực hiện
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
* Chuyển giao nhiệm vụ học tập GV nêu tình huống có vấn đề: Khi chơi xích đu, động năng của người chơi thay đổi như thế nào trong khi chuyển động từ vị trí cao nhất A tới vị trí thấp nhất O? * Thực hiện nhiệm vụ học tập - HS suy nghĩ câu trả lời. * Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - HS trả lời câu hỏi của GV. (Dự kiến ở mục c. Sản phẩm) * Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, ghi nhận các ý kiến của HS. - GV chưa chốt kiến thức mà dẫn dắt vào bài học mới: Để giải thích câu hỏi này đầy đủ và chính xác, chúng ta cùng đi vào bài học ngày hôm nay. |
Bài 2. Động năng. Thế năng |
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
2.1. Hoạt động 2.1: Tìm hiểu về động năng
a. Mục tiêu:
- HS nêu được khái niệm động năng.
- Biết động năng phụ thuộc vào yếu tố: Khối lượng, tốc độ.
b. Nội dung:
- GV cho HS quan sát một số video như:
+ Viên bi chuyển động đến đập vào viên bi khác làm cho chúng biến đổi chuyển động.
+ Các phần tử khí chuyển động tạo thành gió có thể làm di chuyển thuyền buồm, làm quay tua-bin của máy phát điện gió.
- Sau đó, GV cho HS nhận xét, ở những video trên xuất hiện năng lượng nào? Và tự phát biểu khái niệm động năng?
- GV cho HS quan sát video thí nghiệm (tạo hiệu ứng thí nghiệm trong ppt):
Cách làm thí nghiệm:
Thí nghiệm 1: Cho quả cầu A bằng thép lăn từ vị trí (1) trên máng nghiêng xuống đập vào miếng gỗ B.
Thí nghiệm 2: Cho quả cầu A lăn trên máng nghiêng từ vị trí (2) cao hơn vị trí (1) tới đập vào miếng gỗ B.
Câu hỏi 1: Em hãy so sánh tốc độ của quả cầu lúc đập vào miếng gỗ B thay đổi thế nào so với thí nghiệm 1? Từ đó suy ra động năng của quả cầu phụ thuộc thế nào vào tốc độ của nó?
Thí nghiệm 3: Thay quả cầu A bằng quả cầu A’ có khối lượng lớn hơn và cho lăn trên máng nghiêng từ vị trí (2), đập vào miếng gỗ B.
Câu hỏi 2: Em hãy nhận xét hiện tượng xảy ra có gì khác so với thí nghiệm 2? Từ đó suy ra, động năng của quả cầu còn phụ thuộc thế nào vào khối lượng của nó.
Từ đây, GV mời HS trả lời câu hỏi 3: Từ các thí nghiệm trên cho thấy động năng phụ thuộc những yếu tố gì?
- GV thông báo công thức tính động năng của vật và nêu rõ các đại lượng.
c. Sản phẩm:
Dự kiến câu trả lời của HS:
Trả lời câu hỏi 1: Tốc độ của quả cầu A ở thí nghiệm 2 đập vào miếng gỗ B lớn hơn ở thí nghiệm 1. Động năng của quả cầu phụ thuộc vào tốc độ.
Trả lời câu hỏi 2: Quả cầu A’ đẩy miếng gỗ B đi một quãng đường lớn hơn so với quả cầu A đẩy miếng gỗ B. Động năng của quả cầu phụ thuốc vào khối lượng.
Trả lời câu hỏi 3: Động năng phụ thuộc vào khối lượng, tốc độ.
................................
................................
................................
Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Giáo án Khoa học tự nhiên 9 Kết nối tri thức mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:
Xem thêm giáo án lớp 9 các môn học hay khác:
Bài tập, đề thi lớp 9 các môn học hay khác:
Sách VietJack thi THPT quốc gia 2025 cho học sinh 2k7:
- Giáo án lớp 1 (các môn học)
- Giáo án lớp 2 (các môn học)
- Giáo án lớp 3 (các môn học)
- Giáo án lớp 4 (các môn học)
- Giáo án lớp 5 (các môn học)
- Giáo án lớp 6 (các môn học)
- Giáo án lớp 7 (các môn học)
- Giáo án lớp 8 (các môn học)
- Giáo án lớp 9 (các môn học)
- Giáo án lớp 10 (các môn học)
- Giáo án lớp 11 (các môn học)
- Giáo án lớp 12 (các môn học)
- Đề thi lớp 1 (các môn học)
- Đề thi lớp 2 (các môn học)
- Đề thi lớp 3 (các môn học)
- Đề thi lớp 4 (các môn học)
- Đề thi lớp 5 (các môn học)
- Đề thi lớp 6 (các môn học)
- Đề thi lớp 7 (các môn học)
- Đề thi lớp 8 (các môn học)
- Đề thi lớp 9 (các môn học)
- Đề thi lớp 10 (các môn học)
- Đề thi lớp 11 (các môn học)
- Đề thi lớp 12 (các môn học)