Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 9 Cánh diều Bài 39 (có đáp án): Di truyền liên kết và cơ chế xác định giới tính
Với 15 câu hỏi trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 9 Bài 39: Di truyền liên kết và cơ chế xác định giới tính sách Cánh diều có đáp án chi tiết đầy đủ các mức độ sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm KHTN 9.
Trắc nghiệm KHTN 9 Cánh diều Bài 39 (có đáp án): Di truyền liên kết và cơ chế xác định giới tính
Câu 1. Hiện tượng nhiều gene cùng phân bố trên chiều dài của nhiễm sắc thể hình thành nên
A. các cặp gene tương phản.
B. nhóm gene độc lập.
C. nhóm gene liên kết.
D. cặp nhiễm sắc thể tương đồng.
Câu 2. Cơ thể ruồi giấm đực có kiểu gene sẽ cho mấy loại giao tử, biết quá trình giảm phân diễn ra bình thường và không có trao đổi chéo?
Trả lời: ………………..
Câu 3. Khi nghiên cứu về hiện tượng di truyền liên kết, Morgan đã sử dụng đối tượng nào?
A. Chuột bạch.
B. Tinh tinh.
C. Ruồi giấm.
D. Đậu hà lan.
Câu 4. Theo lí thuyết, phép lai nào sau đây được xem là phép lai phân tích ở ruồi giấm?
A. Thân xám, cánh cụt × Thân đen, cánh dài.
B. Thân xám, cánh dài × Thân xám, cánh dài.
C. Thân xám, cánh cụt × Thân đen, cánh cụt.
D. Thân xám, cánh dài × Thân đen, cánh cụt.
Câu 5. Trong tế bào sinh dưỡng ở một loài sinh vật, nhận thấy có 24 nhóm gene liên kết. Bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của loài này là bao nhiêu?
A. 12.
B. 24.
C. 96.
D. 48.
Câu 6. Ai là người phát hiện ra hiện tượng di truyền liên kết ở sinh vật?
A. Morgan.
B. Mendel.
C. Paplop.
D. Lamarck.
Câu 7. Đặc điểm nào sau đây không phải là của ruồi giấm?
A. Đẻ nhiều, vòng đời ngắn.
B. Dễ nuôi trong ống nghiệm.
C. Số lượng nhiễm sắc thể nhiều.
D. Có nhiều biến dị dễ quan sát.
Câu 8. Khi nghiên cứu về hiện tượng di truyền liên kết trên ruồi giấm, Morgan đã lựa chọn những tính trạng nào?
A. Màu sắc mắt và kích thước cơ thể.
B. Chiều dài chân và màu sắc mắt.
C. Màu sắc bụng và độ dày của cánh.
D. Màu sắc thân và chiều dài cánh.
Câu 9. Hiện tượng di truyền liên kết có ý nghĩa gì?
A. Đảm bảo sự di truyền bền vững của nhóm tính trạng.
B. Tăng cường sự trao đổi chéo giữa các nhiễm sắc thể.
C. Làm xuất hiện nhiều biến dị tổ hợp, tạo ra sự đa dạng cho sinh giới.
D. Quy định giới tính của các loài động vật.
Câu 10. Morgan đã dùng phép lai nào sau đây để phát hiện ra hiện tượng di truyền liên kết ở ruồi giấm?
A. Lai trở lại (cho cơ thể F1 lai với P).
B. Lai giữa các con lai F1 với nhau.
C. Lai xa (cho lai giữa hai loài khác nhau).
D. Lai phân tích.
Câu 11. Trong thí nghiệm với ruồi giấm, điều gì trong kết quả thí nghiệm đã khiến Morgan phát hiện ra hiện tượng di truyền liên kết?
A. Tỉ lệ đời con ở phép lai phân tích là 50% thân xám, cánh dài : 50% thân đen, cánh cụt.
B. Tỉ lệ kiểu hình đời con ở phép lai phân tích không giống nhau giữa giới tính đực và cái.
C. Lai hai dòng thuần chủng có kiểu gene khác nhau, đời con 100% có kiểu gene giống nhau.
D. Luôn chỉ có hai kiểu gene thuần chủng là thân xám, cánh dài hoặc thân đen, cánh cụt.
Câu 12. Ở một loài côn trùng, gene quy định màu mắt và chiều dài cánh cùng nằm trên một nhiễm sắc thể. Hiện tượng này được gọi là gì?
A. Di - nhập gene.
B. Đột biến gene.
C. Liên kết gene.
D. Hoán vị gene.
Câu 13. Ở ruồi giấm, tính trạng thân xám trội so với thân đen, tính trạng cánh dài trội so với cánh cụt. Khi lai ruồi thân xám, cánh dài thuần chủng với ruồi thân đen, cánh cụt thu được F1 toàn thân xám, cánh dài. Khi con đực F1 lai với con cái thân đen, cánh cụt sẽ cho ra đời con có bao nhiêu kiểu hình? Biết các gene quy định hai tính trạng trên cùng nằm trên một cặp nhiễm sắc thể tương đồng.
Trả lời: ………………….
Câu 14. Phép lai nào sau đây cho kết quả phân li kiểu hình: 50% thân cao, chín sớm : 50% thân thấp, chín muộn? Biết A quy định thân cao, a quy định thân thấp, B quy định chín sớm, b quy định chín muộn; các gene quy định hai tính trạng này cùng nằm trên một cặp NST tương đồng.
A.
B.
C.
D.
Câu 15. Ở người, theo lý thuyết về cơ chế xác định giới tính, tỉ lệ giới tính khi sinh (trong điều kiện tự nhiên không bị ảnh hưởng, có sự can thiệp) là bao nhiêu?
A. 1 nam : 1 nữ.
B. 3 nam : 2 nữ.
C. 1 nam : 2 nữ.
D. 2 nam : 1 nữ.
Câu 16. Theo cơ chế xác định giới tính ở người, mỗi người con trai sẽ được nhận được những nhiễm sắc thể nào từ bố?
A. 44A + Y.
B. 22A + Y.
C. 44A + X.
D. 22A + X.
Câu 17. Cơ chế xác định giới tính ở các loài thú do yếu tố nào sau đây quyết định?
A. Sự phân li, tổ hợp cặp NST giới tính.
B. Mức bội thể của cơ thể.
C. Môi trường sống ngoài cơ thể.
D. Hoạt động của các hormone sinh dục.
Câu 18. Lựa chọn nội dung phù hợp.
Ở ruồi giấm (2n = 8), cá thể có kiểu gene 6A + XX sẽ mang giới tính .
Câu 19. Theo cơ chế xác định giới tính ở người, nếu người bố mang allele bị bệnh nằm trên NST Y, tỉ lệ con trai sinh ra sẽ có bao nhiêu phần trăm mang allele bị bệnh trên?
A. 25%.
B. 100%.
C. 50%.
D. 20%.
Câu 20. Một loài chim có 2n = 32. Số cặp NST thường của loài chim này là bao nhiêu?
Trả lời: …………………
Câu 21. Ở một số loài bò sát, giới tính của cá thể được xác định bởi
A. nhiệt độ.
B. ánh sáng.
C. độ ẩm.
D. dinh dưỡng.
Câu 22. Ở người, bệnh teo cơ Duchenne do gene lặn nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X quy định. Một cặp vợ chồng bình thường sinh được một con trai bị bệnh. Xác suất để họ sinh người con thứ hai là con gái bình thường là bao nhiêu?
A. 0%.
B. 100%.
C. 25%.
D. 50%.
Câu 23. Trong trồng trọt dưa chuột vào vụ đông, thời điểm cây chớm ra hoa, một số nhà nông đã dựng phên che gió mùa đông bắc cho các giàn dưa, kết hợp hun khói trong ruộng. Điều này đã làm cho sản lượng dưa chuột thu được tăng gấp 3 lần so với bình thường. Cơ sở khoa học của biện pháp này là gì?
A. Bảo vệ cây khỏi gió độc và côn trùng gây hại.
B. Tăng nồng độ CO2 giúp cây tăng cường quang hợp.
C. Tỉ lệ ra hoa ở dưa chuột phụ thuộc vào chế độ gió tĩnh.
D. Nhiệt độ cao giúp gia tăng tỉ lệ cây ra hoa cái.
Câu 24. Sắp xếp các nhóm loài, nhóm sinh vật dưới đây với cơ chế xác định giới tính tương ứng.
Ruồi giấm |
Chim |
Một số loài côn trùng |
Động vật có vú |
Người |
Một số loài cá |
♀XX - ♂XY |
♀ZW - ♂ZZ |
|
|
Câu 25. Di truyền liên kết có thể xảy ra khi
A. cặp bố mẹ thuần chủng và khác nhau bởi hai tính trạng tương phản.
B. các cặp gene quy định các tính trạng nằm trên cùng một cặp nhiễm sắc thể tương đồng.
C. các gene nằm trên các cặp nhiễm sắc thể khác nhau.
D. không có hiện tượng di truyền liên kết với giới tính.
Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Khoa học tự nhiên lớp 9 Cánh diều có đáp án hay khác:
Trắc nghiệm KHTN 9 Bài 41: Ứng dụng công nghệ di truyền vào đời sống
Trắc nghiệm KHTN 9 Bài 42: Giới thiệu về tiến hoá, chọn lọc nhân tạo và chọn lọc tự nhiên
Trắc nghiệm KHTN 9 Bài 44: Sự phát sinh và phát triển sự sống trên Trái Đất
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 9 hay khác:
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 9 Cánh diều
- Giải SBT Khoa học tự nhiên 9 Cánh diều
- Giải lớp 9 Cánh diều (các môn học)
- Giải lớp 9 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 9 Chân trời sáng tạo (các môn học)
Tủ sách VIETJACK luyện thi vào 10 cho 2k10 (2025):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Loạt bài Giải bài tập KHTN 9 của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Khoa học tự nhiên 9 Cánh diều (NXB Đại học Sư phạm).
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Soạn văn 9 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 9 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 9 - Cánh diều
- Giải Tiếng Anh 9 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 9 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 9 Friends plus
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 9 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 9 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 9 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục công dân 9 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 9 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 9 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 9 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 9 - Cánh diều
- Giải sgk Mĩ thuật 9 - Cánh diều