Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 9 Cánh diều Bài 36 (có đáp án): Nguyên phân và giảm phân

Với 15 câu hỏi trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 9 Bài 36: Nguyên phân và giảm phân sách Cánh diều có đáp án chi tiết đầy đủ các mức độ sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm KHTN 9.

Trắc nghiệm KHTN 9 Cánh diều Bài 36 (có đáp án): Nguyên phân và giảm phân

TRẮC NGHIỆM ONLINE

Câu 1. Ở kì giữa của quá trình giảm phân I, các NST xếp thành mấy hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào?

Quảng cáo

A. 1.

B. 3.

C. 2.

D. 4.

Câu 2. Ở ruồi giấm có bộ NST 2n = 8. Một tế bào ruồi giấm tiến hành nguyên phân một lần sẽ hình thành bao nhiêu tế bào con và mỗi tế bào con có số lượng NST là bao nhiêu?

A. Hai tế bào con, mỗi tế bào con có 4 NST.

B. Một tế bào con, mỗi tế bào con có 8 NST.

C. Một tế bào con, mỗi tế bào con có 4 NST.

D. Hai tế bào con, mỗi tế bào con có 8 NST.

Quảng cáo

Câu 3. Tế bào trong hình ảnh dưới đây đang ở kì nào của quá trình nguyên phân?

Trắc nghiệm KHTN 9 Cánh diều Bài 36 (có đáp án): Nguyên phân và giảm phân | Khoa học tự nhiên 9

A. Kì cuối.

B. Kì giữa.

C. Kì sau.

D. Kì đầu.

Câu 4. Quá trình nguyên phân diễn ra qua mấy giai đoạn?

A. 4.

B. 3.

C. 5.

D. 2.

Câu 5. Giai đoạn nào dưới đây không thuộc quá trình nguyên phân?

Quảng cáo

A. Kì giữa.

B. Kì trung gian.

C. Kì cuối.

D. Kì đầu.

Câu 6. Qua quá trình nguyên phân, từ một tế bào mẹ có bộ NST 2n sẽ tạo ra

A. một tế bào con có bộ NST 2n.

B. hai tế bào con có bộ NST n.

C. hai tế bào con có bộ NST 2n.

D. một tế bào con có bộ NST n.

Câu 7. Trong quá trình giảm phân, sự giảm số lượng NST từ 2n xuống còn n diễn ra ở kì nào?

A. Kì sau giảm phân II.

B. Kì cuối giảm phân I.

C. Kì cuối giảm phân II.

D. Kì giữa giảm phân I.

Quảng cáo

Câu 8. Điền số thích hợp vào chỗ trống.

Giảm phân là quá trình phân chia bộ nhiễm sắc thể kép thành ……………………. bộ nhiễm sắc thể đơn.

Câu 9. Quá trình giảm phân diễn ra ở loại tế bào nào dưới đây?

A. Tế bào soma.

B. Tế bào hợp tử.

C. Tế bào mầm sinh dục.

D. Tế bào sinh dục chín.

Câu 10. Sơ đồ nào dưới đây mô tả đúng về kết quả của quá trình giảm phân?

A. 1 tế bào (2n) → 2 tế bào (2n).

B. 1 tế bào (2n) → 4 tế bào (n).

C. 1 tế bào (2n) → 4 tế bào (2n).

D. 1 tế bào (2n) → 2 tế bào (n).

Câu 11. Tại kì nào của quá trình nguyên phân, hai chromatid của mỗi NST kép bắt đầu tách rời nhau thành hai NST đơn và di chuyển về hai cực của tế bào?

A. Kì sau.

B. Kì cuối.

C. Kì giữa.

D. Kì đầu.

Câu 12. Trong giảm phân, sự tiếp hợp và trao đổi chéo giữa hai chromatid khác nguồn gốc của cùng một cặp NST tương đồng diễn ra ở kì nào?

A. Kì đầu I.

B. Kì giữa I.

C. Kì đầu II.

D. Kì giữa II.

Câu 13. Quá trình nào dưới đây không dựa trên cơ sở của nguyên phân?

A. Quả lớn lên.

B. Vết thương lành lại.

C. Hình thành hạt và quả.

D. Tái sinh đuôi ở thằn lằn.

Câu 14. Tế bào trong hình ảnh dưới đây đang ở kì nào của quá trình giảm phân?

Trắc nghiệm KHTN 9 Cánh diều Bài 36 (có đáp án): Nguyên phân và giảm phân | Khoa học tự nhiên 9

A. Kì đầu II.

B. Kì sau I.

C. Kì giữa II.

D. Kì giữa I.

Câu 15. Một tế bào sinh trứng ở ruồi giấm (2n = 8) tiến hành giảm phân bình thường. Điền số lượng NST và trạng thái (đơn hoặc kép) của NST vào bảng dưới đây.

Kì phân bào

Số lượng và trạng thái NST

Kì đầu I

8 NST kép

Kì sau I

………………..

Kì cuối I

………………..

Kì đầu II

4 NST kép

Kì sau II

………………..

Kì cuối II

………………..

Câu 16. Số tế bào con được tạo ra từ 4 tế bào nguyên phân liên tiếp 2 lần là bao nhiêu?

A. 16 tế bào.

B. 8 tế bào.

C. 4 tế bào.

D. 32 tế bào.

Câu 17. Một nhóm tế bào sinh tinh tham gia quá trình giảm phân đã tạo ra được 40 tinh trùng. Số lượng tế bào sinh tinh là bao nhiêu?

A. 10.

B. 20.

C. 40.

D. 4.

Câu 18. Ở trùng roi, sự truyền vật chất di truyền qua các thế hệ cơ thể là nhờ quá trình nào dưới đây?

A. Giảm phân và thụ tinh.

B. Nguyên phân.

C. Giảm phân.

D. Nguyên phân, giảm phân và thụ tinh.

Câu 19. Hoàn thành thông tin dưới đây.

Quá trình ……………….. tạo ra các giao tử chứa tổ hợp NST khác nhau nên trong ……………….., các giao tử đực và giao tử cái kết hợp với nhau một cách ngẫu nhiên sẽ tạo ra vô số kiểu tổ hợp NST trong các hợp tử, dẫn tới xuất hiện nhiều loại kiểu gene và kiểu hình ở đời con.  

thụ tinh

nguyên phân

giảm phân

(Kéo thả hoặc click vào để điền)

Câu 20. Quá trình nào dưới đây là cơ sở cho phương pháp chiết cành?

A. Thụ tinh.

B. Giảm phân.

C. Nguyên phân.

D. Biến dị.

Câu 21. Một tế bào hợp tử có bộ NST 2n = 18 tiến hành nguyên phân bình thường. Các tế bào con sinh ra ngay sau lần nguyên phân đầu tiên lại tiếp tục nguyên phân 3 đợt tiếp theo. 

Câu 21.1: Số lượng tế bào con được tạo ra sau đợt phân chia cuối cùng là

A. 16.

B. 8.

C. 32.

D. 64.

Câu 21.2: Bộ NST ở mỗi tế bào được tạo thành là

A. 2n = 36.

B. 2n = 18.

C. n = 9.

D. n = 18.

Câu 22. Thứ tự nào dưới đây đúng với trình tự phân chia nhân trong quá trình nguyên phân?

A. Kì đầu, kì giữa, kì sau, kì cuối.

B. Kì sau, kì đầu, kì giữa, kì cuối.

C. Kì giữa, kì đầu, kì cuối, kì sau.

D. Kì đầu, kì sau, kì giữa, kì cuối.

TRẮC NGHIỆM ONLINE

Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Khoa học tự nhiên lớp 9 Cánh diều có đáp án hay khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 9 hay khác:

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giải bài tập KHTN 9 của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Khoa học tự nhiên 9 Cánh diều (NXB Đại học Sư phạm).

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 9 Cánh diều khác