Với 15 câu hỏi trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 9 Bài 40: Di truyền học người sách Cánh diều có đáp án
chi tiết đầy đủ các mức độ sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm KHTN 9.
Trắc nghiệm KHTN 9 Cánh diều Bài 40 (có đáp án): Di truyền học người
Câu 1. Trường hợp nào sau đây không phải nguyên nhân gây ra bệnh di truyền ở người?
Quảng cáo
A. Kết hôn gần trong phạm vi 3 đời.
B. Người phụ nữ sinh đẻ ở độ tuổi ngoài 35.
C. Ăn uống thiếu chất dinh dưỡng.
D. Sống ở môi trường ô nhiễm phóng xạ, hóa chất.
Đáp án đúng là: C
- Kết hôn gần trong phạm vi 3 đời làm cho các đột biến lặn có hại được biểu hiện ở cá thể đồng hợp với tần số tăng lên đáng kể so với tự nhiên. Tần số bệnh và tật di truyền ở các quần thể tự nhiên khoảng 3 - 4% số trẻ sơ sinh, còn ở các cặp hôn nhân có họ hàng thân thuộc khoảng 20 - 30% số con cháu bị chết non hoặc mang các bệnh và tật di truyền bẩm sinh.
- Người phụ nữ sinh đẻ ở độ tuổi ngoài 35 làm tăng nguy cơ rối loạn di truyền (đặc biệt là hội chứng Down) do bất thường trong quá trình phân chia nhiễm sắc thể.
- Sống ở môi trường ô nhiễm phóng xạ, hóa chất làm tần số đột biến NST và đột biến gene tăng lên.
- Ăn uống thiếu chất dinh dưỡng gây ra các bệnh liên quan đến dinh dưỡng (như còi xương, thiếu máu) nhưng không gây bệnh di truyền.
Câu 2. Hình ảnh dưới đây mô tả bộ NST của người mắc hội chứng nào?
A. Hội chứng Down.
B. Hội chứng Edward.
C. Hội chứng siêu nữ.
D. Hội chứng Turner.
Đáp án đúng là: C
- Người mắc hội chứng siêu nữ có 3 NST giới tính XXX.
- Người mắc hội chứng Down có 3 NST số 21.
- Người mắc hội chứng Edward có 3 NST số 18.
- Người mắc hội chứng Turner chỉ có 1 NST giới tính X.
Quảng cáo
Câu 3. Tính trạng nào sau đây chịu ảnh hưởng nhiều của ngoại cảnh?
A. Dáng mũi tự nhiên.
B. Cân nặng.
C. Nhóm máu.
D. Lúm đồng tiền ở má.
Đáp án đúng là: B
- Cân nặng: Mặc dù có yếu tố di truyền nhưng cân nặng chịu ảnh hưởng lớn từ môi trường, bao gồm chế độ dinh dưỡng, mức độ hoạt động thể chất và các thói quen sinh hoạt.
- Lúm đồng tiền ở má, nhóm máu, dáng mũi tự nhiên: Do gene quy định, không bị ảnh hưởng bởi môi trường.
Câu 4. Người mắc hội chứng Klinefelter có cặp NST giới tính là
A. XXX.
B. XXY.
C. XO.
D. XYY.
Đáp án đúng là: B
Người mắc hội chứng Klinefelter có 3 NST giới tính (XXY).
Một số biểu hiện của người mắc hội chứng Klinefelter:
- Cao hơn tầm vóc trung bình.
- Cơ bắp yếu.
- Số lượng tinh trùng thấp hoặc không có tinh trùng.
- Tuyến vú to.
- Tay và chân dài.
Câu 5. Người mắc bệnh/hội chứng nào sau đây chỉ có một NST X trong cặp NST giới tính?
Quảng cáo
A. Hội chứng Down.
B. Bệnh tan máu bẩm sinh.
C. Bệnh mù màu.
D. Hội chứng Turner.
Đáp án đúng là: D
- Bệnh tan máu bẩm sinh do đột biến gene trên NST thường.
- Bệnh mù màu do đột biến gene trên NST giới tính X.
- Hội chứng Down do thừa một NST ở cặp NST số 21 (có 3 NST số 21).
Câu 6. Cho các hội chứng/bệnh di truyền sau:
a) Hội chứng Turner.
b) Hội chứng siêu nữ.
c) Hội chứng Down.
d) Hội chứng Cri-du-chat.
e) Hội chứng Klinefelter.
f) Bệnh bạch tạng.
g) Bệnh máu khó đông.
h) Bệnh mù màu.
Có bao nhiêu hội chứng/bệnh chỉ gặp ở nữ mà không gặp ở nam?
Trả lời: ……………
- Hội chứng Turner (có 1 NST giới tính X) và siêu nữ (có 3 NST giới tính XXX) chỉ gặp ở nữ mà không gặp ở nam.
- Hội chứng Klinefelter (có 3 NST giới tính XXY) chỉ gặp ở nam mà không gặp ở nữ.
- Các hội chứng/bệnh còn lại gặp ở cả nam và nữ.
Câu 7. Đặc điểm nào sau đây là tính trạng ở người?
A. Màu sắc hạt.
B. Chiều dài cánh.
C. Hình dạng dái tai.
D. Màu sắc thân.
Đáp án đúng là: C
- Chiều dài cánh: Đây là đặc điểm ở động vật (như chim hoặc côn trùng), không phải tính trạng của người.
- Hình dạng dái tai: Đây là tính trạng di truyền ở người, có hai dạng phổ biến là dái tai rời và dái tai dính.
- Màu sắc hạt: Đây là đặc điểm liên quan đến thực vật (như đậu hà lan), không phải tính trạng của người.
- Màu sắc thân: Đây cũng là đặc điểm liên quan đến thực vật hoặc động vật, không phải tính trạng của người.
Quảng cáo
Câu 8. Cho các bệnh và tật di truyền sau:
a) Tật có túm lông trên vành tai.
b) Bệnh tan máu bẩm sinh.
c) Bệnh bạch tạng.
d) Tật dính ngón tay số 2 và số 3.
e) Bệnh máu khó đông.
f) Bệnh câm điếc bẩm sinh.
Có bao nhiêu bệnh, tật di truyền do đột biến gene trên NST giới tính Y gây ra?
Trả lời: ……………..
- Tật có túm lông trên vành tai, tật dính ngón tay số 2 và số 3 do đột biến gene trên NST giới tính Y.
- Bệnh tan máu bẩm sinh và bạch tạng do đột biến gene trên NST thường.
- Bệnh máu khó đông do đột biến gene trên NST giới tính X.
- Bệnh câm điếc bẩm sinh do đột biến gene trên NST thường hoặc NST giới tính X.
Câu 9. Khi nhuộm tế bào sinh dưỡng của hai người bị bệnh di truyền thì thấy: Người A có 3 NST số 21 giống nhau và người B có 3 NST giới tính, trong đó có 2 chiếc X và 1 chiếc Y.
(Nhấp vào ô màu vàng để chọn đúng / sai)
- Người A mắc hội chứng Down. → Đúng.
- Giới tính của người A là nữ. → Sai. Đề bài chưa đề cập đến cặp NST giới tính ở người A, vì vậy chưa thể xác định được giới tính của người này.
- Hội chứng mà người B mắc phải có thể gặp ở cả nam và nữ. → Sai. Người B có 3 NST giới tính là XXY nên người này đã mắc hội chứng Klinefelter. Hội chứng này chỉ gặp ở nam giới, không gặp ở nữ giới.
- Người B có chiều cao hạn chế, mắt xếch, tai nhỏ, lười dày và hơi thè ra ngoài. → Sai. Người B mắc hội chứng Klinefelter nên thường có chiều cao vượt trội, tay và chân dài, dáng người giống nữ, tuyến vú to, có ít hoặc không có tinh trùng,... Còn những đặc điểm như chiều cao hạn chế, mắt xếch, tai nhỏ, lười dày và hơi thè ra ngoài là biểu hiện của người mắc hội chứng Down (người A).
Câu 10. Đặc điểm nào sau đây không xuất hiện ở người mắc hội chứng Down?
A. Mặt và sống mũi thẳng.
B. Cơ bắp yếu.
C. Mắt xếch.
D. Đồng tử màu nhạt.
Đáp án đúng là: D
- Đồng tử màu nhạt là biểu hiện của người mắc bệnh bạch tạng.
- Một số biểu hiện của người mắc hội chứng Down: Mặt và sống mũi thẳng, mắt xếch, tai nhỏ, lười hơi thè ra ngoài, cổ ngắn, tay và chân nhỏ, cơ bắp yếu hoặc khớp lỏng lẻo,...
Câu 11. Cho biết kiểu gene đồng hợp lặn sẽ biểu hiện ra kiểu hình có bệnh. Cặp vợ chồng có kiểu gene nào sau đây sẽ có khả năng sinh ra con mắc bệnh thấp nhất?
A. ♂Aa × ♀aa.
B. ♂Aa × ♀Aa.
C. ♂aa × ♀aa.
D. ♂AA × ♀aa.
Đáp án đúng là: D
Dựa vào quy luật phân li của Mendel, xét kết quả phép lai của từng cặp vợ chồng:
- P: ♂AA × ♀Aa → F1: 1AA : 1Aa → 100% không bị bệnh.
- P: ♂Aa × ♀Aa → F1: 1AA : 2Aa : 1aa → Khả năng bị bệnh là 25%.
- P: ♂Aa × ♀aa → F1: 1Aa : 1aa → Khả năng bị bệnh là 50%.
- P: ♂aa × ♀aa → F1: 100% aa → 100% bị bệnh.
Vậy cặp bố mẹ có kiểu gene là ♂AA x ♀aa sẽ có khả năng sinh ra con bị bệnh thấp nhất.
Câu 12. Bệnh mù màu đỏ - lục do gene lặn nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X quy định. Một gia đình có ông nội và người bố bị mắc căn bệnh này, còn lại tất cả các thành viên khác đều bình thường không bị bệnh. Người bố và người mẹ đã sinh ra được một người con gái thứ nhất bình thường không bị bệnh. Họ muốn sinh thêm người con thứ hai là con trai không bị bệnh. Để chắc chắn được điều này, chúng ta cần kiểm tra kiểu gene của người nào sau đây?
A. Người chị gái.
B. Người mẹ.
C. Người bố.
D. Ông nội.
Đáp án đúng là: B
Người bố bị bệnh có kiểu gene là XaY.
Họ sinh ra được người con gái bình thường là XAXa, trong đó chắc chắn người con gái này đã nhận 1 Xa từ bố, vậy XA là nhận từ người mẹ.
Khi đó người mẹ có thể có kiểu gene là XAXA hoặc XAXa.
Nếu người mẹ có kiểu gene XAXA → Nếu sinh con trai, người con sẽ nhận được NST XA từ mẹ và Y từ bố → Chắc chắn không bị bệnh.
Nếu người mẹ có kiểu gene XAXa → Nếu sinh con trai, người con sẽ nhận được NST XA hoặc Xa từ mẹ và Y từ bố → Có khả năng bị bệnh.
→ Kết luận: Để chắc chắn sinh được con trai không bị bệnh thì cần kiểm tra kiểu gene của người mẹ.
Câu 13. Cơ sở sinh học của quy định "Hôn nhân một vợ một chồng" trong Luật Hôn nhân và Gia đình là gì?
A. Lí do đạo đức.
B. Đảm bảo bình đẳng giới.
C. Trong độ tuổi kết hôn, tỉ lệ nam nữ là 1 : 1.
D. Tránh gia tăng dân số.
Đáp án đúng là: C
- Tránh gia tăng dân số: Đây là vấn đề xã hội.
- Đảm bảo bình đẳng giới: Đây là vấn đề xã hội và pháp luật.
- Lí do đạo đức: Đây là vấn đề văn hóa.
- Trong độ tuổi kết hôn, tỉ lệ nam nữ là 1 : 1: Đây là cơ sở sinh học, tỉ lệ giới tính ở người khi sinh thường xấp xỉ 1 : 1 và trong độ tuổi kết hôn, tỉ lệ này duy trì khá cân bằng tạo nền tảng sinh học cho chế độ hôn nhân một vợ một chồng, đảm bảo cân bằng trong xã hội.
Câu 14. Nguyên nhân gây bệnh bạch tạng là do đột biến gene tổng hợp sắc tố
A. melanin.
B. β-carotene.
C. hemoglobin.
D. bilirubin.
Đáp án đúng là: A
Nguyên nhân gây bệnh bạch tạng là do đột biến gene tổng hợp melanin giúp bảo vệ cơ thể khỏi tia cực tím (tia UV).
→ Người bệnh bị thiếu sắc tố này ở một số bộ phận như da, tóc, đồng tử,...
Câu 15. Một cặp nam nữ bình thường chuẩn bị kết hôn. Họ được sinh ra từ hai gia đình đều có bố bị câm điếc bẩm sinh. Sự tư vấn nào sau đây là không phù hợp?
A. Hai người vẫn có thể kết hôn và sinh con nếu chú ý đến chế độ dinh dưỡng khi mang thai.
B. Nếu kết hôn thì không nên sinh con.
C. Không nên kết hôn với nhau.
D. Nếu tìm đối tượng khác để kết hôn cần tránh những gia đình có con câm điếc.
Đáp án đúng là: A
- Câm điếc bẩm sinh thường là do đột biến gene lặn trên NST thường hoặc NST giới tính X gây ra. Nếu cặp nam nữ trên đều có bố bị câm điếc bẩm sinh → khả năng họ mang gene lặn gây bệnh là rất cao → nguy cơ sinh con bị câm điếc bẩm sinh sẽ lớn. Chế độ dinh dưỡng khi mang thai có vai trò quan trọng đối với sức khỏe của mẹ và thai nhi, nhưng không thể ngăn ngừa bệnh di truyền. Do đó, tư vấn rằng dinh dưỡng có thể giải quyết vấn đề là không phù hợp.
- Không nên kết hôn với nhau và nếu kết hôn thì không nên sinh con: Tránh nguy cơ sinh con mắc bệnh di truyền.
- Nếu tìm đối tượng khác để kết hôn cần tránh những gia đình có con câm điếc: Giảm nguy cơ gặp người cũng mang gene bệnh và sinh ra con mắc bệnh di truyền.
Câu 16. Hội chứng nào sau đây gặp ở cả nam và nữ?
A. Hội chứng siêu nữ.
B. Hội chứng Edward.
C. Hội chứng Turner.
D. Hội chứng Klinefelter.
Đáp án đúng là: B
- Hội chứng siêu nữ (3 NST giới tính XXX) và Turner (1 NST giới tính X) chỉ gặp ở nữ.
- Hội chứng Klinefelter (3 NST giới tính XXY) chỉ gặp ở nam.
- Hội chứng Edward (3 NST số 18) gặp ở cả nam và nữ.
Câu 17. Nguyên nhân gây ra tật túm lông trên vành tai là do đột biến gene trên
A. NST giới tính Y.
B. NST số 5.
C. NST số 18.
D. NST giới tính X.
Đáp án đúng là: A
Tật có túm lông trên vành tai là do đột biến gene trên NST giới tính Y.
Câu 18. Luật Hôn nhân và Gia đình ở nước ta nghiêm cấm kết hôn giữa những người có quan hệ họ hàng trong phạm vi mấy đời?
Trả lời:…………………
Theo Điều 5 của Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014, việc kết hôn giữa những người có quan hệ họ hàng trong phạm vi 3 đời bị nghiêm cấm nhằm:
- Tránh nguy cơ sinh ra con bị dị tật do gene lặn.
- Đảm bảo sự ổn định về mặt đạo đức và xã hội.
Câu 19. Trẻ bị điếc bẩm sinh không thể tiếp nhận tín hiệu âm thanh từ môi trường, đặc biệt là trước giai đoạn biết nói dẫn đến hậu quả gì?
A. Trí tuệ kém phát triển.
B. Không có khả năng tổng hợp sắc tố melanin.
C. Mất khả năng vận động.
D. Câm bẩm sinh.
Đáp án đúng là: D
- Trẻ bị điếc bẩm sinh không thể tiếp nhận tín hiệu âm thanh từ môi trường, đặc biệt trong giai đoạn phát triển ngôn ngữ. Do đó, trẻ không thể học cách phát âm và giao tiếp bằng lời nói, dẫn đến câm bẩm sinh.
- Mất khả năng vận động: Không liên quan đến việc bị điếc bẩm sinh vì khả năng vận động chủ yếu phụ thuộc vào hệ thần kinh vận động và cơ bắp.
- Trí tuệ kém phát triển: Điếc bẩm sinh không đồng nghĩa với trí tuệ kém phát triển, trừ khi có các yếu tố khác tác động.
- Không có khả năng tổng hợp sắc tố melanin: Đây là đặc điểm liên quan đến bệnh bạch tạng, không liên quan đến điếc bẩm sinh.
Câu 20. Bệnh nào dưới đây không phải bệnh di truyền?
A. Câm điếc bẩm sinh.
B. Viêm loét dạ dày.
C. Mù màu.
D. Máu khó đông.
Đáp án đúng là: B
Bệnh di truyền là sự rối loạn, suy giảm hay mất chức năng nào đó của các cơ quan trên cơ thể do đột biến gây ra.
- Câm điếc bẩm sinh: Trên 75% trẻ mắc bệnh do đột biến gene lặn trên NST thường hoặc NST giới tính X.
- Mù màu và máu khó đông do đột biến gene trên NST giới tính X.
- Viêm loét dạ dày: Nguyên nhân chính gây bệnh là do nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori. Ngoài ra, thói quen sử dụng đồ uống có cồn, ăn uống và sinh hoạt không điều độ cũng là yếu tố tăng nguy cơ bị bệnh.