Ôn tập chương 7 lớp 12 (Chuyên đề dạy thêm Hóa 12)
Tài liệu Ôn tập chương 7 Hóa học lớp 12 gồm các dạng bài tập từ cơ bản đến nâng cao với phương pháp giải chi tiết và bài tập tự luyện đa dạng giúp Giáo viên có thêm tài liệu giảng dạy Hóa học 12.
Ôn tập chương 7 lớp 12 (Chuyên đề dạy thêm Hóa 12)
Chỉ từ 300k mua trọn bộ Chuyên đề dạy thêm Hóa học 12 (sách mới) bản word có lời giải chi tiết:
- B1: gửi phí vào tk:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
A. Lý thuyết cần nhớ
ĐƠN CHẤT NHÓM IA |
ĐƠN CHẤT NHÓM IIA |
♦ Bao gồm: Li, Na, K, Rb, Cs, Fr*. ♦ Tính chất vật lí - Nhiệt độ nóng chảy thấp, nhiệt độ sôi thấp và có xu hướng giảm dần từ Li đến Cs. - Khối lượng riêng nhỏ và có độ cứng thấp ♦ Tính chất hóa học - Kim loại nhóm IA có thế điện cực chuẩn rất nhỏ nên thể hiện tính khử mạnh nhất trong các nhóm kim loại. - Mức độ phản ứng tăng dần từ Li đến Cs khi tác dụng với H2O, O2, Cl2. |
♦ Bao gồm: Be, Mg, Ca, Sr, Ba, Ra*. ♦ Tính chất vật lí - Kim loại nhóm IIA đều là kim loại nhẹ, khó nóng chảy hơn kim loại nhóm IA. ♦ Tính chất hóa học - Kim loại nhóm IIA có thế điện cực chuẩn nhỏ nên thể hiện tính khử mạnh (chỉ sau kim loại nhóm IA) và tăng dần từ Be đến Ba. - Ở điều kiện thường, kim loại nhóm IIA dễ bị oxi hóa bởi không khí (trừ Be). Khi đốt nóng trong oxygen, Be cháy chậm, các kim loại khác cháy mạnh. - Ở điều kiện thường, Be không phản ứng với nước, Mg phản ứng chậm, các kim loại khác phản ứng mạnh với nước. |
HỢP CHẤT CỦA KIM LOẠI NHÓM IA |
HỢP CHẤT CỦA KIM LOẠI NHÓM IIA |
♦ Tính tan và màu ngọn lửa - Tính tan trong nước: hydroxide và đa số các muối đều dễ tan. - Màu ngọn lửa kim loại và ion kim loại: Li+ màu đỏ tía, Na+ màu vàng, K+ màu tím nhạt. ♦ Một số hợp chất quan trọng - NaCl có nhiều ứng dụng trong đời sống, sản xuất, y học. Phản ứng điện phân dung dịch NaCl bão hòa là cơ sở của công nghiệm chlorine – kiềm. - NaHCO3 và Na2CO3 được sản xuất theo phương pháp Solvay từ các nguyên liệu chính là đá vôi, muối ăn, ammonia và nước. |
♦ Tính tan và màu ngọn lửa - Tính tan trong nước: + Các muối CO32- và SO42- đều ít tan hoặc không tan (trừ MgSO4). + Các muối NO3- đều dễ tan. + Mg(OH)2 không tan, Ca(OH)2 ít tan, Sr(OH)2 và Ba(OH)2 dễ tan. - Màu ngọn lửa kim loại và ion kim loại: Ca2+ màu đỏ cam, Sr2+ màu đỏ son, Ba2+ màu lục. ♦ Một số hợp chất quan trọng - Muối CO32- tác dụng được với acid và nước có hòa tan CO2. - Độ bền nhiệt của muối CO32- và NO3- có xu hướng tăng dần từ Be đến Ba. ♦ Nước cứng - Nước cứng là nước có chứa nhiều ion Ca2+ và Mg2+. - Làm mềm nước cứng bằng phương pháp kết tủa hoặc phương pahps trao đổi ion. |
❖ BÀI TẬP TỰ LUẬN
Câu 1. Hoàn thành chuỗi phản ứng sau:
Câu 2. Hoàn thành chuỗi phản ứng sau:
Câu 3. [KNTT - SGK] Trong công nghiệp, quá trình nung vôi được thực hiện theo phản ứng:
CaCO3(s) → CaO(s) + CO2(g) = 179,2 kJ
(a) Cho biết quá trình nung vôi là quá trình toả nhiệt hay quá trình thu nhiệt.
(b) Trình bày một số ứng dụng chính của sản phẩm nung vôi.
(c) Nêu một số tác hại của quá trình nung vôi thủ công đối với môi trường.
Câu 4. [CTST - SBT] Muối ammonium bicarbonate (NH4HCO3) được sử dụng làm bột nở, giúp cho bánh nở to, xốp và mềm thông qua phản ứng theo phương trình hoá học sau:
NH4HCO3(s) NH3(g) + CO2(g) + H2O(g)
Cho giá trị nhiệt tạo thành của các chất theo bảng sau:
Chất |
NH4HCO3(s) |
NH3(g) |
CO2(g) |
H2O(g) |
∆fH298o (kJ/mol) |
-849,40 |
-45,90 |
-393,50 |
-241,82 |
Xác định biến thiên enthalpy của phản ứng trên.
BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM
1. Trắc nghiệm nhiều lựa chọn
♦ Mức độ BIẾT
Câu 1. [CTST - SBT] Trong các kim loại sau, kim loại nào có tính khử mạnh nhất?
A. K.
B. Al.
C. Mg.
D. Na.
Câu 2. [CTST - SBT] Kim loại không phản ứng với nước ở nhiệt độ thường là
A. Be.
B. Ca.
C. Li.
D. K.
Câu 3. [KNTT - SBT] Trong nhóm IA và IIA, theo chiều từ trên xuống dưới trong mỗi nhóm, tính kim loại biến đổi như thế nào?
A. Không đổi.
B. Giảm dần.
C. Tăng dần.
D. Không có quy luật.
Câu 4. [KNTT - SBT] Kim loại nhóm IA nào sau đây dễ mất electron hoá trị nhất, được dùng sản xuất tế bào quang điện?
A. Cs.
B. Li.
C. Na.
D. K.
Câu 5. [KNTT - SBT] Khi đốt nóng tinh thể NaCl trong ngọn lửa đèn khí không màu thì tạo ra ngọn lửa có màu
A. đỏ cam.
B. tím nhạt.
C. vàng.
D. đỏ tía.
Câu 6. [KNTT - SBT] Ở nhiệt độ phòng, muối nào sau đây dễ tan trong nước?
A. SrSO4.
B. MgSO4.
C. CaSO4.
D. BaSO4.
Câu 7. [KNTT - SBT] Các đại dương là những kho muối vô tận với nhiều khoáng chất có giá trị dinh dưỡng cao. Trong nước biển, hai nguyên tố kim loại có nhiều nhất là
A. sodium và magnesium.
B. đồng và kẽm.
C. nhôm và sắt.
D. vàng và bạc.
Câu 8. [KNTT - SBT] Kim loại Na ở chu kì 3, nhóm IA trong bảng tuần hoàn, cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử Na ở trạng thái cơ bản là
A. 3s23p5.
B. 3s2.
C. 3s1.
D. 3s23p1.
Câu 9. [KNTT - SBT] Các hợp chất dễ tan của kim loại kiềm, kiềm thổ là thành phần cung cấp dinh dưỡng của nhiều loại phân bón hoá học phổ biến. Hợp chất nào sau đây dễ tan, là thành phần dinh dưỡng chính trong phân bón superphosphate?;
A. KCl.
B. CaSO4.2H2O.
C. NaNO3.
D. Ca(H2PO4)2.
Câu 10. [KNTT - SBT] Nước chứa nhiều các ion nào sau đây có tính cứng toàn phần?
A. Mg2+, Ca2+, HCO3-, SO42-.
B. Na+, K+, SO42-, Cl-.
C. Mg2+, Ca2+, HCO3-.
D. Mg2+, Ca2+, SO42-, Cl-.
Câu 11. [CTST - SBT] Nguyên tắc làm mềm nước cứng là làm giảm nồng độ của
A. ion Ca2+, Mg2+.
B. ion HCO3-.
C. ion Cl-, SO42-.
D. ion Ca2+.
Câu 12. [KNTT - SGK] Nguyên tắc làm mềm nước cứng là làm giảm nồng độ của các ion nào sau đây?
A. Ion sulfate và ion chloride.
B. Ion nitrate và ion hydrogencarbonate.
C. Ion magnesium và ion calcium.
D. Ion sodium và ion potassium.
Câu 13. [KNTT - SBT] Phân tích một mẫu nước tự nhiên thấy chứa nhiều các ion: Na+, Ca2+, HCO3-, Cl- và SO42-. Chất nào sau đây có thể làm mềm mẫu nước trên?
A. Na2CO3.
B. Ca(OH)2.
C. NaOH.
D. HC1.
Câu 14. [KNTT - SBT] Một loại nước cứng khi đun sôi thì trở thành nước mềm. Trong loại nước này có hoà tan những hợp chất nào sau đây?
A. Ca(HCO3)2 và Mg(HCO3)2.
B. Ca(HCO3)2 và MgSO4.
C. CaSO4 và MgCl2.
D. MgCl2 và CaCl2.
♦ Mức độ HIỂU
Câu 15. [KNTT - SBT] Trong các kim loại nhóm IA từ Li đến Cs, nhiệt độ nóng chảy và độ cứng biến đổi như thế nào?
A. Không đổi.
B. Giảm dần.
C. Tăng dần.
D. Không có quy luật.
Câu 16. [KNTT - SGK] Khi so sánh kim loại nhóm IA với các kim loại khác trong cùng chu kì, nhận định nào sau đây không đúng?
A. Có tính khử mạnh nhất.
B. Có thế điện cực chuẩn âm nhất.
C. Có bán kính nguyên tử lớn nhất.
D. Có nhiều electron hoá trị nhất.
Câu 17. [KNTT - SBT] Trong quá trình Solvay, NH3 được tái chế khi cho dung dịch NH4C1 tác dụng với
A. CaO.
B. NaOH.
C. KOH.
D. Ba(OH)2.
Câu 18. Chất nào sau đây không bị phân huỷ khi đun nóng?
A. Mg(NO3)2.
B. CaCO3.
C. NaCl.
D. Mg(OH)2.
Câu 19. [CTST - SBT] Cách nào sau đây không thu được NaOH sau phản ứng?
A. Điện phân dung dịch NaCl không có màng ngăn xốp.
B. Cho kim loại Na tác dụng với nước.
C. Điện phân dung dịch NaCl có màng ngăn xốp, điện cực trơ.
D. Cho dung dịch Ca(OH)2 tác dụng với dung dịch Na2CO3.
Câu 20. [KNTT - SBT] Xét phản ứng phân huỷ muối carbonate của kim loại nhóm IIA:
MCO3(s) MO(s) + CO2(g)
Từ MgCO3 đến BaCO3, biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng biến đổi như thế nào?
A. Không đổi.
B. Giảm dần.
C. Tăng dần.
D. Không có quy luật.
Câu 21. [KNTT - SBT] Ở nhiệt thường, độ tan của các hydroxide tăng dần trong dãy từ Mg(OH)2 đến Ba(OH)2. Từ thông tin này có thể dự đoán được khả năng phản ứng với nước của các kim loại từ Mg đến Ba biến đổi như thế nào?
A. Tăng dần.
B. Không đổi.
C. Không có quy luật.
D. Giảm dần.
Câu 22. [KNTT - SGK] Độ bền nhiệt trong dãy muối carbonate từ MgCO3 đến BaCO3 biến đổi như thế nào?
A. Tăng dẩn.
B. Giảm dần.
C. Không có quy luật.
D. Không đổi.
Câu 23. [KNTT - SGK] Độ tan trong dãy muối sulfate từ MgSO4 đến BaSO4 biến đổi như thế nào?
A. Tăng dần.
B. Giảm dần.
C. Không có quy luật.
D. Không đổi.
Câu 24. [CTST - SBT] Hợp chất của calcium nào sau đây không gặp trong tự nhiên?
A. CaCO3.
B. CaSO4.
C. Ca(HCO3)2.
D. CaO.
Câu 25. [CTST - SBT] Để xử lí chất thải có tính acid người ta thường dùng
A. nước vôi.
B. phèn chua.
C. giấm ăn.
D. muối ăn.
Câu 26. [KNTT - SBT] Khi đun nóng nước tự nhiên, muối nào sau đây bị phân huỷ tạo thành cặn đá vôi trong phích nước, ấm đun nước?
A. Ca3(PO4)2.
B. CaCl2.
C. CaSO4.
D. Ca(HCO3)2.
Câu 27. [KNTT - SBT] Các dung dịch muối ăn, phèn chua, nước vôi trong được kí hiệu ngẫu nhiên là X, Y, Z. Một số kết quả thí nghiệm được ghi ở bảng dưới đây.
Mẫu thử |
Thuốc thử |
Hiện tượng |
X |
Dung dịch phenolphthalein |
Chuyển màu hồng |
Z |
Dung dịch BaCl2 |
Có kết tủa trắng |
Các dung dịch ban đầu tương ứng với các kí hiệu là
A. Y, Z, X.
B. Z, X, Y.
C. X, Y, Z.
D. Y, X, Z.
Câu 28. [CTST - SBT] Cho dung dịch Ca(OH)2 vào dung dịch Ca(HCO3)2 sẽ
A. có kết tủa trắng.
B. có bọt khí thoát ra.
C. có kết tủa trắng và có bọt khí.
D. không có hiện tượng gì.
Câu 29. [CTST - SBT] Trường hợp nào không xảy ra phản ứng đối với dung dịch Ca(HCO3)2 khi
A. đun nóng.
B. trộn với dung dịch Ca(OH)2.
C. trộn với dung dịch HCl.
D. cho NaCl vào.
Câu 30. [CTST - SBT] Kim loại nhóm IIA có nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi, khối lượng riêng biến đổi không theo quy luật như kim loại kiềm, do các kim loại nhóm IIA có
A. điện tích hạt nhân khác nhau.
B. cấu hình electron khác nhau.
C. bán kính nguyên tử khác nhau.
D. kiểu mạng tinh thể khác nhau.
Câu 31. [CTST - SBT] Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Đun sôi nước cứng chỉ làm mềm nước cứng tạm thời.
B. Dung dịch Na2CO3 làm mềm nước cứng tạm thời, nước cứng vĩnh cửu.
C. Dung dịch NH4Cl làm mềm nước cứng.
D. Cho dung dịch Ca(OH)2 vừa đủ làm mềm nước cứng tạm thời.
Câu 32. [KNTT - SGK] Trong quá trình Solvay, ở giai đoạn tạo thành NaHCO3 tồn tại cân bằng sau: NaCl+ NH3 + CO2 + H2O NaHCO3 + NH4Cl
Khi làm lạnh dung dịch trên, muối bị tách ra khỏi dung dịch là
A. NaHCO3.
B. NH4Cl.
C. NaCl.
D. NH4HCO3.
♦ Mức độ VẬN DỤNG
Câu 33. [CTST - SBT] Cho dãy chuyển hóa sau: . Công thức của Y có thể là
A. CaO
B. Ca(OH)2.
C. CaCO3.
D. Ca(HCO3)2.
Câu 34. [KNTT - SBT] Thực hiện bốn phản ứng hoá học theo sơ đồ:
Biết X, Y, Z, T là các hợp chất của kim loại. Công thức hoá học của T là
A. NaOH.
B. CaCO3.
C.Na2CO3.
D. CaO.
Câu 35. [KNTT - SBT] Cho sơ đồ chuyển hoá sau:
Biết: X, Y, Z, T, E là các hợp chất khác nhau; mỗi mũi tên ứng với một phương trình hoá học. Các chất Z, E thoả mãn sơ đồ trên lần lượt là
A. Na2CO3, H2SO4.
B. CO2, KHSO4.
C. NaHCO3, Na2SO4.
D. CO2, BaSO4.
Câu 36. [CTST - SBT] Cho các phát biểu sau:
(a) Tất cả các kim loại kiềm thổ đều tan trong nước.
(b) Các kim loại kiềm có thể đẩy được kim loại yếu hơn ra khỏi dung dịch muối của chúng.
(c) Các ion Na+, Mg2+, Al3+ có cùng cấu hình electron ở trạng thái cơ bản và đều có tính oxi hóa yếu.
(d) Các kim loại kiềm K, Rb, Cs tự bốc cháy khi tiếp xúc với nước.
(e) Kim loại magnesium có cấu trúc mạng tinh thể lục phương.
Trong các phát biểu trên số phát biểu đúng là
A. 2.
B. 3.
C. 4.
D. 5.
2. Trắc nghiệm đúng - sai
Câu 37. [KNTT - SBT] Sodium chloride là hợp chất ion.
a) Ở trạng thái nóng chảy, sodium chloride có khả năng dẫn điện.
b) Sodium chloride có nhiệt độ nóng chảy cao.
c) Trong tinh thể sodium chloride, các ion có thể di chuyển tự do.
d) Khi dùng búa đập vào hạt muối thì hạt muối bị biến dạng do có tính dẻo.
Câu 38. [KNTT - SBT] Cho độ tan của CaSO4.2H2O trong nước ở các nhiệt độ như sau:
Nhiệt độ (0°C) |
0 |
10 |
20 |
40 |
60 |
80 |
Độ tan (g/100 g nước) |
0,223 |
0,244 |
0,255 |
0,265 |
0,244 |
0,234 |
a) Độ tan của CaSO4.2H2O trong nước tăng dần theo nhiệt độ từ 0°C đến 80°C.
b) Ở 20°C, dung dịch CaSO4 bão hoà pha chế từ CaSO4.2H2O có nồng độ 0,25%.
c) CaSO4.2H2O là hợp chất dễ tan ở nhiệt độ 80°C.
d) Calcium sulfate dễ tan nhất trong các muối sulfate của kim loại nhóm IIA.
Câu 39. [CTST - SBT] Hợp chất của kim loại kiềm có nhiều ứng dụng trong thực tiễn.
a) Sodium carbonate khan (Na2CO3, còn gọi là soda) được dùng trong công nghiệp thuỷ tinh, đồ gốm, bột giặt,...
b) Sodium hydrocarbonate (NaHCO3) được dùng trong công nghiệp thực phẩm. NaHCO3 còn được dùng làm thuốc giảm triệu chứng đau dạ dày.
c) Dung dịch NaCl có nồng độ 0,9% dùng để vệ sinh, sát khuẩn.
d) Chất được gọi là xút ăn da là KOH.
................................
................................
................................
Xem thêm Chuyên đề dạy thêm Hóa học lớp 12 các chủ đề hay khác:
Sách VietJack thi THPT quốc gia 2025 cho học sinh 2k7:
- Giải Tiếng Anh 12 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Friends Global
- Lớp 12 Kết nối tri thức
- Soạn văn 12 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 12 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 12 - KNTT
- Giải sgk Vật Lí 12 - KNTT
- Giải sgk Hóa học 12 - KNTT
- Giải sgk Sinh học 12 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 12 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 12 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - KNTT
- Giải sgk Tin học 12 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 12 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 12 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 12 - KNTT
- Giải sgk Mĩ thuật 12 - KNTT
- Lớp 12 Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 12 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 12 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 12 - CTST
- Giải sgk Vật Lí 12 - CTST
- Giải sgk Hóa học 12 - CTST
- Giải sgk Sinh học 12 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 12 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 12 - CTST
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - CTST
- Giải sgk Tin học 12 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 12 - CTST
- Lớp 12 Cánh diều
- Soạn văn 12 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 12 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 12 Cánh diều
- Giải sgk Vật Lí 12 - Cánh diều
- Giải sgk Hóa học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Sinh học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 12 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 12 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 12 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 12 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 12 - Cánh diều