Cách làm bài tập tách chất hóa học cực (hay, chi tiết)

Bài viết Cách làm bài tập tách chất hóa học với phương pháp giải chi tiết giúp học sinh ôn tập, biết cách làm bài tập Cách làm bài tập tách chất hóa học.

Cách làm bài tập tách chất hóa học cực (hay, chi tiết)

Bài giảng: Phân biệt một số chất vô cơ - Cô Nguyễn Thị Thu (Giáo viên VietJack)

Phương pháp :

Sử dụng các phản ứng hóa học kết hợp với tách, chiết, đun sôi, cô cạn để tách một chất ra khỏi hỗn hợp hoặc các chất ra khỏi nhau

- Với yêu cầu tách một chất ra khỏi hỗn hợp:

   + Sử dụng các chất phản ứng tác dụng hết với các chất cần loại bỏ, còn lại chất cần tách không tác dụng chính là chất ta cần tách ra

   + Sử dụng tính chất riêng biệt của chất cần tách, sử dụng các chất chỉ phản ứng với chất cần tách

- Với yêu cầu tách riêng rẽ các chất ra khỏi nhau:

Sử dụng tính chất riêng rẽ của từng chất để chọn tác nhân phản ứng phù hợp và thu tách sản phẩm sau phản ứng để tinh chế lại chất ban đầu.

Ví dụ minh họa

Ví dụ 1 : Có thể tách ion Cu2+ trong dung dịch chứa đồng thời các ion Ba2+; Fe2+ và Cu2+ bằng cách dùng hóa chất nào sau đây?

A. NaOH, NH4Cl

B. NaOH, dung dịch NH3

C. Ni, HCl

D. Zn, NaOH

Hướng dẫn giải :

Dùng NaOH, thu được 2 kết tủa Fe(OH)2 và Cu(OH)2

Cho dung dịch NH3 vào 2 kết tủa trên, Kết tủa Cu(OH)2 bị hòa tan do tạo phức với NH3 tạo Cu2+

→ Đáp án B

Ví dụ 2 : Để làm sạch Ag có lẫn Cu và Fe thì có thể khuấy hỗn hợp kim loại trong dung dịch

A. Cu(NO3)2

B. AgNO3

C. Fe(NO3)2

D. Pb(NO3)2

Hướng dẫn giải :

Dùng phản ứng kim loại mạnh đẩy kim loại yếu ra khỏi muối, Cu và Fe phản ứng hết với AgNO3 tạo Ag

→ Đáp án B

Ví dụ 3 : Để tách riêng lấy từng chất từ hỗn hợp gồm benzen, anilin, phenol, ta có thể dùng thêm các dung dịch

HCl và NaOH    B. Br2 và HCl    C. NaOH và Br2    D. CO2 và HCl

Hướng dẫn giải :

Dùng dung dịch HCl, anilin sẽ phản ứng với HCl tạo ra muối phân lớp với bezen và phenol. Tách chiết thu được 2 phần: muối C6H5NH3Cl và hỗn hợp gồm benzen và phenol.

Cho muối C6H5NH3Cl tác dụng với NaOH thu lại được anilin.

Cho NaOH tác dụng với hỗn hợp benzen và phenol. Phenol phản ứng với NaOH tạo muối và phân lớp với benzen. Tách chiết thu được 2 phân: muối C6H5ONa và benzen.

Cho muối C6H5ONa tác dụng với HCl ta thu lại được phenol.

→ Đáp án A

Ví dụ 4 : Để tách riêng từng chất benzen (ts =80oC) và axit axetic (ts =118oC) nên dùng phương pháp nào sau đây ?

A. Chưng cất    B. Chiết

C. Kết tinh    D. Chưng cất phân đoạn

→ Đáp án A

Ví dụ 5 : Để loại bỏ tạp chất C2H2, C2H4, but-1,3-đien, CH3NH2 có lẫn trong C2H6 ta cho hỗn hợp lần lượt đi qua dung dịch

A. Br2 và NaOH

B. Br2 và HCl

C. AgNO3/NH3 và NaOH

D. AgNO3/NH3 và HCl

Hướng dẫn giải :

Cho hỗn hợp đi qua dung dịch Br2, các chất C2H2, C2H4, but-1,3-đien do có phản ứng với dung dịch Br2

Còn lại CH3NH2 và C2H6 đi ra khỏi dung dịch, dẫn hỗn hợp này qua dung dịch HCl. CH3NH2 bị giữ lại do phản ứng với HCl, còn lại ta thu được C2H6 tinh khiết

→ Đáp án B

Săn shopee siêu SALE :

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, GÓI THI ONLINE DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 12

Bộ giáo án, đề thi, bài giảng powerpoint, khóa học dành cho các thầy cô và học sinh lớp 12, đẩy đủ các bộ sách cánh diều, kết nối tri thức, chân trời sáng tạo tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

phan-biet-mot-so-chat-vo-co.jsp

Các loạt bài lớp 12 khác
Tài liệu giáo viên