Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 9 Cánh diều Bài 37 (có đáp án): Đột biến nhiễm sắc thể
Với 15 câu hỏi trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 9 Bài 37: Đột biến nhiễm sắc thể sách Cánh diều có đáp án chi tiết đầy đủ các mức độ sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm KHTN 9.
Trắc nghiệm KHTN 9 Cánh diều Bài 37 (có đáp án): Đột biến nhiễm sắc thể
Câu 1. Một tế bào có 2n - 1 nhiễm sắc thể được gọi là
A. lệch bội.
B. đơn bội.
C. lưỡng bội.
D. đa bội.
Câu 2. Ở thực vật, cây đột biến lệch bội (2n + 1) thực hiện quá trình giảm phân. Tỉ lệ của giao tử (n + 1) được tạo ra là bao nhiêu?
Trả lời:…………………
Câu 3. Tần suất mắc hội chứng Down ở người có mối tương quan chặt chẽ với
A. tuổi của mẹ.
B. giới tính của thai nhi.
C. tuổi của bố.
D. tuổi trung bình của bố và mẹ.
Câu 4. Dạng đột biến nhiễm sắc thể nào dưới đây chỉ làm thay đổi trật tự sắp xếp của các gene mà không làm thay đổi số lượng của các gene trên nhiễm sắc thể?
A. Chuyển đoạn.
B. Đảo đoạn.
C. Lặp đoạn.
D. Mất đoạn.
Câu 5. Những thay đổi về số lượng nhiễm sắc thể của một hoặc một vài cặp nhiễm sắc thể tương đồng được gọi là đột biến
A. lặp đoạn.
B. đa bội.
C. lệch bội.
D. chuyển đoạn.
Câu 6. Hậu quả của đột biến đảo đoạn nhiễm sắc thể là gì?
A. Làm thay đổi vị trí của các gene trên nhiễm sắc thể.
B. Tạo ra các gene mới trên nhiễm sắc thể.
C. Làm thay đổi hình dạng của nhiễm sắc thể.
D. Gia tăng số lượng bản sao của gene trên nhiễm sắc thể.
Câu 7. Hình ảnh dưới đây mô tả cặp nhiễm sắc thể số 5 ở người bình thường (bên trái) và của người mắc hội chứng mèo kêu.
Đây là dạng đột biến gì?
A. Lặp đoạn.
B. Đảo đoạn.
C. Mất đoạn.
D. Chuyển đoạn.
Câu 8. Hậu quả của đột biến mất đoạn nhiễm sắc thể là gì?
A. Mất đi một số gene trên nhiễm sắc thể.
B. Làm tăng kích thước của nhiễm sắc thể.
C. Tạo ra các gene mới trên nhiễm sắc thể.
D. Tăng số lượng các gene trên nhiễm sắc thể.
Câu 9. Đột biến lệch bội có 3 nhiễm sắc thể số 18 gây nên hội chứng nào sau đây?
A. Edward.
B. Down.
C. Turner.
D. Klinefelter.
Câu 10. Một loài có bộ nhiễm sắc thể 2n = 8. Một tế bào của loài này có một nhiễm sắc thể số 2 bị lặp đoạn và một nhiễm sắc thể số 3 bị mất đoạn. Tế bào này trải qua 4 lần nguyên phân liên tiếp. Số lượng tế bào con mang cả hai loại đột biến trên là bao nhiêu?
Trả lời: ………………
Câu 11. Kiểu hình mắt dẹt ở ruồi giấm có liên quan đến dạng đột biến nào sau đây?
A. Lặp đoạn trên nhiễm sắc thể giới tính X.
B. Đảo đoạn trên nhiễm sắc thể thường.
C. Mất đoạn trên nhiễm sắc thể giới tính X.
D. Chuyển đoạn trên nhiễm sắc thể thường.
Câu 12. Trường hợp nào sau đây không phải là đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể?
A. Nhiễm sắc thể đơn biến đổi thành nhiễm sắc thể kép.
B. Một đoạn nhiễm sắc thể được lặp lại hai lần.
C. Một đoạn nhiễm sắc thể bị đứt và không được nối lại.
D. Một đoạn nhiễm sắc thể bị đứt ra, quay 180o và nối lại.
Câu 13. Trong mỗi tế bào sinh dưỡng của người mắc hội chứng Down có bao nhiêu nhiễm sắc thể?
Trả lời:…………………..
Câu 14. Dưa hấu không hạt có bộ nhiễm sắc thể là
A. 2n - 1.
B. 2n + 1.
C. 2n.
D. 3n.
Câu 15. Một loài có bộ nhiễm sắc thể 2n = 24. Một tế bào của loài này có một nhiễm sắc thể số 5 bị đứt đoạn và gắn vào nhiễm sắc thể số 6. Tế bào này trải qua 2 lần nguyên phân liên tiếp. Số lượng tế bào con có bộ nhiễm sắc thể bình thường là bao nhiêu?
Trả lời: …………………
Câu 16. Nếu một cặp NST tương đồng không phân li trong kì sau của giảm phân I, giảm phân II diễn ra bình thường thì số NST của bốn giao tử tạo thành là
A. n + 1, n - 1, n, n.
B. n + 1, n - 1, n - 1, n - 1.
C. n + 1, n + 1, n, n.
D. n + 1, n + 1, n - 1, n - 1.
Câu 17. Phân tích bộ nhiễm sắc thể của cặp bố, mẹ và con trai thu được kết quả như hình ảnh dưới đây.
(Nhấp vào ô màu vàng để chọn đúng / sai)
Câu 18. Để nhiễm sắc thể xảy ra đột biến chuyển đoạn và đảo đoạn cần có
A. tác nhân gây đột biến tác động vào quá trình giảm phân.
B. hệ miễn dịch của cơ thể bị suy giảm.
C. sự đứt gãy và nối lại nhiễm sắc thể.
D. tác nhân gây ra đột biến điểm.
Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Khoa học tự nhiên lớp 9 Cánh diều có đáp án hay khác:
Trắc nghiệm KHTN 9 Bài 39: Di truyền liên kết và cơ chế xác định giới tính
Trắc nghiệm KHTN 9 Bài 41: Ứng dụng công nghệ di truyền vào đời sống
Trắc nghiệm KHTN 9 Bài 42: Giới thiệu về tiến hoá, chọn lọc nhân tạo và chọn lọc tự nhiên
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 9 hay khác:
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 9 Cánh diều
- Giải SBT Khoa học tự nhiên 9 Cánh diều
- Giải lớp 9 Cánh diều (các môn học)
- Giải lớp 9 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 9 Chân trời sáng tạo (các môn học)
Tủ sách VIETJACK luyện thi vào 10 cho 2k10 (2025):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Loạt bài Giải bài tập KHTN 9 của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Khoa học tự nhiên 9 Cánh diều (NXB Đại học Sư phạm).
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Soạn văn 9 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 9 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 9 - Cánh diều
- Giải Tiếng Anh 9 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 9 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 9 Friends plus
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 9 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 9 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 9 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục công dân 9 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 9 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 9 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 9 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 9 - Cánh diều
- Giải sgk Mĩ thuật 9 - Cánh diều