100 câu trắc nghiệm Kim loại kiềm, Kim loại kiềm thổ, Nhôm có lời giải (cơ bản – phần 3)

Với 100 câu trắc nghiệm Kim loại kiềm, Kim loại kiềm thổ, Nhôm (cơ bản – phần 3) có lời giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn tập, biết cách làm câu trắc nghiệm Kim loại kiềm, Kim loại kiềm thổ, Nhôm (cơ bản – phần 3)

100 câu trắc nghiệm Kim loại kiềm, Kim loại kiềm thổ, Nhôm có lời giải (cơ bản – phần 3)

Bài giảng: Bài tập trọng tâm về kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ và nhôm - Cô Nguyễn Thị Thu (Giáo viên VietJack)

Câu 71. Cho sơ đồ chuyển hóa sau :

CaO -+X→ CaCl2 -+Y→ Ca(NO3)2 -+Z→ CaCO3

Công thức X, Y,Z lần lượt là :

A. Cl2 , HNO3, CO2

B. HCl, AgNO3, (NH4)2CO3

C. HCl, HNO3, Na2CO3

D. Cl2, AgNO3, MgCO3

Lời giải:

CaO + 2HCl (X) → CaCl2 + H2O

CaCl2 + 2 AgNO3 (Y) → Ca(NO3)2 + 2 AgCl↓

Ca(NO3)2 (Z) + (NH4)2CO3 → CaCO3↓ + 2NH4NO3

→ Đáp án B

Câu 72. Khi cho dung dịch Ca(OH)2 vào dung dịch Ca(HCO3)2 thấy có:

A. bọt khí và kết tủa trắng

B. bọt khí bay ra

C. kết tủa trắng xuất hiện

D. kết tủa trắng sau đó kết tủa tan dần

Lời giải:

Ca(OH)2 + Ca(HCO3)2 → 2CaCO3 +2H2O

→ Đáp án C

Câu 73. Dãy gồm các kim loại có cùng kiểu mạng tinh thể lập phương tâm khối là:

A. Na, K, Ba             B. Mg, Ca, Ba

C. Na, K , Ca             D. Li , Na, Mg

Lời giải:

Kim loại kiềm có kiểu mạng lập phương tâm khối; Be, Mg có kiểu mạng lục phương; Ca, Sr có kiểu mạng lập phương tâm diện; Ba có kiểu mạng lập phương tâm khối.

→ Đáp án A

Câu 74. Al2O3 phản ứng được với cả hai dung dịch:

A. Na2SO4, KOH              B. NaOH, HCl

C. KCl, NaNO3              D.NaCl, H2SO4

Lời giải:

→ Đáp án B

Câu 75. Chất phản ứng được với dung dịch H2SO4 tạo ra kết tủa là:

A. BaCl2.              B. Na2CO3.

C. NaOH.              D. NaCl

Lời giải:

BaCl2 + H2SO4 → BaSO4 + 2HCl

→ Đáp án A

Câu 76. Công thức chung của oxit kim loại thuộc nhóm IA là:

A. R2O3              B. RO2

C. R2O              D. RO

Lời giải:

→ Đáp án C

Câu 77. Dãy gồm các chất vừa tan trong dung dịch HCl, vừa tan trong dung dịch NaOH là:

A. NaHCO3, ZnO, Mg(OH)2

B. Mg(OH)2, Al2O3, Ca(HCO3)2

C. NaHCO3, Ca(HCO3)2, Al2O3

D. NaHCO3, MgO, Ca(HCO3)2

Lời giải:

HCO3- + H+ → CO2 + H2O

HCO3-+ OH- → CO22- + H2O

Al2O3 + 6H+ → 2Al3+ + 3H2O

Al2O3 + 2OH- → 2AlO2- + H2O

→ Đáp án C

Câu 78. Phản ứng vừa tạo kết tủa vừa có khi bay ra là:

A. FeSO4 + HNO3

B. KOH + Ca(HCO3)2

C. MgS + H2O

D. BaO + NaHSO4

Lời giải:

A. 3Fe2+ + 4H+ + NO3- → 3Fe3+ + NO ↑ + 2H2O

B. 2KOH + Ca(HCO3)2 → CaCO3↓ + K2CO3 + 2H2O

C. MgS + 2H2O → Mg(OH)2↓ + H2S↑

D. BaO + 2NaHSO4 → BaSO4↓ + Na2SO4 + H2O

→ Đáp án C

Câu 79. Cho từ từ dung dịch NH3 đến dư vào dung dịch AlCl3 thì có hiện tượng nào sau đây ?

A. Dung dịch vẫn trong suốt

B. Xuất hiện kết tủa keo, kết tủa tăng đến cực đại rồi tan dần đến hết

C. Xuất hiện kết tủa và kết tủa này không tan

D. Xuất hiện kết tủa và có khí không mùi thoát ra

Lời giải:

3NH3 + AlCl3 + 3H2O → Al(OH)3 + 3NHCl

→ Đáp án C

Câu 80. Cho các nguyên tố: K (Z = 19), N (Z = 7), Si (Z = 14), Mg (Z = 12). Dãy gồm các nguyên tố được sắp xếp theo chiều giảm dần bán kính nguyên tử từ trái sang phải là:

A. N, Si, Mg, K.             B. Mg, K, Si, N.

C. K, Mg, N, Si.             D. K, Mg, Si, N.

Lời giải:

-Thứ tự bán kính nguyên tử giảm nhóm IA > IIA > IIA > IVA > VA...

Vậy, K(IA) > Mg(IIA) > Si(IVA) > N(VA)

→ Đáp án D

Câu 81. Hoà tan hỗn hợp gồm: K2O, BaO, Al2O3, Fe3O4 vào nước (dư), thu được dung dịch X và chất rắn Y. Sục khí CO2 đến dư vào dung dịch X, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được kết tủa là

A. K2CO3              B. Fe(OH)3

C. Al(OH)3              D. BaCO3

Lời giải:

Al2O3 + 2OH- + 3H2O → 2Al(OH)4

Al(OH)4 + CO2 → Al(OH)3 + HCO3

→ Đáp án C

Câu 82. Một cốc nước có chứa các ion: Na+ (0,02 mol), Mg2+ (0,02 mol), Ca2+ (0,04 mol), Cl- (0,02 mol), HCO3- (0,10 mol) và SO42- (0,01 mol). Đun sối cốc nước trên cho đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thì nước còn lại trong cốc:

A. Có tính cứng hoàn toàn

B. Có tính cứng vĩnh cửu

C. Là nước mềm

D. Có tính cứng tạm thời

Lời giải:

2HCO3- -to(0,1) → CO32- (0,05) + CO2 + H2O

Mg2+ + CO32- → MgCO3

Ca2+ + CO32- → CaCO3

Vì lượng CO32- không đủ để kết tủa hết ion Mg2+ hoặc Ca2+ nên trong dung dịch thu được sau phản ứng chứa Na+, Mg2+, Ca2+, Cl-, SO42- đó là nước cứng vĩnh cửu

→ Đáp án B

Câu 83. Chọn câu sai:

A. Nhôm có cấu tạo kiểu mạng lập phương tâm diện

B. Nhôm là kim loại nhẹ, có màu trắng bạc, dễ kéo sợi và dát mỏng

C. Nhôm dẫn điện và nhiệt tốt

D. Nhôm có tính khử mạnh, mạnh hơn tính khử của Mg

Lời giải:

→ Đáp án D

Câu 84. Cho các nhận định sau:

1) Cấu hình electron của ion X2+ là: 1s22s22p63s23p63d6. Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, nguyên tố X thuộc chu kì 4 nhóm VIIIB.

2) Các ion và nguyên tử Ne, Na+, F- có điểm chung là có cùng số electron .

3) Khi đốt cháy ancol no thì ta có nH2O > nCO2

4) Dãy gồm các nguyên tố được sắp xếp theo chiều giảm dần bán kính nguyên tử từ trái sang phải K, Mg, Si, N

5) Tính bazơ của dãy hidroxit: NaOH, Mg(OH)2, Al(OH)3 giảm dần

Số nhận định đúng là

A. 3              B. 5

C. 4              D. 2

Lời giải:

Các câu đúng: (1),(2),(4),(5)

→ Đáp án C

Câu 85. Có các chất sau: NaCl, Ca(OH)2, Na2CO3, HCl . Cặp chất nào có thể làm mềm nước cứng tạm thời :

A. NaCl và Ca(OH)2

B. Ca(OH)2 và Na2CO3

C. Na2CO3 và HCl

D. NaCl và HCl

Lời giải:

→ Đáp án B

Câu 86. Dãy gồm các chất đều có thể làm mất tính cứng tạm thời của nước là:

A. NaOH, Na3PO4 , Na2CO3

B. HCl, NaOH, Na2CO3

C. KCl, Ca(OH)2, Na2CO3.

D. HCl, Ca(OH)2 , Na2CO3.

Lời giải:

Mg2+ + HCO3- + OH- → MgCO3 ↓ + H2O

Ca2+ + HCO3- + OH- → CaCO3↓ + H2O

3Mg2+ + 2PO43- → Mg3(PO4)2

3Ca2+ + 2PO43- → Ca3(PO4)2

Ca2+ + CO32- → CaCO3

Mg2+ + CO32- → MgCO3

→ Đáp án A

Câu 87. Hiện tượng nào xảy ra khi cho từ từ đến dư dung dịch NaOH vào dung dịch AlCl3 ?

A. Ban đầu không thấy hiện tượng, sau đó kết tủa xuất hiện

B. Xuất hiện kết tủa keo trắng ngay lập tức, sau đó kết tủa tan dần

C. Ban đầu không thấy hiện tượng, sau đó kết tủa xuất hiện, rồi tan dần.

D. Xuất hiện kết tủa keo trắng ngay lập tức và không tan,

Lời giải:

3NaOH + AlCl3 → Al(OH)3 + 3NaCl

NaOH + Al(OH)3 → NaAlO2 + 2H2O

→ Đáp án B

Câu 88. Kim loại Al không phản ứng với dung dịch:

A. NaOH loãng              B. H2SO4 đặc, nguội

C. H2SO4 đặc, nóng              D. H2SO4 loãng

Lời giải:

→ Đáp án B

Câu 89. Nguyên liệu chính dùng để sản xuất nhôm là:

A. quặng pirit.              B. quặng boxit

C. quặng manhetit              D. quặng đôlômit

Lời giải:

→ Đáp án B

Câu 90. Phát biểu nào không đúng?

A. Tất cả các kim loại kiềm thổ đều tác dụng với dung dịch HCl.

B. Tất cả các kim loại kiềm thổ đều tác dụng với nước.

C. Tất cả các kim loại kiềm thổ đều tác dụng với oxi ở nhiệt độ cao.

D. Tất cả các kim loại kiềm thổ đều tác dụng với dung dịch HNO3 đặc, nguội.

Lời giải:

→ Be không tác dụng với nước.

→ Đáp án B

Câu 91. Cấu hình electron nào sau đây là của ion Al3+ ?

A. 1s22s22p63s23p1              B. 1s22s22p6

C. 1s22s22p63s23p3              D. 1s22s22p63s2

Lời giải:

→ Đáp án B

Câu 92. Chất không có tính chất lưỡng tính là:

A. NaHCO3              B. AlCl3

C. Al(OH)3              D. Al2O3

Lời giải:

→ Đáp án B

Câu 93. Để thu được Al2O3 từ hỗn hợp Al2O3 và Fe2O3, người ta lần lượt:

A. dùng khí CO ở nhiệt độ cao, dung dịch HCl (dư).

B. dùng khí H2 ở nhiệt độ cao, dung dịch NaOH (dư).

C. dùng dung dịch NaOH (dư), dung dịch HCl (dư), rồi nung nóng.

D. dùng dung dịch NaOH (dư), khí CO2 (dư), rồi nung nóng.

Lời giải:

Phương trình phản ứng:

Al2O3 + 2NaOH → 2NaAlO2(hoặc NaAl(OH)4) + H2O

→ Đáp án D

Câu 94. Sục từ từ khí CO2 đến dư vào dung dịch nước vôi trong thì hiện tượng quan sát được là:

A. Nước vôi bị vẩn đục ngay

B. Nước vôi bị đục dần sau đó trong trở lại

C. Nước vôi bị đục dần

D. Nước vôi vẫn trong

Lời giải:

CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3+ H2O

CaCO3 + CO2 + H2O → Ca(HCO3)2

→ Đáp án B

Câu 95. Ở trạng thái cơ bản, nguyên tử kim loại kiềm thổ có số electron hóa trị là:

A. 2e             B. 4e

C. 3e             D. 1e

Lời giải:

→ Đáp án A

Câu 96. Chọn đáp án không đúng về ứng dụng của Magie?

A. Chế tạo dây dẫn điện

B. Dùng trong quá trình tổng hợp hữu cơ

C. Chế tạo hợp kim nhẹ

D. Tạo chất chiếu sáng

Lời giải:

→ Đáp án A

Câu 97. Chọn nội dung không chính xác khi nói về các nguyên tố nhóm IIA:

A. Đều phản ứng với dd axit

B. Đều phản ứng với oxy

C. Đều có tính khử mạnh

D. Đều phản ứng với nước

Lời giải:

Be không tác dụng với nước

→ Đáp án D

Câu 98. Nội dung nào sai trong các nội dung sau khi nói về nhôm:

A. ZAl = 13              B. thuộc nguyên tố s

C. chu kỳ 3              D. nhóm IIIA

Lời giải:

→ Đáp án B

Câu 99. Một cốc nước có chứa các ion: Na+ (0,02 mol), Mg2+ (0,02 mol), Ca2+ (0,04 mol), Cl-(0,02 mol), HCO3- (0,10 mol) và SO42-(0,01 mol). Đun sôi cốc nước trên cho đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thì nước còn lại trong cốc:

A. Có tính cứng hoàn toàn

B. Có tính cứng vĩnh cửu

C. Là nước mềm

D. Có tính cứng tạm thời

Lời giải:

2HCO3- (0,1) → CO32- (0,05) + CO2 + H2O

Mg2+ + CO3- → MgCO3

Ca2+ + CO32- → CaCO3

Vì lượng CO32- không đủ để kết tủa hết ion Mg2+ hoặc Ca2+ nên trong dung dịch thu được sau phản ứng chứa Na+, Mg2+, Ca2+, Cl-, SO42- đó là nước cứng vĩnh cửu

→ Đáp án B

Câu 100. Từ đá vôi (CaCO3), điều chế Ca bằng cách:

A. Dùng kali đẩy canxi ra khỏi CaCO3

B. Điện phân nóng chảy CaCO3

C. Nhiệt phân CaCO3

D. Hòa tan với dd HCl rồi điện phân nóng chảy sản phẩm

Lời giải:

CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + CO2 + H2O

CaCl2 -đpnc→ Ca + Cl2

→ Đáp án D

Xem thêm các dạng bài tập Hóa học lớp 12 có trong đề thi Tốt nghiệp THPT khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, GÓI THI ONLINE DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 12

Bộ giáo án, đề thi, bài giảng powerpoint, khóa học dành cho các thầy cô và học sinh lớp 12, đẩy đủ các bộ sách cánh diều, kết nối tri thức, chân trời sáng tạo tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

kim-loai-kiem-kim-loai-kiem-tho-nhom.jsp

Giải bài tập lớp 12 sách mới các môn học
Tài liệu giáo viên