Giáo án Vật Lí 9 Bài 33: Dòng điện xoay chiều mới nhất
Giáo án Vật Lí 9 Bài 33: Dòng điện xoay chiều mới nhất
I. Mục tiêu
1. Kiến thức:
- Hiểu được sự phụ thuộc của chiều dòng điện cảm ứng và sự biến đổi của số đường sức từ qua tiết diện S của cuộn dây.
- Phát biểu được đặc điểm của dòng điện xoay chiều là dòng điện cảm ứng có chiều luân phiên thay đổi.
- Bố trí TN tạo ra dòng điện xoay chiều trong cuộn dây dẫn kín theo 2 cách, cho nam châm quay hoặc cho cuộn dây quay, dùng đèn LED để phát hiện sự đổi chiều của dòng điện.
- Dựa vào quan sát TN để rút ra điều kiện chung làm xuất hiện dòng điện cảm ứng xoay chiều.
2. Kĩ năng:
- Quan sát và mô tả chính xác hiện tượng xảy ra.
- Kĩ năng tiến hành thí nghiệm.
3. Thái độ:
- Cẩn thận, tỉ mỉ, yêu thích bộ môn.
- Có sự tương tác giữa các thành viên trong nhóm.
- Hiểu được lợi ích của dòng điện xoay chiều so với dòng điện một chiều.
4. Định hướng phát triển năng lực:
+ Năng lực chung: Năng lực sáng tạo, năng lực tự quản lí, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực tự học, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực vận dụng kiến thức vào cuộc sống, năng lực quan sát.
+ Năng lực chuyên biệt bộ môn: Năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực tính toán, năng lực thực hành, thí nghiệm
II. Chuẩn bị:
1.Giáo viên:
- 1 bộ TN phát hiện dòng điện xoay chiều gồm 1 cuộn dây dẫn kín có mắc 2 bóng đèn LED //, ngược chiều có thể quay trong từ trường của 1 nam châm, 2 nam châm.
- Một nam châm có thể quay quanh trục cố định.
- Một vôn kế một chiều và một vôn kế xoay chiều.
- Một nguồn điện pin 6V; 1 máy biến áp 6V.
2.Học sinh:
- 1 cuộn dây dẫn kín có 2 bóng đèn LED mắc //, ngược chiều vào mạch điện.
- 1 nam châm vĩnh cửu.
III. Hoạt động dạy học:
2. Kiểm tra bài cũ : (5p)
(Không kiểm tra)
3. Bài mới
Họat động của giáo viên | Họat động của học sinh | Nội dung |
---|---|---|
HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động (5’)
Mục tiêu: HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới. Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp. |
||
- GV: Đưa cho HS xem nguồn điện pin 6V và nguồn điện 6V lấy từ lưới điện trong phòng. Láp bóng đèn vào hai nguồn điện trên → Đèn đều sáng → Đều có dòng điện.
- Mắc vôn kế một chiều vào nguồn điện pin → kim vôn kế quan. Mắc vôn kế 1 chiều vào nguồn điện 6V lấy từ lưới điện trong nhà , kim vôn kế không quay. Đổi chỗ chốt cắm → Kim vẫn không quay. Chúng ta sẽ tìm hiểu bài học hôm nay |
||
HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức
Mục tiêu: sự phụ thuộc của chiều dòng điện cảm ứng và sự biến đổi của số đường sức từ qua tiết diện S của cuộn dây. Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp. |
||
1: Phát hiện dòng điện cảm ứng có thể đổi chiềuvà tìm hiểu xem trong trường hợp nào dòng điện cảm ứng đổi chiều. | ||
? Hỏi: Tại sao trong trường hợp thứ hai kim điện kế không quay mặc dù vẫn có dòng điện? Hai dòng điện có giống nhau không? Dòng điện lấy từ lưới điện trong nhà có phải là dòng điện một chiều không?
- GV: Yêu cầu HS đọc nội dung câu C1. - GV: Giới thiệu về cách mắc hai đèn LED trong cuộn dây và nguyên lý hoạt động của hai bóng đèn này. - GV: Yêu cầu HS làm TN và trả lời C1. Thời gian: 5p. - GV: Yêu cầu các nhóm so sánh sự biến thiên số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây kín trong hai trường hợp. - GV: Yêu cầu đại diện nhóm mô tả TN và trả lời C1. - GV: Nhận xét. Chốt lại: Chiều dòng điện cảm ứng trong hai trường hợp trên là ngược nhau. - GV: Gọi 2 HS đọc phần kết luận. |
- HS: Hoạt động nhóm
+ Nhận dụng cụ TN. + Tiến hành TN. + Quan sát TN và trả lời C1. - HS: Hoạt động nhóm thảo luận - HS: Đại diện nhóm trình bày. |
I. Chiều của dòng điện cảm ứng 1.Thí nghiệm: (Hình 33.1/SGK) C1: Khi đưa 1 cực của nam châm từ xa vào gần đầu 1 cuộn dây thì số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây dẫn tăng, 1 đèn sáng, sau đó cực này ra xa cuộn dây thì số đường sức từ giảm, đèn thứ 2 sáng. Dòng điện cảm ứng trong khung đổi chiều khi số đường sức từ đang tăng chuyển sang giảm 2. Kết luận : sgk/91 |
2: Tìm hiểu khái niệm mới: Dòng điện xoay chiều. | ||
- GV: Yêu cầu cá nhân đọc mục 3 tìm hiểu khái niệm dòng điện xoay chiều.
- GV: Liên hệ thực tế và tên viết tắt của các dụng cụ sử dụng dòng điện xoay chiều. |
- HS: Tìm hiểu khái niệm dòng điện xoay chiều. |
3. Dòng điện xoay chiều Dòng điện cảm ứng luân phiên đổi chiều → Dòng điện xoay chiều. |
3: Tìm hiểu cách tạo ra dòng điện xoay chiều. | ||
- GV: Có những cách nào để tạo ra dòng điện xoay chiều?
- GV: Kết luận. - GV: Yêu cầu HS nghiên cứu 2 cách tạo ra dòng điện xoay chiều trong SGK. - GV: Kết luận. - GV: Làm TN kiểm chứng. - GV: Có thể giải thích khi khung quany nhanh → Hai đèn sáng gần như đồng thời do hiện tượng lưu ảnh trên võng mạc. - GV: Yêu cầu 2-3 HS đọc phần kết luận SGK/91. |
- HS: Trả lời. - HS: Đọc câu C2 → Trả lời câu C2. Nêu dự đoán về chiều dòng điện cảm ứng xuất hiện trong cuộn dây. - HS: làm thí nghiêm kiểm chứng → Kết luận. - HS: Đọc và trả lời C3. - HS: Quan sát → Kết luận. |
II. cách tạo ra dòng điện xoay chiều
1. Cho nam châm quay trước cuộn dây dẫn kín C2: Khi cực N của nam châm lại gần cuộn dây thì số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây tăng, khi cực N ra xa cuộn dây thì số đường sức từ qua S giảm, khi nam châm quay liên tục thì số đường sức từ xuyên qua S luân phiên tăng giảm. Vậy dòng điện cảm ứng xuất hiện trong cuộn dây là dòng điện xoay chiều 2. Cho cuộn dây dẫn quay trong từ trường C3: Khi cuộn dây quay từ vị trí 1 sang vị trí 2 thì số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây tăng. Khi cuộn dây từ vị trí 2 quay tiếp thì số đường sức từ xuyên qua tiết diện S giảm. Nếu cuộn dây quay liên tục thì số đường sức từ xuyên qua tiết diện luân phiên tăng, giảm. Dòng điện cảm ứng xuất hiện trong cuộn dây là dòng điện xoay chiều. 3. Kết luận: sgk/91 |
HOẠT ĐỘNG 3: Hoạt động luyện tập (10')
Mục tiêu: Luyện tập củng cố nội dung bài học Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp. |
||
Câu 1 : Dòng điện xoay chiều là: A. dòng điện luân phiên đổi chiều. B. dòng điện không đổi. C. dòng điện có chiều từ trái qua phải. D. dòng điện có một chiều cố định. Câu 2 : Có mấy cách tạo ra dòng điện xoay chiều? A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 3 : Dòng điện cảm ứng trong cuộn dây dẫn kín đổi chiều khi: A. số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây tăng lên. B. số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây đang tăng mà chuyển sang giảm hoặc ngược lại đang giảm mà chuyển sang tăng. C. số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây giảm đi. D. số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây không thay đổi. Câu 4 : Một khung dây dẫn kín được đặt trong từ trường như hình. Chọn phát biểu đúng. Khi cho khung quay quanh trục PQ nằm ngang: A. Trong khung không xuất hiện dòng điện xoay chiều do số đường sức từ qua khung dây luôn bằng không. B. Trong khung xuất hiện dòng điện xoay chiều. C. Trong khung không xuất hiện dòng điện xoay chiều do số đường sức từ qua khung dây luôn thay đổi. D. Không xác định được trong khung có dòng điện xoay chiều hay không. Câu 5 : Trường hợp nào dưới đây thì trong cuộn dây dẫn kín xuất hiện dòng điện cảm ứng xoay chiều? A. Cho nam châm chuyển động lại gần cuộn dây. B. Cho cuộn dây quay trong từ trường của nam châm và cắt các đường sức từ. C. Đặt thanh nam châm vào trong lòng ống dây rồi cho cả hai đều quay quanh một trục. D. Đặt một cuộn dây dẫn kín trước một thanh nam châm rồi cho cuộn dây quay quanh trục của nó. Câu 6 : Trong thí nghiệm như hình sau, dòng điện xoay chiều xuất hiện trong cuộn dây dẫn kín khi: A. Nam châm đứng yên, cuộn dây quay quanh trục PQ. B. Nam châm và cuộn dây đều quay quanh trục PQ. C. Nam châm và cuộn dây chuyển động thẳng cùng chiều với cùng vận tốc. D. Nam châm đứng yên, cuộn dây quay quanh trục AB. Câu 7 : Trường hợp nào dưới đây trong cuộn dây không xuất hiện dòng điện cảm ứng xoay chiều? A. Cho nam châm quay trước một cuộn dây dẫn kín, các đường sức từ bị cuộn dây cắt ngang. B. Cho cuộn dây dẫn kín quay trong từ trường của nam châm và cắt các đường sức từ của từ trường. C. Liên tục cho một cực của nam châm lại gần rồi ra xa một đầu cuộn dây dẫn kín. D. Đặt trục Bắc Nam của thanh nam châm trùng với trục của một ống dây rồi cho nam châm quay quanh trục đó. Câu 8 : Khi nào thì dòng điện cảm ứng trong một cuộn dây dẫn kín đổi chiều? A. Nam châm đang chuyển động thì dừng lại. B. Cuộn dây dẫn đang quay thì dừng lại. C. Số đường sức từ xuyên qua tiết diện cuộn dây đang tăng thì giảm hoặc ngược lại. D. Số đường sức từ xuyên qua tiết diện cuộn dây liên tục tăng hoặc liên tục giảm. Câu 9 : Treo một thanh nam châm ở đầu một sợi dây và cho dao động quanh vị trí cân bằng OA như hình: Dòng điện cảm ứng xuất hiện trong cuộn dây dẫn kín B là: A. Dòng điện xoay chiều B. Dòng điện có chiều không đổi C. Không xuất hiện dòng điện trong cuộn dây. D. Không xác định được. Câu 10 : Bố trí thí nghiệm như hình: Chọn phát biểu đúng khi ta tiến hành đưa thanh nam châm từ ngoài vào trong cuộn dây và từ trong ra ngoài cuộn dây. A. Khi đưa thanh nam châm từ ngoài vào trong cuộn dây và từ trong ra ngoài cuộn dây thì 2 đèn led sáng. B. Khi đưa thanh nam châm từ ngoài vào trong cuộn dây và từ trong ra ngoài cuộn dây thì 2 đèn led không sáng. C. Khi đưa thanh nam châm từ ngoài vào trong cuộn dây thì 1 đèn led sáng và từ trong ra ngoài cuộn dây thì đèn led còn lại sáng. D. Khi đưa thanh nam châm từ ngoài vào trong cuộn dây thì 2 đèn led không sáng, khi đưa thanh nam châm từ trong ra ngoài cuộn dây thì hai đèn led sáng. |
||
HOẠT ĐỘNG 4: Hoạt động vận dụng (8’)
Mục tiêu: Vận dụng làm bài tập Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp. |
||
- GV: Hướng dẫn HS trả lời câu hỏi C4 của phần vận dụng sgk. | - HS: Trả lời C4. | III. Vận dụng
C4: Khi khung dây quay nửa vòng tròn thì số đường sức từ qua khung dây tăng. Trên nửa vòng tròn sau, số đường sức từ giảm nên dòng điện đổi chiều, đèn thứ 2 sáng |
HOẠT ĐỘNG 5: Hoạt động tìm tòi và mở rộng (2’)
Mục tiêu: Tìm tòi và mở rộng kiến thức, khái quát lại toàn bộ nội dung kiến thức đã học Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp. |
||
- GV: + Điều kiện dòng điện cảm ứng xoay chiều trong cuộn dây dẫn kín?
+ Cách tạo ra dòng điện xoay chiều? - GV thông báo: Dòng điện một chiều có hạn chế là khó truyền tải điện năng đi xa, việc sản xuất tốn kém và sử dụng ít tốn kém. Dòng điện xoay chiều có nhiều ưu điểm hơn dòng điện một chiều và khi cần có thể chỉnh lưu thành dòng điện một chiều bằng những thiết bị rất đơn giản. Vì vậy cần phải tăng cường sản xuất và sử dụng dòng điện xoay chiều. Sản xuất các thiết bị chỉnh lưu để chuyển đổi dòng điện xoay chiều thành dòng điện một chiều. |
4. Hướng dẫn về nhà:
- Học và làm bài tập 33 (SBT)
- Đọc và chuẩn bị nội dung bài tiếp theo.
- Nhận xét giờ học.
* Rút kinh nghiệm:
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
Xem thêm các bài soạn Giáo án Vật Lí lớp 9 theo hướng phát triển năng lực mới nhất, hay khác:
- Giáo án Vật Lí 9 Bài 34: Máy phát điện xoay chiều
- Giáo án Vật Lí 9 Bài 35: Các tác dụng của dòng điện xoay chiều - Đo cường độ và hiệu điện thế xoay chiều
- Giáo án Vật Lí 9 Bài 36: Truyền tải điện năng đi xa
- Giáo án Vật Lí 9 Bài 37: Máy biến thế
- Giáo án Vật Lí 9 Bài 38: Thực hành : Vận hành máy phát điện và máy biến thế
Tủ sách VIETJACK luyện thi vào 10 cho 2k10 (2025):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Loạt bài Giáo án Vật Lí lớp 9 mới, chuẩn nhất, theo hướng phát triển năng lực của chúng tôi được biên soạn bám sát mẫu Giáo án chuẩn môn Vật Lí 9 của Bộ GD & ĐT.
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Giáo án lớp 9 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 9 (các môn học)
- Giáo án Toán 9
- Giáo án Ngữ văn 9
- Giáo án Tiếng Anh 9
- Giáo án Khoa học tự nhiên 9
- Giáo án Vật Lí 9
- Giáo án Hóa học 9
- Giáo án Sinh học 9
- Giáo án Địa Lí 9
- Giáo án Lịch Sử 9
- Giáo án GDCD 9
- Giáo án Tin học 9
- Giáo án Công nghệ 9
- Đề thi lớp 9 (các môn học)
- Đề thi Ngữ Văn 9 (có đáp án)
- Đề thi Toán 9 (có đáp án)
- Đề thi Tiếng Anh 9 mới (có đáp án)
- Đề thi Tiếng Anh 9 (có đáp án)
- Đề thi Khoa học tự nhiên 9 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử và Địa Lí 9 (có đáp án)
- Đề thi GDCD 9 (có đáp án)
- Đề thi Tin học 9 (có đáp án)
- Đề thi Công nghệ 9 (có đáp án)