Cách nhận biết, phân biệt các hydrocarbon và cách giải (hay, chi tiết)
Với bài viết Cách nhận biết, phân biệt các hydrocarbon và cách giải sẽ giúp học sinh nắm vững lý thuyết, biết cách làm bài tập từ đó có kế hoạch ôn tập hiệu quả để đạt kết quả cao trong các bài thi môn Hóa học 9.
Cách nhận biết, phân biệt các hydrocarbon và cách giải
A. Lý thuyết và phương pháp giải
Các hydrocarbon không no có khả năng làm mất màu dung dịch brom
- Phương pháp làm bài:
+ Thiết lập sơ đồ cho bài tập nhận biết.
+ Dựa vào sơ đồ, dấu hiệu suy ra chất
+ Trình bày bài tập nhận biết theo 4 bước làm bài
- Cách trình bày bài tập nhận biết
+ Bước 1: Trích mẫu thử (trừ trường hợp nhận biết khí có thể bỏ qua bước này)
+ Bước 2: Chọn thuốc thử để nhận biết (Tùy theo hóa chất đề bài cho: thuốc thử không giới hạn, thuốc thử có giới hạn hoặc không dùng thuốc thử)
+ Bước 3: Cho thuốc thử vào mẫu thử, mô tả hiện tượng. Rút ra kết luận về chất
+ Bước 4: Viết phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra để chứng minh.
B. Ví dụ minh họa
Ví dụ 1: Bằng phương pháp hóa học hãy phân biệt các khí etan, etilen và acetylene, chứa trong các bình mất nhãn.
Lời giải:
- Dẫn từng khí qua ống nghiệm đựng AgNO3/NH3, nếu có kết tủa vàng → khí là acetylene:
CH ≡ CH + 2AgNO3 + 2NH3 → CAg ≡ CAg + 2NH4NO3
- Hai khí còn lại lần lượt dẫn qua ống nghiệm đựng dung dịch brom → khí làm mất màu dung dịch brom là etilen, khí không làm mất màu dung dịch brom là etan.
CH2 = CH2 + Br2 → CH2Br – CH2Br
Ví dụ 2: Dùng phương pháp hóa học phân biệt các khí không màu sau: SO2, C2H4, C2H6 chứa trong bình mất nhãn.
Lời giải:
- Dùng dung dịch Ca(OH)2 nhận ra SO2
SO2 phản ứng với Ca(OH)2 tạo kết tủa trắng
SO2 + Ca(OH)2 → CaSO3 ↓ + H2O
→ còn lại C2H4, C2H6
- Dùng dung dịch Br2 nhận ra C2H4
C2H4 làm mất màu dung dịch Br2; còn C2H6 thì không.
Ví dụ 3: Có 2 lọ hóa chất mất nhãn đựng 2 khí không màu là methane và etilen. Trình bày phương pháp hóa học nhận ra mỗi chất trong từng lọ hóa chất trên.
Lời giải chi tiết
- Dùng thuốc thử duy nhất: dung dịch Br2
- Sục từ từ từng khí trên vào dung dịch Br2
- Hiện tượng:
+ Không làm mất màu Br2: methane
+ Làm mất màu Br2: etilen
- Phản ứng hóa học
C. Bài tập tự luyện
Câu 1: Etilen có lẫn các tạp chất SO2, CO2, hơi nước. Có thể loại bỏ tạp chất bằng cách nào dưới đây?
A. Dẫn hỗn hợp đi qua bình đựng dung dịch brom dư.
B. Dẫn hỗn hợp qua bình đựng dung dịch sodium chloride dư.
C. Dẫn hỗn hợp lần lượt qua bình đựng dung dịch NaOH dư và bình đựng CaO.
D. Dẫn hỗn hợp lần lượt qua bình đựng dung dịch brom dư và bình đựng dung dịch H2SO4 đặc.
Câu 2: Dùng dung dịch brom phân biệt được chất nào sau đây?
A. butan và xiclobutan
B. Buta -1,3- diene và Buta -1,2- diene
C. isopentane và isoprene
D. but-1-en và but-2-en
Câu 3: Có thể dùng thuốc thử nào sau đây để phân biệt but-1-yne và but-2-yne?
A. dung dịch KMnO4
B. dung dịch Br2 dư
C. dung dịch AgNO3/NH3
D. dung dịch HCl dư
Câu 4: Muốn loại SO2 khỏi hỗn hợp SO2 và C2H2 ta dùng:
A. dung dịch NaOH
B. dung dịch Brom
C. nước
D. Tất cả đều đúng.
Câu 5: Có các chất sau: C2H2; C2H4; C2H6. Chất dùng để nhận biết ra acetylene là:
A. dung dịch Br2
B. dung dịch KMnO4
C. dung dịch AgNO3/NH3
D. H2
Câu 6: Để làm sạch methane có lẫn etilen ta cho hổn hợp qua:
A. khí hiđro có Ni ,to.
B. dung dịch Brom.
C. dung dịchAgNO3/NH3.
D. khí hiđro clorua.
Câu 7: Để thu được CH4 tinh khiết từ hỗn hợp CH4 và CO2, ta dẫn hỗn hợp khí qua
A. dung dịch H2SO4 đặc dư.
B. dung dịch Ca(OH)2 dư.
C. dung dịch nước brom dư.
D. dung dịch muối ăn dư.
Câu 8: Cặp chất đều làm mất màu dung dịch nước brom là
A. CH4; C2H4
B. C2H4; C6H6
C. C2H2; C2H4
D. C6H6; CH4
Câu 9: Để làm sạch etilen có lẫn acetylene ta cho hỗn hợp đi qua dung dịch nào sau đây?
A. dung dịch brom dư
B. dung dịch KMnO4 dư
C. dung dịch AgNO3/NH3
D. dung dịch HCl
Câu 10: Để phân biệt ba chất khí: methane, etilen và cacbonic, ta dùng thí nghiệm nào?
I. Thí nghiệm 1 dùng dung dịch Br2 và thí nghiệm 2 dùng nước vôi trong.
II. Thí nghiệm 1 dùng dung dịch KMnO4 và thí nghiệm 2 dùng phản ứng cháy
III. Thí nghiệm 1 dùng H2 và thí nghiệm 2 dùng nước vôi trong
A. I, II
B. I, III
C. II, III
D. I, II, III
ĐÁP ÁN
Câu 1 |
Câu 2 |
Câu 3 |
Câu 4 |
Câu 5 |
Câu 6 |
Câu 7 |
Câu 8 |
Câu 9 |
Câu 10 |
C |
C |
C |
A |
C |
B |
B |
C |
C |
A |
Bài tập bổ sung
Câu 1: Dùng AgNO3 trong NH3 dư thì phân biệt được cặp chất nào sau đây?
A. But-2-yne và butadiene.
B. Acetylene và propyne.
C. Propyne và but-1-yne
D. Acetylene và but-2-yne.
Câu 2: Có thể dùng thuốc thử nào sau đây để phân biệt hex-1-yne và hex-2-yne?
A. dung dịch KMnO4.
B. dung dịch Br2.
C. dung dịch AgNO3/NH3.
D. dung dịch HCl dư.
Câu 3: Có 2 chất lỏng mất nhãn là hexane và hex-1-ene. Thuốc thử được dùng để phân biệt hai hoá chất này là
A. dung dịch NaCl.
B. dung dịch Br2.
C. dung dịch AgNO3/NH3.
D. dung dịch CuSO4.
Câu 4: Để làm sạch methane có lẫn propene ta dẫn hỗn hợp khí qua
A. dung dịch CuSO4.
B. dung dịch Br2 dư.
C. dung dịch NaCl.
Câu 5: Cặp chất đều không làm mất màu dung dịch nước bromine là
A. CH4; C2H4.
B. C2H4; C3H6.
C. C2H2; C2H4.
D. C2H6; CH4.
Xem thêm phương pháp giải các dạng bài tập Hóa học lớp 9 hay, chi tiết khác:
- Bài tập tổng hợp về methane và cách giải
- Bài tập tổng hợp về Etilen và cách giải
- Bài tập tổng hợp về acetylene và cách giải
- Bài tập tổng hợp về benzene và cách giải
- Viết công thức cấu tạo của hợp chất hữu cơ và cách giải
Xem thêm các loạt bài Để học tốt Hóa học 9 hay khác:
- Giải bài tập Hóa học 9
- Giải sách bài tập Hóa 9
- Đề thi Hóa học 9
- Wiki 200 Tính chất hóa học
- Wiki 3000 Phản ứng hóa học quan trọng
Tủ sách VIETJACK luyện thi vào 10 cho 2k10 (2025):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Loạt bài Chuyên đề: Lý thuyết - Bài tập Hóa học lớp 9 có đáp án được biên soạn bám sát nội dung chương trình sgk Hóa học 9.
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Giải Tiếng Anh 9 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 9 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 9 Friends plus
- Lớp 9 Kết nối tri thức
- Soạn văn 9 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 9 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 9 - KNTT
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 9 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 9 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 9 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục công dân 9 - KNTT
- Giải sgk Tin học 9 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 9 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 9 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 9 - KNTT
- Giải sgk Mĩ thuật 9 - KNTT
- Lớp 9 Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 9 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 9 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 9 - CTST
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 9 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 9 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 9 - CTST
- Giải sgk Giáo dục công dân 9 - CTST
- Giải sgk Tin học 9 - CTST
- Giải sgk Công nghệ 9 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 9 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 9 - CTST
- Giải sgk Mĩ thuật 9 - CTST
- Lớp 9 Cánh diều
- Soạn văn 9 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 9 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 9 - Cánh diều
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 9 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 9 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 9 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục công dân 9 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 9 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 9 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 9 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 9 - Cánh diều
- Giải sgk Mĩ thuật 9 - Cánh diều