Trắc nghiệm Hóa học 12 Cánh diều Bài 14 (có đáp án): Tính chất hoá học của kim loại

Với 15 câu hỏi trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 14: Tính chất hoá học của kim loại có đáp án chi tiết đầy đủ các mức độ sách Cánh diều sẽ giúp học sinh lớp 12 ôn luyện trắc nghiệm Hóa 12 Bài 14.

Trắc nghiệm Hóa học 12 Cánh diều Bài 14 (có đáp án): Tính chất hoá học của kim loại

Phần I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Mỗi câu hỏi chỉ chọn một phương án trả lời.

Câu 1. Kim loại nào sau đây không phản ứng với dung dịch HCl loãng?

Quảng cáo

A. Đồng.                

B. Calcium.               

C. Magnesium.               

D. Kẽm.

Câu 2.  Cho dãy các kim loại sau: K, Ca, Mg, Fe, Cu. Số kim loại trong dãy có khả năng tác dụng với nước ở điều kiện thường là

A. 5.     

B. 4.     

C. 3.     

D. 2.

Quảng cáo

Câu 3. Cặp chất không xảy ra phản ứng hoá học là

A. Cu và dung dịch FeCl3.     

B. Fe và dung dịch HCl.

C. Fe và dung dịch FeCl3.      

D. Cu và dung dịch FeCl2.

Câu 4. Một mẫu kim loại Cu có lẫn tạp chất là các kim loại Al, Mg. Để loại bỏ tạp chất thì dùng dung dịch nào sau đây?

A.  NaOH.                              

B.  Cu(NO3)2.

C.  Fe(NO3)3.                         

D.  Fe(NO3)2.

Câu 5. Các kim loại đều tác dụng được với dung dịch HCl nhưng không tác dụng với dung dịch HNO3 đặc, nguội?

Quảng cáo

A. Fe, Mg, Al.

B. Cu, Fe, Al.

C. Cu, Pb, Ag.

D. Fe, Al, Cr.

Câu 6: Cho bột Fe vào dung dịch AgNO3 và Cu(NO3)2. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch X gồm hai muối và chất rắn Y gồm hai kim loại. Hai muối trong X và hai kim loại trong Y lần lượt là

A. Cu(NO3)2; Fe(NO3)2 và Cu; Fe.

B. Cu(NO3)2; Fe(NO3)2 và Ag, Cu.

C. Fe(NO3)2; Fe(NO3)3 và Cu, Ag.

D. Cu(NO3)2; AgNO3 và Cu, Ag.

Câu 7: Cho 0,02 mol Na vào 1 000 mL dung dịch chứa CuSO4 0,05 M và H2SO4 0,005M. Hiện tượng của thí nghiệm trên là

A. có bọt khí bay lên và có kết tủa màu xanh lam.

B. chỉ có khí bay lên.

C. chỉ có kết tủa xanh lam.

D. có khí bay lên và có kết tủa sau đó kết tủa tan.

Quảng cáo

Câu 8: Kẽm khử được cation kim loại trong dãy muối nào dưới đây?

A. Cu(NO3)2, Pb(NO3)2, Ni(NO3)2.

B. AlCl3, MgCl2, Pb(NO3)2.

C. AlCl3, Ni(NO3)2, Pb(NO3)2.

D. MgCl2, NaCl, Cu(NO3)2.

Câu 9: Cho 0,35 mol hỗn hợp X gồm Cl2 và O2 phản ứng vừa đủ với 11,1 gam hỗn hợp Y gồm Mg và Al, thu được 30,1 gam hỗn hợp Z. Phần trăm khối lượng của Al trong Y là

A. 75,68%.             

B. 24,32%.                 

C. 51,35%.                    

D. 48,65%.

Câu 10: Tiến hành 2 thí nghiệm sau:

- Thí nghiệm 1: cho m gam bột Fe (dư) vào V1 lít dung dịch Cu(NO3)2 1M.

- Thí nghiệm 2: cho m gam bột Fe (dư) vào V2 lít dung dịch AgNO3 0,1M.

Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối lượng chất rắn thu được ở hai thí nghiệm đều bằng nhau. Giá trị của V1 so với V2

A. V1 = V2.            

B. V1 =10V2.           

C. V1 = 5V2.          

D. V1 = 2V2.

Phần II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai. (Đ – S).

Câu 11. Cho các nhận định sau về tính chất hóa học của kim loại.

a) Kim loại sắt (dư) cháy trong khí chlorine chỉ tạo một muối.

b) Kim loại nhôm có thể tan trong dung dịch kiềm.

c) Nhúng thanh Zn vào dung dịch CuSO4 thì khối lượng thanh Zn tăng.

d) Kim loại Al, Fe đều không tan trong dung dịch H2SO4 đặc, nguội.

Câu 12. Cho một mẩu sodium nhỏ vào cốc nước có chứa vài giọt dung dịch phenolphtalein.

a) Sodium bị hoà tan nhanh chóng và xuất hiện bọt khí không màu.

b) Cốc nước chuyển từ không màu sang màu xanh.

c) Khí thoát ra trong thí nghiệm là một chất khí nhẹ hơn không khí; không cháy.

d) Nếu thay mẩu sodium bằng mẩu potassium thì hiện tượng xảy ra tương tự.

Phần III. Câu trắc nghiệm yêu cầu trả lời ngắn

Câu 13. Tiến hành các thí nghiệm sau:

(1) Cho Mg vào lượng dư dung dịch FeCl3.

(2) Cho Ba vào lượng dư dung dịch CuSO4.

(3) Cho Zn vào dung dịch CuSO4.

(4) Cho dung dịch Fe(NO3)2 vào dung dịch AgNO3.

Số thí nghiệm thu được kim loại là?

Câu 14: Cho m gam hỗn hợp X gồm Mg và Zn vào dung dịch H2SO4 loãng, dư thu được 0,7437 lít H2 ( đkc). Khi cho m gam hỗn hợp X vào 200 mL dung dịch CuSO4 0,2M thì thu được bao nhiêu gam kết tủa?

Câu 15: Hoà tan hoàn toàn 10,4 gam hỗn hợp Mg, Al và Zn trong dung dịch HCl dư, thu được 7,437 lít khí H2 (đkc) và dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là bao nhiêu?

Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Hóa học lớp 12 Cánh diều có đáp án hay khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 12 hay khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, GÓI THI ONLINE DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 12

Bộ giáo án, đề thi, bài giảng powerpoint, khóa học dành cho các thầy cô và học sinh lớp 12, đẩy đủ các bộ sách cánh diều, kết nối tri thức, chân trời sáng tạo tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official


Giải bài tập lớp 12 Cánh diều khác
Tài liệu giáo viên