Trắc nghiệm Hóa 10 Chân trời sáng tạo Bài 4 (có đáp án): Cấu trúc lớp vỏ electron của nguyên tử
Với 15 bài tập trắc nghiệm Hóa 10 Bài 4: Cấu trúc lớp vỏ electron của nguyên tử sách Chân trời sáng tạo có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Hóa học 10.
Trắc nghiệm Hóa 10 Chân trời sáng tạo Bài 4 (có đáp án): Cấu trúc lớp vỏ electron của nguyên tử
Câu 1. Phát biểu đúng khi nói về mô hình nguyên tử hiện đại là
A. Các electron chuyển động theo những quỹ đạo hình tròn hay bầu dục xác định xung quanh hạt nhân.
B. Trong nguyên tử, các electron chuyển động rất nhanh xung quanh hạt nhân theo một quỹ đạo xác định, tạo thành đám mây electron.
C. Trong nguyên tử, các electron chuyển động rất nhanh xung quanh hạt nhân không theo một quỹ đạo xác định, tạo thành đám mây electron.
D. Các electron chuyển động theo những quỹ đạo hình tròn hay bầu dục xác định xung quanh hạt nhân, tạo thành đám mây electron.
Câu 2. Orbital nguyên tử (kí hiệu là AO) là
A. khu vực không gian xung quanh hạt nhân nguyên tử mà xác suất tìm thấy electron trong khu vực đó là lớn nhất (khoảng 90%);
B. khu vực không gian trong hạt nhân nguyên tử mà xác suất tìm thấy electron trong khu vực đó là lớn nhất (khoảng 90%);
C. khu vực không gian xung quanh hạt nhân nguyên tử mà xác suất tìm thấy electron trong khu vực đó là nhỏ nhất (khoảng 10%);
D. khu vực không gian xung quanh hạt nhân nguyên tử mà xác suất tìm thấy proton trong khu vực đó là nhỏ nhất (khoảng 10%).
Câu 3. Hình dưới đây cho biết hình dạng của orbital
A. s;
B. p;
C. d;
D. f.
Câu 4. Trong nguyên tử, các electron được sắp xếp thành từng lớp từ gần đến xa hạt nhân. Kí hiệu của các lớp thứ 1, lớp 2, lớp 3, lớp 4 lần lượt là
A. A, B, C, D;
B. V, X, Y, Z,
C. K, L, M, N
D. M, N, O, P
Câu 5. Khẳng định nào sau đây là đúng?
A. Các electron trên cùng một lớp có năng lượng bằng nhau, trên cùng một phân lớp có năng lượng gần bằng nhau;
B. Các electron trên cùng một lớp có năng lượng gần bằng nhau, trên cùng một phân lớp có năng lượng bằng nhau;
C. Các electron trên cùng một lớp, phân lớp đều có mức năng lượng bằng nhau;
D. Các electron trên cùng một lớp, phân lớp có mức năng lượng gần bằng nhau.
Câu 6. Các phân lớp s, p, d và f lần lượt có các số AO tương ứng là
A. 1; 4; 9; 16
B. 1; 2; 3; 4
C. 1; 3; 5; 7
D. 2; 6; 10; 14
Câu 7. Với 4 lớp đầu (1, 2, 3, 4) số phân lớp trong mỗi lớp bằng
A. 2 lần số thứ tự của lớp đó
B. số thứ tự của lớp đó
C. bình phương số thứ tự của lớp đó
D. không xác định
Câu 8. Theo nguyên lí Pauli
A. Mỗi orbital chỉ chứa tối đa 2 electron và có chiều tự quay ngược nhau.
B. Mỗi orbital chỉ chứa tối đa 1 electron.
C. Mỗi orbital chỉ chứa tối đa 2 electron và có cùng chiều tự quay.
D. Mỗi orbital chứa tối đa 3 electron.
Câu 9. Số electron tối đa trong lớp thứ n (n ≤ 4) là
A. n
B. 2n
C. 2n2
D. n2
Câu 10. Khẳng định sai là
A. Các phân lớp s2, p6, d10, f14 chứa đủ số electron tối đa gọi là phân lớp bão hòa.
B. Các phân lớp s1, p3, d5, f7 chứa một nửa số electron tối đa gọi là phân lớp nửa bão hòa.
C. Các phân lớp chưa đủ số electron tối đa gọi là phân lớp chưa bão hòa.
D. Trong cùng một phân lớp chưa bão hòa, các electron sẽ phân bố vào các orbital sao cho số electron độc thân là tối thiểu.
Câu 11. Nguyên tử N có Z = 7. Số electron độc thân trong nguyên tử N là
A. 7
B. 5
C. 3
D. 1
Câu 12. Cho nguyên tử Fe có Z = 26. Cấu hình electron của nguyên tử Fe là
A. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d8
B. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 4d8
C. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 4s2 3d6
D. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d6 4s2
Câu 13. Nguyên tử X có cấu hình electron 1s2 2s2 2p6 3s2 3p5. Khẳng định sai là
A. Nguyên tử X có 17 electron;
B. Phân lớp 3p của nguyên tử X chưa bão hòa;
C. Nguyên tử X có 5 electron ở lớp ngoài cùng;
D. Nguyên tử X có 3 lớp electron.
Câu 14. Nguyên tố Y có 2 lớp electron, lớp thứ hai có 5 electron. Số hiệu nguyên tử của Y là
A. 2
B. 5
C. 7
D. 9
Câu 15. Cho nguyên tố A có Z = 11. A là nguyên tố
A. kim loại
B. phi kim
C. khí hiếm
D. có thể là kim loại hoặc phi kim
Xem thêm bài tập trắc nghiệm Hóa học lớp 10 có đáp án sách Chân trời sáng tạo hay khác:
Trắc nghiệm Hóa học 10 Bài 5: Cấu tạo bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học
Trắc nghiệm Hóa học 10 Bài 7: Định luật tuần hoàn – Ý nghĩa của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 10 hay khác:
- Giải sgk Hóa học 10 Chân trời sáng tạo
- Giải Chuyên đề Hóa học 10 Chân trời sáng tạo
- Giải SBT Hóa học 10 Chân trời sáng tạo
- Giải lớp 10 Chân trời sáng tạo (các môn học)
- Giải lớp 10 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 10 Cánh diều (các môn học)
Tủ sách VIETJACK shopee lớp 10-11 cho học sinh và giáo viên (cả 3 bộ sách):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Soạn văn 10 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 10 (ngắn nhất) - CTST
- Soạn văn 10 (siêu ngắn) - CTST
- Giải Toán 10 - CTST
- Giải Tiếng Anh 10 Global Success
- Giải Tiếng Anh 10 Friends Global
- Giải sgk Tiếng Anh 10 iLearn Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 10 Explore New Worlds
- Giải sgk Vật lí 10 - CTST
- Giải sgk Hóa học 10 - CTST
- Giải sgk Sinh học 10 - CTST
- Giải sgk Địa lí 10 - CTST
- Giải sgk Lịch sử 10 - CTST
- Giải sgk Kinh tế và Pháp luật 10 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 10 - CTST