Trắc nghiệm lý thuyết Chương 8 Phân biệt một số hợp chất vô cơ có lời giải
Với Trắc nghiệm lý thuyết Chương 8 Phân biệt một số hợp chất vô cơ có lời giải sẽ giúp học sinh nắm vững lý thuyết, biết cách làm bài tập từ đó có kế hoạch ôn tập hiệu quả để đạt kết quả cao trong các bài thi môn Hóa 12.
Trắc nghiệm lý thuyết Chương 8 Phân biệt một số hợp chất vô cơ có lời giải
I. Lý thuyết và phương pháp giải
- Để nhận biết, phân biệt được các hợp chất vô cơ học sinh cần phải nắm được dấu hiệu nhận ra hợp chất (màu sắc, độ tan …) cũng như là tính chất hóa học của nó.
- Phản ứng hoá học được chọn để nhận biết là phản ứng đặc trưng đơn giản và có dấu hiệu rõ rệt.
- Tất cả các chất được lựa chọn dùng để nhận biết, phân biệt các hoá chất theo yêu cầu của đề bài, đều được coi là thuốc thử.
- Dưới đây là bảng dấu hiệu nhận biết một số hợp chất vô cơ thường gặp:
♦ MỘT SỐ THUỐC THỬ NHẬN BIẾT DUNG DỊCH
Hoá chất |
Thuốc thử |
Hiện tượng |
Phương trình minh hoạ |
|
- Dd axit - Dd bazơ (kiềm) |
Quỳ tím |
- Dd xit làm quỳ tím hoá đỏ. - Dd bazơ làm quỳ tím hoá xanh. |
||
Dd muối sunfat hoặc H2SO4 |
- BaCl2 - Ba(OH)2 |
Tạo kết tủa trắng không tan trong axit mạnh |
H2SO4 + BaCl2 BaSO4 + 2HCl Na2SO4 + Ba(OH)2 BaSO4 + 2NaOH |
|
Dd muối sunfit. |
- BaCl2 - Axit |
- Tạo kết tủa trắng. - Tạo khí không màu, mùi hắc. |
Na2SO3 + BaCl2 BaSO3 + 2NaCl Na2SO3 + 2HCl BaCl2 + SO2 ↑+ H2O |
|
Dd muối carbonate |
- Axit - BaCl2 |
-Tạo khí không màu. -Tạo kết tủa trắng. |
CaCO3 +2HCl CaCl2 + CO2 ↑+ H2O Na2CO3 + BaCl2 → BaCO3 ↓+ 2NaCl |
|
Dd muối photphat |
AgNO3 |
- Tạo kết tủa màu vàng |
Na3PO4+ 3AgNO3 → Ag3PO4↓ + 3NaNO3 |
|
Dd muối clorua hoặc HCl |
AgNO3 |
Tạo kết tủa trắng |
HCl + AgNO3 → AgCl↓ + HNO3 NaCl + AgNO3 → AgCl↓ + NaNO3 |
|
Dd muối sunfua |
Pb(NO3)2 |
Tạo kết tủa đen. |
Na2S + Pb(NO3)2 PbS + 2NaNO3 |
|
Dd muối sắt (II) |
Dung dịch kiềm (NaOH; KOH ...) |
Tạo kết tủa trắng xanh, sau đó bị hoá nâu ngoài không khí. |
FeCl2 + 2NaOH Fe(OH)2 + 2NaCl 4Fe(OH)2 + O2 + 2H2O 4Fe(OH)3 |
|
Dd muối sắt (III) |
Tạo kết tủa màu nâu đỏ |
FeCl3 + 3NaOH Fe(OH)3 + 3NaCl |
||
Dd muối magie |
Tạo kết tủa trắng |
MgCl2 + 2NaOH Mg(OH)2 + 2NaCl |
||
Dd muối đồng |
Tạo kết tủa xanh lam |
Cu(NO3)2 + 2NaOH Cu(OH)2 ↓ + 2NaNO3 |
||
Dd muối nhôm |
Tạo kết tủa trắng, tan trong kiềm dư |
AlCl3 + 3NaOH Al(OH)3 + 3NaCl Al(OH)3 + NaOH (dư) NaAlO2 + 2H2O |
||
♦ NHẬN BIẾT CHẤT KHÍ
KHÍ |
THUỐC THỬ |
HIỆN TƯỢNG |
PHƯƠNG TRÌNH HÓA HỌC MINH HỌA |
|
SO2 |
- dd Br2 - dd KMnO4 |
- Mất màu nâu đỏ - Mất màu tím |
SO2 + Br2 + 2H2O → 2HBr + H2SO4 5SO2 + 2KMnO4 + 2H2O → 2MnSO4 + K2SO4 + 2H2SO4 . |
|
2. |
H2S |
- Pb(NO3)2 - Cu(NO3)2 - dd Br2 - dd KMnO4 |
- đen - ↓ đen - Mất màu nâu đỏ - Mất màu tím |
H2S + Pb(NO3)2 → PbS↓ + 2HNO3 H2S + Cu(NO3)2 → CuS↓ + 2HNO3 H2S + 4Br2 + 4H2O → 8HBr + H2SO4 5H2S + 2KMnO4 + 3H2SO4 5S + 2MnSO4 + K2SO4 + 8H2O |
3. |
CO2 |
- nước vôi trong dư - Ba(OH)2 dư |
trắng |
CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3↓ + H2O CO2 + Ba(OH)2 → BaCO3↓ + H2O |
4. |
NH3 |
- Quỳ tím ẩm - Axit HCl đậm đặc |
- Hóa xanh - Khói trắng |
NH3 (k) + HCl(k) → NH4Cl(r) |
5. |
HCl |
- Quỳ tím ẩm - Dd AgNO3 |
- Hóa đỏ - trắng |
AgNO3 + HCl → AgCl ↓ + HNO3 |
6 |
CO |
CuO, to |
CuO đen đỏ, khí bay ra làm đục dd Ca(OH)2 |
CuO (đen) + CO Cu (đỏ) + CO2 CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3↓ + H2O |
7 |
Cl2 |
- Quỳ tím ẩm - dd KI, hồ tinh bột. |
- Quỳ tím ẩm chuyển đỏ sau đó mất màu - Làm xanh hồ tinh bột |
-Cl2 + H2O HCl + HClO Lúc đầu quỳ tím chuyển đỏ sau đó nhanh chóng mất màu do tác dụng tẩy màu của HClO -Cl2 + 2KI → 2KCl + I2 I2 sinh ra làm xanh hồ tinh bột. |
8 |
H2 |
CuO, to |
CuO đen đỏ |
CuO (đen) + H2 Cu (đỏ) + H2O |
9 |
O2 |
Que đóm còn tàn đỏ |
Que đóm bùng cháy |
C + O2 CO2 |
10 |
O2 |
dd KI + hồ tinh bột |
Xanh hồ tinh bột |
O3 + 2KI + H2O → I2 + O2 + 2KOH I2 sinh ra làm xanh hồ tinh bột. |
II. Bài tập minh họa
Câu 1: Khi nhiệt phân hoàn toàn từng muối X, Y thì đều tạo ra số mol khí nhỏ hơn số mol muối tương ứng. Đốt một lượng nhỏ tinh thể Y trên đèn khí không màu, thấy ngọn lửa có màu vàng. Hai muối X, Y lần lượt là:
A. KMnO4, NaNO3 B. Cu(NO3)2, NaNO3
C. CaCO3, NaNO3 D. NaNO3, KNO3
Câu 2: Để phân biệt các dung dịch NaOH, NaCl, CuCl2, FeCl3, FeCl2, NH4Cl, A1Cl3, MgCl2. Ta chỉ cần dùng một thuốc thử duy nhất, thuốc thử không thỏa mãn là:
A. Dung dịch H2SO4 loãng B. Dung dịch Na2CO3
C. Quỳ tím D. Dung dịch KOH
Câu 3: Cho hỗn hợp Fe, Cu phản ứng với dung dịch HNO3 loãng. Sau khí phản ứng hoàn toàn, thu được dung dịch chỉ chứa một chất tan và kim loại dư. Chất tan đó là:
A. Cu(NO3)2 B. HNO3 C. Fe(NO3)2 D. Fe(NO3)3
Câu 4: Để phân biệt ba bình khí mất nhãn lần lượt chứa các khí N2, O2 và O3, một học sinh đã dùng các thuốc thử (có trật tự) theo bốn cách dưới đây. Cách nào là KHÔNG đúng?
A. lá Ag nóng, que đóm tàn đỏ.
B. que đóm tàn đỏ, lá Ag nóng.
C. dung dịch KI/ hồ tinh bột, que đóm tàn đỏ.
D. dung dịch KI/ hồ tinh bột, lá Ag nóng.
Câu 5: Có 3 chất rắn là FeCl2, Fe(NO3)2 và FeSO4. Dùng một thuốc thử nào trong số các thuốc thử sau để phân biệt được 3 chất rắn đó.
A. dung dịch HCl B. dung dịch KMnO4 + H2SO4 loãng
C. dung dịch BaCl2 D. Cu
Câu 6: Chỉ dùng quỳ tím (và các các mẫu thử đã nhận biết được) thì nhận ra được bao nhiêu dung dịch, trong số 4 dung dịch mất nhãn: BaCl2, NaOH, AlNH4(SO4)2, KHSO4?
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 7: Để nhận ra 3 chất rắn NaCl, CaCl2 và MgCl2 đựng trong các ống nghiệm riêng biệt ta làm theo thứ tự nào sau đây:
A. Dùng H2O, dung dịch H2SO4 B. Dùng H2O, NaOH, dung dịch Na2CO3
C. Dùng H2O, dung dịch Na2CO3 D. dung dịch HCl, dung dịch Na2CO3
Câu 8: Chọn một thuốc thử dưới đây để nhận biết được các dung dịch sau: HCl, KI, ZnBr2, Mg(NO3)2.
A. dung dịch AgNO3 B. dung dịch NaOH
C. giấy quỳ tím D. dung dịch NH3
Câu 9: Có 3 lọ riêng biệt đựng ba dung dịch không màu, mất nhãn là HCl, HNO3, H2SO4. Có thể dùng thuốc thử nào dưới đây để phân biệt 3 dung dịch trên?
A. giấy quỳ tím, dung dịch bazơ B. dung dịch BaCl2; Cu
C. dung dịch AgNO3; Na2CO3 D. dung dịch phenolphtalein
Câu 10: Để nhận biết ba axit đặc, nguội: HCl, H2SO4, HNO3 đựng riêng biệt trong ba lọ bị mất nhãn, ta dùng thuốc thử là :
A. Cu B. Al C. Fe D. CuO
Câu 11: Có thể phân biệt 3 dung dịch: KOH, HCl, H2SO4 (loãng) bằng một thuốc thử là
A. giấy quỳ tím B. Zn C. Al D. BaCO3
Câu 12: Một hỗn hợp gồm MgO, Al2O3, SiO2. Thu lấy SiO2 tinh khíết bằng cách nào sau đây?
A. Ngâm hỗn hợp vào dung dịch NaOH dư đun nóng.
B. Ngâm hỗn hợp vào dung dịch HCl dư.
C. Ngâm hỗn hợp vào dung dịch CuSO4 dư.
D. Ngâm hỗn hợp vào nước nóng.
Câu 13: Chỉ dùng dung dịch nào dưới đây để phân biệt các dung dịch mất nhãn không màu: NH4NO3, NaCl, (NH4)2SO4, Mg(NO3)2, FeCl2 ?
A. BaCl2 B. NaOH C. AgNO3 D. Ba(OH)2
Câu 14: Trong phòng thí nghiệm thường điều chế CO2 từ CaCO3 và dung dịch HCl, do đó CO2 bị lẫn một ít hơi nước và khí hiđro clorua. Để có CO2 tinh khíết nên cho hỗn hợp khí này lần lượt qua các bình chứa:
A. dung dịch Na2CO3 và dung dịch H2SO4 đặc
B. dung dịch NaHCO3 và CaO khan
C. P2O5 khan và dung dịch NaCl
D. dung dịch NaHCO3 và dung dịch H2SO4 đặc
Câu 15: Cho các dung dịch sau: Na2CO3, NH4NO3, NaNO3, phenolphtalein. Chỉ dùng một hóa chất nào sau đây để phân biệt được tất cả dung dịch trên:
A. BaCl2 B. Ba(OH)2 C. HCl D. Tất cả đều sai
Câu 16: Để làm sạch muối ăn có lẫn tạp chất CaCl2, MgCl2, BaCl2 cần dùng 2 hoá chất là:
A. dung dịch Na2CO3, dung dịch HCl.
B. dung dịch NaOH, dung dịch H2SO4.
C. dung dịch Na2SO4, dung dịch HCl.
D. dung dịch AgNO3, dung dịch NaOH.
Câu 17: Có 2 chất rắn là FeCl2 và FeCl3. Thuốc thử nào sau đây có thể sử dụng để nhận biết được 2 chất rắn đó.
A. dung dịch NaOH B. dung dịch KMnO4 + H2SO4 đặc
C. dung dịch AgNO3 D. dung dịch NaCl
Câu 18: Thuốc thử nào có thể sử dụng để phân biệt các chất rắn sau: Al, Al2O3, Mg.
A. H2O B. dung dịch NaOH
C. dung dịch HCl D. dung dịch CH3COOH
Câu 19: Cho dung dịch có chứa các ion: Na+, , , , , . Dùng hóa chất nào để loại được nhiều anion nhất ?
A. BaCl2 B. MgCl2 C. Ba(NO3)2 D. NaOH
Câu 20: Hoá chất nào sau đây có thể sử dụng để phân biệt 3 dung dịch sau: NaCl, CaCl2 và A1Cl3.
A. Na2CO3 B. H2SO4 loãng
C. dung dịch Na2SO4 D. dung dịch HCl
Câu 21: Chỉ dùng một dung dịch hóa chất nào sau đây để phân biệt các dung dịch sau: NaCl, Na3PO4, NaNO3, Na2S.
A. dung dịch BaCl2 B. dung dịch H2SO4
C. dung dịch AgNO3 D. Quỳ tím
Câu 22: Có các chất rắn: CaO, Ca, Al2O3 và Na. Chất nào có thể sử dụng để phân biệt các chất rắn đó.
A. H2O B.dung dịch H2SO4 loãng
C. dung dịch HCl D. dung dịch NaOH loãng
Câu 23: Có 3 lọ đựng 3 hỗn hợp: Fe + FeO; Fe + Fe2O3; FeO + Fe2O3. Để nhận biết lọ đựng FeO + Fe2O3 ta dùng thuốc thử là:
A. dung dịch HCl B. Dung dịch H2SO4 loãng
C. dung dịch HNO3 đặc D. Cả A và B đều đúng
Câu 24: Chỉ dùng thuốc thử nào sau đây có thể nhận biết được cả 3 khí Cl2, HCl và O2?
A. Giấy tẩm dung dịch phenolphtalein B. Tàn đóm hồng
C. Giấy quỳ tím khô D. Giấy quỳ tím ẩm
Câu 25: Chỉ được dùng nước, nhận biết được từng kim loại nào trong các bộ ba kim loại sau đây?
A. Al, Ag, Ba B. Fe, Na, Zn C. Mg, Al, Cu D. Cả A và B
Câu 26: Nhận biết 3 dung dịch FeCl3, FeCl2, AlCl3 ở 3 bình mất nhãn mà chỉ dùng một thuốc thử. Thuốc thử đó là:
A. Dung dịch NaOH B. Dung dịch KOH
C. Dung dịch Ba(OH)2 D. Cả A, B, C đều đúng
Câu 27: Người ta có thể dùng thuốc thử theo thứ tự như thế nào dể nhận biết 3 khí: N2, SO2, CO2 ?
A. Chỉ dùng dung dịch Ca(OH)2.
B. Dùng dung dịch nước vôi trong sau đó dùng nước Br2
C. Dùng dung dịch Br2 sau đó dùng dung dịch KMnO4
D. Dùng dung dịch Br2
Câu 28: Cho 4 lọ hóa chất bị mất nhãn đựng 4 dung dịch trong suốt, không màu chứa một trong các hóa chất riêng biệt: NaOH, H2SO4, HCl và NaCl. Để nhận biết từng chất có trong từng lọ dung dịch cần ít nhất số hóa chất là:
A. 0 B. 1 C. 3 D. 2
Câu 29: Khi điều chế C2H4 từ C2H5OH và H2SO4 đặc ở 170°C thì sinh ra khí có lẫn SO2. Chất nào sau đây có thể loại bỏ được SO2 để thu được C2H4 tinh khíết:
A. Dung dịch KOH B. Dung dịch K2CO3
C. Dung dịch Br2 D. Dung dịch thuốc tím
Câu 30: Có 4 kim loại ở 4 lọ mất nhãn: Al, Fe, Mg, Ag. Hãy dùng 2 thuốc thử để nhận biết. Hai thuốc thử đó là:
A. Dung dịch HCl và dung dịch NH3 B. Dung dịch H2SO4 và dung dịch NaOH
C. Dung dịch H2SO4 và dung dịch NH3 D. Tất cả đều đúng
Đáp án
1. A |
2. A |
3. C |
4. D |
5. B |
6. D |
7. B |
8. A |
9. B |
10. A |
11. D |
12. B |
13. D |
14. D |
15. B |
16. A |
17. A |
18. B |
19. C |
20. A |
21. C |
22. A |
23. D |
24. D |
25. D |
26. D |
27. B |
28. B |
29. A |
30. B |
Xem thêm các phương pháp giải nhanh bài tập Hóa học hay khác:
- Bài tập về phản ứng nhiệt nhôm và cách giải
- Các dạng toán về sự lưỡng tính của Al(OH)3 và cách giải
- Các dạng toán về nước cứng và cách giải
- Trắc nghiệm lý thuyết Chương 9 Hóa học và vấn đề Phát triển kinh tế, xã hội, môi trường có lời giải
- Các dạng bài toán phản ứng ester hóa và cách giải
Sách VietJack thi THPT quốc gia 2025 cho học sinh 2k7:
- Giải Tiếng Anh 12 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Friends Global
- Lớp 12 Kết nối tri thức
- Soạn văn 12 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 12 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 12 - KNTT
- Giải sgk Vật Lí 12 - KNTT
- Giải sgk Hóa học 12 - KNTT
- Giải sgk Sinh học 12 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 12 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 12 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - KNTT
- Giải sgk Tin học 12 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 12 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 12 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 12 - KNTT
- Giải sgk Mĩ thuật 12 - KNTT
- Lớp 12 Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 12 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 12 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 12 - CTST
- Giải sgk Vật Lí 12 - CTST
- Giải sgk Hóa học 12 - CTST
- Giải sgk Sinh học 12 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 12 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 12 - CTST
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - CTST
- Giải sgk Tin học 12 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 12 - CTST
- Lớp 12 Cánh diều
- Soạn văn 12 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 12 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 12 Cánh diều
- Giải sgk Vật Lí 12 - Cánh diều
- Giải sgk Hóa học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Sinh học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 12 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 12 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 12 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 12 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 12 - Cánh diều