Cách giải bài tập Phản ứng tráng gương của Anđehit (hay, chi tiết)



Bài viết Cách giải bài tập Phản ứng tráng gương của Anđehit với phương pháp giải chi tiết giúp học sinh ôn tập, biết cách làm bài tập Phản ứng tráng gương của Anđehit.

Cách giải bài tập Phản ứng tráng gương của Anđehit (hay, chi tiết)

A. Phương pháp giải & Ví dụ minh họa

Quảng cáo

        –CHO + 2AgNO3 + 3NH3 + H2O −→ –COONH4 + 2NH4NO3 + 2Ag

- Phương trình phản ứng tổng quát :

        R(CH=O)n + 2nAgNO3 + 3nNH3 + nH2O −→ R(COONH4)n + 2nAg ↓ + 2nNH4NO3

- Đối với anđehit đơn chức :

        R-CH=O + 2AgNO3 + 3NH3 + H2O −→ R-COONH4 + 2Ag ↓ + 2NH4NO3

Đặc biệt Đối với HCHO phản ứng xảy ra như sau :

        HCH=O + 4AgNO3 + 6NH3 + 2H2O −→ (NH4)2CO3 + 4 + 4NH4NO3

Lưu ý

- Khi cho hỗn hợp các anđehit đơn chức X tham gia phản ứng tráng gương mà :

    + Hóa học lớp 11 | Lý thuyết và Bài tập Hóa học 11 có đáp án thì chứng tỏ rằng trong X có HCHO.

    + Dung dịch sau phản ứng tráng gương phản ứng với dung dịch HCl thấy giải phóng khí CO2 thì chứng tỏ rằng trong X có HCHO.

- Khi cho một anđehit X tham gia phản ứng tráng gương mà Hóa học lớp 11 | Lý thuyết và Bài tập Hóa học 11 có đáp án thì X có thể là HCHO hoặc R(CHO)2.

    + Trường hợp đặc biệt: H-CH = O phản ứng Ag2O tạo 4mol Ag và %O = 53,33%

Quảng cáo

Ví dụ minh họa

Bài 1: Cho 1,97 gam dung dịch fomalin tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 dư thu được 10,8 gam Ag. Nồng độ % của formic aldehyde trong fomalin là :

Lời giải:

Phương trình phản ứng :

        HCH=O + 4AgNO3 + 6NH3 + 2H2O → (NH4)2CO3 + 4Ag↓ + 4NH4NO3

Hóa học lớp 11 | Lý thuyết và Bài tập Hóa học 11 có đáp án

    Vậy nồng độ % của formic aldehyde trong dung dịch fomalin là :

Hóa học lớp 11 | Lý thuyết và Bài tập Hóa học 11 có đáp án

Bài 2: Cho 11,6 gam andehit đơn no A có số cacbon lớn hơn 1 phản ứng hoàn toàn với dd AgNO3/NH3 dư, toàn bộ lượng Ag sinh ra cho vào dd HNO3 đặc nóng sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn ta thấy khối lượng dung dịch tăng lên 24,8gam. Tìm CTCT của A.

Lời giải:

Gọi CT của andehit no đơn chức là: RCHO

Phương trình phản ứng: R-CH=O + 2AgNO3 + H2O + 3NH3→ R-COONH4 + 2NH4NO3 + 2Ag

Gọi số mol của A là x ⇒ nAg = 2x

Ag + 2HNO3 → AgNO3 + NO2 + H2O

2x                                        2x

mdd tăng = mAg – mNO2 = 2x.108 – 2x.46 = 124x = 24,8 ⇒ x = 0,2 mol;

⇒ Mandehit = 11,6/0,2 = 58 ⇒ R = 29

Vậy CTPT của andehit là C2H5CHO

Quảng cáo

Bài 3: Cho 8,6 gam anđehit mạch không nhánh A tác dụng với lượng (dư) dung dịch AgNO3/NH3 tạo 43,2 gam Ag. A có công thức phân tử là :

Lời giải:

nAg = 43,2/108 = 0,4 mol

    + Nếu A là RCHO thì nA = 1/2 . nAg = 0,2 mol ⇒ R+29 = 8,6/0,2 = 43 ⇒ R = 14(loại).

    + Nếu A là HCHO thì nHCHO = 1/4 . nAg = 0,1 mol ⇒ mHCHO = 0,1.30 = 3g (loại).

    + Nếu A là R(CHO)2 thì :

nR(CHO)2 = 1/4 nAg = 0,1 mol ⇒ R+58 = 8,6/0,1 = 86 ⇒ R=28 ⇒ R: -C2H4-

    A có mạch cacbon không phân nhánh nên A là OHC–CH2–CH2–CHO (C4H6O2).

Bài 4: Hỗn hợp X gồm hai ancol no, đơn chức, mạch hở, kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng. Oxi hóa hoàn toàn 0,2 mol hỗn hợp X có khối lượng m gam bằng CuO đun nóng thu được hỗn hợp sản phẩm hữu cơ Y. Cho Y tác dụng với một lượng dư dung dịch AgNO3/NH3, thu được 54 gam Ag. Giá trị của m là

Lời giải:

nAg = 0,5 mol; nAg/nX > 1 ⇒ 2 ancol là CH3OH và C2H5OH

Hỗn hợp Y gồm HCHO và CH3CHO; x + y =0,2 và 4x + 2y = 0,5

⇒ x = 0,05 mol và y = 0,15 mol; mX = 0,05.32 + 0,15.46 = 8,5 g

B. Bài tập trắc nghiệm

Bài 1: Cho 0,1 mol anđehit X tác dụng với dung dịch dư AgNO3/NH3 thu được 0,4 mol Ag. Mặt khác cho 0,1 mol X tác dụng hoàn toàn với H2 thì cần 22,4 lít H2 (đktc). Công thức cấu tạo phù hợp với X là:

A. HCHO        B. CH3CHO

C. (CHO)2        D. cả A và C đều đúng

Lời giải:

Đáp án: C

nX: nAg = 1:4 và nX : nH2 = 1: 1 ⇒ CTCT đúng là: (CHO)2

Bài 2: Cho 5,8 gam anđehit A tác dụng hết với một lượng dư AgNO3/NH3 thu được 43,2 gam Ag. Tìm CTPT của A

A. CH3CHO.        B. CH2=CHCHO.

C. OHCCHO.        D. HCHO.

Lời giải:

Đáp án: D

nAg = 43,2 /108 = 0,4 mol ⇒ nA = 0,1 mol ⇒ MA = 58 ⇒ A là: OHCCHO.

Quảng cáo

Bài 3: Cho 0,15 mol một anđehit Y tác dụng hoàn toàn với lượng dư dung dịch AgNO3/NH3 thu được 18,6 gam muối amoni của axít hữu cơ. Công thức cấu tạo của anđehit trên là:

A. C2H4(CHO)2        B. (CHO)2        C. C2H2(CHO)2        D. HCHO

Lời giải:

Đáp án: B

nmuối = nandehit = 0,15 mol; Mmuối = 18,6/0,15 = 124

⇒ R + (44 + 18).2 = 124 ⇒ R = 0

Bài 4: Khi cho 0,l mol X tác dụng với dung dịch AgNO3 dư/NH3 ta thu được Ag kim loai. Hoà tan hoàn toàn lượng Ag thu được vào dung dịch HNO3 đặc nóng dư thu được 8,96 lít NO2 (đktc). X là:

A. X là anđêhit hai chức        B. X là anđêhitformic

C. X là hợp chất chứa chức – CHO        D. Cả A, B đều đúng

Lời giải:

Đáp án: D

nAg = nNO2 = 0,4 mol; nX: nAg = 1: 4

Bài 5: Cho m gam hỗn hợp ethanal và propanal phản ứng hoàn toàn với lượng dư dung dịch AgNO3/NH3, thu được 43,2 gam kết tủa và dung dịch chứa 17,5 gam muối amoni của hai axit hữu cơ. Giá trị của m là

A. 9,5.        B. 10,9.        C. 14,3.        D. 10,2.

Lời giải:

Đáp án: B

nmuối = nAg/2 = 0,2 mol ⇒ Mmuối = 17,5/0,2 = 87,5

⇒ R = 25,5 ⇒ m = 0,2. (25,5 + 29) = 10,9 g

Bài 6: Cho 0,1 mol hỗn hợp X gồm hai anđehit no, đơn chức, mạch hở, kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, đun nóng thu được 32,4 gam Ag. Hai anđehit trong X là :

A. HCHO và C2H5CHO.        B. HCHO và CH3CHO.

C. C2H3CHO và C3H5CHO.        D. CH3CHO và C2H5CHO.

Lời giải:

Đáp án: B

Theo giả thiết hỗn hợp X gồm hai anđehit no, đơn chức, mạch hở, kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng. Mặt khác nAg/nX = 0,3/0,1 nên suy ra trong hỗn hợp X phải chứa HCHO, anđehit còn lại là CH3CHO.

Bài 7: Cho 0,1 mol anđehit X tác dụng với lượng dư AgNO3 (hoặc Ag2O) trong dung dịch NH3, đun nóng thu được 43,2 gam Ag. Hiđro hoá X thu được Y, biết 0,1 mol Y phản ứng vừa đủ với 4,6 gam Na. Công thức cấu tạo thu gọn của X là :

A. HCHO.        B. OHC–CHO.

C. CH3–CHO.        D. CH3–CH(OH)–CHO.

Lời giải:

Đáp án: B

nAg/nX = 0,4/0,1 = 4/1 Loại đáp án C, D.

Theo giả thiết hiđro hoá X thu được Y nên Y là ancol. nNa/nY = 2/1 ⇒ Y là ancol hai chức. Vậy X là anđehit hai chức, X là OHC–CHO.

Bài 8: Cho 1,74 gam oxalic aldehyde tác dụng vừa đủ với dung dịch AgNO3 trong NH3 tạo ra m gam bạc kết tủa. Giá trị của m là :

A. 6,48 g        B. 12,96 g        C. 19,62 g        D. 19,44g

Lời giải:

Đáp án: B

OHC–CHO + 4AgNO3 + 6NH3 + 2H2O → H4NOOC–COONH4 + 4Ag↓ + 4NH4NO3

nAg = 4.nOHC-CHO = 4.1,74/58 = 0,12 mol ⇒ mAg = 12,96g

C. Bài tập tự luyện

Câu 1: Cho 2,9 gam một aldehyde phản ứng hoàn toàn với lượng dư AgNO3 trong dung dịch NH3 thu được 21,6 gam Ag. CTCT thu gọn của aldehyde là

A. HCHO.                      

B. CH2=CH−CHO.           

C. OHC−CHO.               

D. CH3CHO.

Câu 2: Cho 6,6 gam một aldehyde X đơn chức, mạch hở phản ứng với lượng dư AgNO3 trong dung dịch NH3, đun nóng. Lượng Ag sinh ra cho phản ứng hết với dung dịch HNO3 loãng, thoát ra 2,479 lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, đkc). Công thức của X là

A. CH3CHO.        

B. HCHO.   

C. CH3CH2CHO.  

D. CH2 = CHCHO.

Câu 3: Cho 3,6 gam aldehyde đơn chức X phản ứng hoàn toàn với một lượng dư AgNO3 trong dung dịch NH3 đun nóng, thu được m gam Ag. Hoà tan hoàn toàn m gam Ag bằng dung dịch HNO3 đặc, sinh ra 2,479 lít NO2 (sản phẩm khử duy nhất, ở đkc). Công thức của X là

A. C3H7CHO.                 

B. HCHO.                       

C. C2H5CHO.                 

D. C4H9CHO.

Câu 4: Oxi hóa 1,2 gam CH3OH bằng CuO nung nóng, sau một thời gian thu được hỗn hợp sản phẩm X gồm HCHO, H2O và CH3OH dư. Cho toàn bộ X tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, được 12,96 gam Ag. Hiệu suất của phản ứng oxi hóa CH3OH là      

A. 76,6%.                                                               

B. 80,0%.                                                               

C. 65,5%.                                                               

D. 70,4%.

Câu 5: Oxi hóa 3,16 gam hỗn hợp 2 alcohol đơn chức thành aldehyde bằng CuO, t°, sau phản ứng thấy khối lượng chất rắn giảm 1,44 gam. Cho toàn bộ lượng aldehyde trên tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3/NH3 thu được 36,72 gam Ag. Hai alcohol là

A. C2H5OH và C3H7CH2OH.       

B. CH3OH và C2H5CH2OH.      

C. CH3OH và C2H5OH.            

D. C2H5OH và C2H5CH2OH.

Xem thêm các dạng bài tập Hóa học lớp 11 có trong đề thi Tốt nghiệp THPT khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 11

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


andehit-xeton-axit-cacboxylic.jsp


Giải bài tập lớp 11 sách mới các môn học
Tài liệu giáo viên