Trắc nghiệm Hóa học 12 Cánh diều Bài 16 (có đáp án): Hợp kim – Sự ăn mòn kim loại

Với 15 câu hỏi trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 16: Hợp kim – Sự ăn mòn kim loại có đáp án chi tiết đầy đủ các mức độ sách Cánh diều sẽ giúp học sinh lớp 12 ôn luyện trắc nghiệm Hóa 12 Bài 16.

Trắc nghiệm Hóa học 12 Cánh diều Bài 16 (có đáp án): Hợp kim – Sự ăn mòn kim loại

Phần I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Mỗi câu hỏi chỉ chọn một phương án trả lời.

Câu 1: Đồng đỏ hay đồng thiếc là một hợp kim của

Quảng cáo

A. đồng và nickel.                                                                  

B. đồng và sắt.

C. đồng và thiếc.                                                                                 

D. đồng và aluminium.

Câu 2: Chất hay hỗn hợp chất nào sau đây không phải là hợp kim?

A. Thép.                                                        

B. Đồng.

C. Đồng thau.                                                

D. Đồng thiếc.

Quảng cáo

Câu 3: Thêm chromium vào thép thì tính chất nào sau đây được tăng cường?

A. Chống ăn mòn.                                                                     

B. Tính dẫn điện.

C. Tính chất từ.                                                                           

D. Tính dễ kéo sợi.

Câu 4: Hợp kim nào sau đây được sử dụng để làm cấu trúc thân vỏ máy bay?

A. Duralumin.                                                

B. Đồng thau (Brass).

C. Đồng thiếc (Bronze).                                 

D. Manganin.

Câu 5: Khi chế tạo thép từ gang, có thể làm giảm tỉ lệ phần trăm carbon trong gang bằng cách nào sau đây?

Quảng cáo

A. Sử dụng oxygen để đốt cháy carbon trong gang nóng chảy.

B. Lọc carbon ra khỏi gang.

C. Hoà tan carbon trong dung dịch sulfuric acid.

D. Cạo carbon ra khỏi bề mặt kim loại.

Câu 6: Hiện tượng nào sau đây không phải là hiện tượng ăn mòn kim loại?

A. Ống thép bị gỉ sắt màu nâu đỏ.

B. Vòng bạc bị xỉn màu.

C. Công trình bằng đá bị ăn mòn bởi mưa acid.

D. Chuông đồng bị gỉ đồng màu xanh.

Câu 7: Trong hiện tượng ăn mòn kim loại xảy ra quá trình nào sau đây?

A. Quá trình oxi hoá kim loại.

B. Quá trình khử kim loại.

C. Quá trình điện phân.  

D. Sự mài mòn kim loại.

Quảng cáo

Câu 8: Trường hợp nào sau đây kim loại bị ăn mòn điện hoá học?

A. Đốt dây sắt trong khí oxygen khô.

B. Thép carbon để trong không khí ẩm.

C. Kim loại kẽm trong dung dịch HCl.

D. Kim loại sắt trong dung dịch HNO3 loãng.

Câu 9: Đinh sắt bị ăn mòn khi gắn với kim loại nào sau đây?

A. Magnesium.                                                  

B. Nhôm.

C. Kẽm.                                                             

D. Đồng.

Câu 10: Để bảo vệ vỏ tàu biển làm bằng thép người ta thường gắn vào vỏ tàu (phần ngâm dưới nước) những tấm kim loại nào sau đây?

A. Sn.                            

B. Pb.                             

C. Zn.                             

D. Cu.

Phần II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai. (Đ – S)

Câu 11: Cho các nhận xét sau về hợp kim:

a) Trong hợp kim, kim loại chính có hàm lượng lớn nhất được gọi là kim loại cơ bản.

b) Trong hợp kim, tên của kim loại cơ bản được sử dụng làm tên gọi của hợp kim.

c) Trong hợp kim, kim loại cơ bản có hàm lượng lớn nhất được gọi là chất tan.

d) Trong hợp kim, kim loại cơ bản có hàm lượng trên 90%.

Câu 12: Sự ăn mòn điện hoá xảy ra khi

a) cho miếng hợp kim Ag - Cu trong dung dịch HCl loãng.

b) đặt hợp kim Zn - Cu trong không khí ẩm.

c) đốt hợp kim Zn - Fe trong bình chứa khí O2 dư.

d) ngâm kim loại Cu tinh khiết trong dung dịch muối ăn.

Phần III. Trắc nghiệm yêu cầu trả lời ngắn

Câu 13. Trong hợp kim Al – Mg, cứ có 8 mol Al thì có 2 mol Mg. Tính thành phần phần trăm về khối lượng của Al trong hợp kim. (Làm tròn kết quả đến hàng phần mười).

Câu 14: Cho các cặp kim loại nguyên chất tiếp xúc trực tiếp với nhau: Fe và Pb; Fe và Zn; Fe và Sn; Fe và Ni. Khi nhúng các cặp kim loại trên vào dung dịch acid, số cặp kim loại trong đó Fe bị phá huỷ trước là?

Câu 15: Trong ống nghiệm nào sau đây, đinh sắt sẽ bị gỉ sau vài ngày?

Trắc nghiệm Hóa học 12 Cánh diều Bài 16 (có đáp án): Hợp kim – Sự ăn mòn kim loại

Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Hóa học lớp 12 Cánh diều có đáp án hay khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 12 hay khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, GÓI THI ONLINE DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 12

Bộ giáo án, đề thi, bài giảng powerpoint, khóa học dành cho các thầy cô và học sinh lớp 12, đẩy đủ các bộ sách cánh diều, kết nối tri thức, chân trời sáng tạo tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official


Giải bài tập lớp 12 Cánh diều khác
Tài liệu giáo viên