1000 Câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn lớp 11 mới nhất có đáp án, chọn lọc

1000 Câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn lớp 11 mới nhất có đáp án, chọn lọc có đáp án

Tuyển tập Câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn lớp 11 Học kì 1, Học kì 2 mới nhất có đáp án giúp học sinh luyện trắc nghiệm đạt kết quả cao môn Ngữ Văn 11.

Trắc nghiệm Ngữ văn 11 Học kì 1

Trắc nghiệm Ngữ văn 11 Học kì 2




Câu hỏi trắc nghiệm Vào phủ Chúa Trịnh

A.  Vài nét về tác giả Lê Hữu Trác

Câu 1: Nội dung nào dưới đây đúng về tác giả Lê Hữu Trác?

A. Ông là một danh y, không chỉ chữa bệnh mà còn soạn sách và mở trường dạy nghề thuốc để truyền bá y học 

B. Ông là người có tài năng, có cốt cách thanh cao, có tấm lòng yêu nước thương dân, từng bày tỏ thái độ kiên quyết không hợp tác với chính quyền thực dân Pháp 

C. Ông là người có tài năng trên nhiều lĩnh vực hoạt động xã hội, từ văn hóa đến kinh tế, chính trị 

D. Tuy ông bị mù hai mắt, ông vẫn mở trường dạy học, bốc thuốc chữa bệnh cho dân

Đáp án cần chọn là: A

GIẢI THÍCH:

Lê Hữu Trác là một danh y, không chỉ chữa bệnh mà còn soạn sách và mở trường dạy nghề thuốc để truyền bá y học.

Câu 2: Tác giả Lê Hữu Trác tên hiệu là gì?

A. Hải Thượng Lãn Ông 

B. Thanh Hiên 

C. Ức Trai 

D. Mộng Tích

Đáp án cần chọn là: A

GIẢI THÍCH:

- Lê Hữu Trác tên hiệu là Hải Thượng Lãn Ông.

- Nguyễn Du tên hiệu là Thanh Hiên

- Nguyễn Trãi tên hiệu là Ức Trai

- Tú Xương tên hiệu là Mộng Tích

Câu 3: Phần lớn cuộc đời Lê Hữu Trác hoạt động ở lĩnh vực văn học. Đúng hay sai?

A. Đúng

B. Sai

Đáp án cần chọn là: B

GIẢI THÍCH: Phần lớn cuộc đời ông hoạt động y học.

Câu 4: Lê Hữu Trác sinh ra ở đâu?

A. Làng Yên Ninh, phủ Bắc Giang 

B. Làng Liêu Xá, huyện Đường Hào, phủ Thượng Hồng, trấn Hải Dương 

C. Phường Bích Câu, Thăng Long 

D. Làng Nhị Khê, huyện Thượng Phúc, Hà Đông

Đáp án cần chọn là: B

GIẢI THÍCH: Lê Hữu Trác sinh ra ở làng Liêu Xá, huyện Đường Hào, phủ Thượng Hồng, trấn Hải Dương (nay thuộc huyện Yên Mĩ, tỉnh Hưng Yên)

B.  Tìm hiểu chung về văn bản Vào phủ chúa Trịnh - Lê Hữu Trịnh

Câu 1:"Vào phủ chúa Trịnh" trích từ tác phẩm nào dưới đây?

A. Vũ trung tùy bút 

B. Thượng kinh kí sự 

C. Bạch Vân am tập 

D. Vân Đài loại ngừ

Đáp án cần chọn là: B

GIẢI THÍCH: Vào phủ chú Trịnh trích từ tác phẩm Thượng kinh kí sự. Tác phẩm tả quang cảnh ở kinh đô, cuộc sống xa hoa phủ chúa Trịnh và quyền uy thế lực của nhà chúa.

Câu 2: Thể loại của Thượng kinh kí sự ?

A. Bút ký 

B. Hồi ký 

C. Kí sự 

D. Tùy bút

Đáp án cần chọn là: C

GIẢI THÍCH: Khái niệm các thể loại:

- Bút ký:là thể loại thuộc loại hình ký thường có quy mô tương ứng với truyện ngắn. Bút ký khác truyện ngắn ở chỗ tác giả bút ký không sử dụng hư cấu vào việc phản ánh hiện thực.

- Hồi kí: là sáng tác thuộc nhóm thể loại ký, thiên về trần thuật từ ngôi tác giả, kể về những sự kiện có thực xảy ra trong cuộc đời tác giả.

- Kí sự: là một thể loại kí, ghi chép sự việc, câu chuyện có thật và tương đối hoàn chỉnh.

- Tùy bút: là viết tuỳ thích theo ý thích của mình, không có chủ đề gì cả, thường là miêu tả cảm xúc của tác giả về vấn đề gì đó. Thể kí ghi lại một cách tương đối tự do những cảm nghĩ của người viết, kết hợp với việc phản ánh thực tế khách quan.

Thượng kinh kí sự thuộc thể loại kí sự.

Câu 3: Vị trí của tác phẩm Thượng kinh kí sự trong bộ Hải Thượng y tông tâm lĩnh?

A. Đầu bộ 

B. Giữa bộ 

C. Cuối bộ 

D. Không nằm trong bộ Hải Thượng y tông tâm lĩnh

Đáp án cần chọn là: C

GIẢI THÍCH: Thượng kinh kí sự được xếp ở cuối bộ Hải Thượng y tông tâm lĩnh như một quyển phụ lục.

Câu 4: Thượng kinh kí sự được viết bằng chữ Nôm. Đúng hay sai?

A. Đúng 

B. Sai 

Đáp án cần chọn là: B

GIẢI THÍCH: Thượng kinh kí sự được viết bằng chữ Hán.

C. Phân tích văn bản Vào phủ chúa Trịnh

Câu 1: Chi tiết sau đây thuộc phần nào của đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh? “Tôi thấy thánh thể gầy, mạch lại tế, sác. Thế là âm dương đều bị tổn hại, nay phải dùng thuốc thật bổ để bồi dưỡng tì và thận, cốt giữ cái căn bản tiên thiên rà làm nguồn gốc cho cái hậu thiện...".

A. Phần 1: Cuộc sống nơi phủ chúa

B. Phần 2: Cảnh Lê Hữu Trác bắt mạch, kê đơn cho thế tử Trịnh Cán

Đáp án cần chọn là: B

GIẢI THÍCH: Từ thực trạng bệnh tình và thể lực của thế tử, ông phân tích, cân nhắc thiệt hơn rồi tìm ra cách chữa phù hợp nhất:

Tôi thấy thánh thể gầy, mạch lại tế, sác. Thế là âm dương đều bị tổn hại, nay phải dùng thuốc thật bổ để bồi dưỡng tì và thận, cốt giữ cái căn bản tiên thiên rà làm nguồn gốc cho cái hậu thiện...".

Câu thoại thuộc phần 2: Cảnh Lê Hữu Trác bắt mạch và kê đơn cho thế tử Trịnh Cán.

Câu 2: Ý nào sau đây chưa chính xác về nội dung của đoạn trích

A. Miêu tả cuộc sống xa hoa, quyền quý của chúa Trịnh và tầng lớp quan lại thực dân.

B. Thể hiện thái độ thờ ơ, dửng dưng thậm chí là châm biếm, mỉa mai của tác giả với cuộc sống sa hoa, giàu sang quyền quý trong phủ Chúa.

C. Người thầy thuốc chọn cách chữa bệnh cầm chừng, vô thưởng vô phạt để không vướng vào vòng danh lợi.

D. Cuộc sống ăn chơi, trụy lạc, sa đọa dẫn tới bện tật của cha con chúa Trịnh Sâm, Trịnh Cán

Đáp án cần chọn là: B

GIẢI THÍCH: Ý chưa chính xác về nội dung của đoạn trích là thể hiện thái độ thờ ơ, dửng dưng thậm chí là châm biếm, mỉa mai của tác giả với cuộc sống sa hoa, giàu sang quyền quý trong phủ Chúa.

Câu 3:Những từ ngữ nào sau đây trong đoạn trích nói lên thái độ của Lê Hữu Trác đối với danh lợi?

A. Quê mùa

B. Về núi

C. Dùng thứ phương thuốc hòa hoãn

D. Tất cả các đáp án trên

Đáp án cần chọn là: D

GIẢI THÍCH:

- Quê mùa: Lê Hữu Trác tự nói về mình. Quê mùa có sắc thái đối lập với thành thị. Đây là cách nói của một nhà nho ẩn dật lánh đời có thái độ xem thường danh lợi.

- Dùng thứ phương thuốc hòa hoãn, về núi: Tác giả băn khoăn nếu mình chữa bệnh cho thế tử có kết quả ngay thì sẽ bị danh lợi nó ràng buộc, không làm sao “về núi” nữa. Đây là những từ ngữ trực tiếp tác giả nói về danh lợi.

Câu 4: Nhận định sau đây đúng hay sai?

“Cách nhìn, thái độ của tác giả đối với cuộc sống chốn phủ chúa được thể hiện gián tiếp qua miêu tả, ghi chép đầy đủ, tỉ mỉ con đường vào phủ chúa, từ lúc được lệnh truyền cho đến khi y lệnh về chờ thánh chỉ.”

A. Đúng

B. Sai

Đán án cần chọn là: A

- GIẢI THÍCH : Qua việc miêu tả chi tiết, tỉ mỉ con đường vào phủ chúa, bức tranh hiện thực về cuộc sống xa hoa nơi phủ chúa như hiện lên trước mắt người đọc. Tác giả ngầm ẩn một hàm ý phê phán nhất định đối với chúa Trịnh qua việc miêu tả tưởng như vô tình về lầu gác, cung điện sơn son thếp vàng, ghế ngồi chạm rồng của chúa,…Rồng là biểu tượng của vua, thế mà chúa Trịnh cũng sử dụng. Cũng có một ý nữa là tác giả kín đáo phê phán lối sống xa hoa, trụy lạc của chúa Trịnh.

Câu 5:Đáp án nào thể hiện sự đấu tranh giằng co bên trong con người Lê Hữu Trác khi kê đơn cho thế tử:

A. Hiểu rõ bệnh của thế tử và tìm cách chữa tìm cội nguồn, gốc rễ. Nhưng nếu chữa khỏi sẽ bị danh lợi ràng buộc. 

B. Nghĩ đến phương thuốc hòa hoãn, chữa bệnh cầm chừng vô thưởng vô phạt 

C. Y đức, trách nhiệm nghề nghiệp, lương tâm, tấm lòng, phẩm chất trung thực của người thầy thuốc đã lên tiếng. Ông dám nói thẳng và chữa thật căn bệnh của thế tử. 

D. Tất cả các đáp án trên

Đáp án cần chọn là: D

GIẢI THÍCH: Tâm trạng của tác giả khi kê đơn cho thế tử:

- Biết được bệnh rồi nhưng chữa thế nào đây lại là một cuộc đấu tranh giằng co bên trong con người Hải Thượng Lãn Ông:

+ Hiểu rõ bệnh của thế tử và tìm cách chữa tìm cội nguồn, gốc rễ. Nhưng nếu chữa khỏi sẽ bị danh lợi ràng buộc, không thể về núi được

+ Nghĩ đến phương thuốc hòa hoãn, chữa bệnh cầm chừng vô thưởng vô phạt

+ Y đức, trách nhiệm nghề nghiệp, lương tâm, tấm lòng, phẩm chất trung thực của người thầy thuốc đã lên tiếng. Ông dám nói thẳng và chữa thật căn bệnh của thế tử. Ông kiên quyết bảo vệ quan điểm của chính mình mặc dù không thuận với số đông.

Câu 6: Trong đoạn trích "Vào phủ chúa Trịnh", câu nào sau đây là lời nhận xét của Lê Hữu Trác về bệnh của thế tử Trịnh Cán?

A. Do thế tử đam mê tửu sắc 

B. Do thế tử u uất về tình duyên trắc trở 

C. Là vì thế tử ở trong chốn màn che trướng phủ, ăn quá no, mặc quá ấm nên tạng phủ yếu đi 

D. Do thế tử u uất vì chưa được truyền ngôi

Đáp án cần chọn là: C

GIẢI THÍCH: Khi khám bệnh, Lê Hữu Trác đưa ra nguyên nhân dẫn đến bệnh của thế tử:

“Là vì thế tử ở trong chốn màn che trướng phủ, ăn quá no, mặc quá ấm nên tạng phủ yếu đi”.

Câu 7: Luận điểm chính của Vào phủ chúa Trịnh ?

A. Quang cảnh trong phủ chúa

B. Cung cách sinh hoạt trong phủ chúa

C. Thái độ và tâm trạng của tác giả khi vào phủ chúa Trịnh

D. Tất cả các đáp án trên

Chọn đáp án: D

GIẢI THÍCH: Vào phủ chúa Trịnh miêu tả quang cảnh và cung cách sinh hoạt trong phủ chúa. Qua đó, tác giả thể hiện thái độ của mình trước cảnh “xa hoa” và tâm trạng khi kê đơn cho thế tử.

Câu 8:Qua đoạn trích, em có nhận xét gì về phẩm chất của tác giả Lê Hữu Trác?

A. Ông là một thầy thuốc giỏi, nhiều kinh nghiệm

B. Ông khinh thường danh lợi, yêu thích tự do

C. Ông muốn được giữ lại ở trong phủ chúa, hưởng vinh hoa phú quý.

D. Đáp án A và B

Chọn đáp án: D

GIẢI THÍCH

Những phẩm chất tốt đẹp của Lê Hữu Trác:

- Đó là một thầy thuốc giỏi, nhiều kinh nghiệm và đức độ.

- Một nhân cách cao đẹp, khinh thường danh lợi, yêu thích tự do.

Câu hỏi trắc nghiệm Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân

Câu 1: Ngôn ngữ là tài sản chung của một dân tộc, một cộng đồng xã hội dùng để giao tiếp. Mỗi cá nhân phải tích lũy và biết sử dụng ngôn ngữ khi giao tiếp, đúng hay sai?

A. Đúng 

B. Sai 

Chọn đáp án: A

Câu 2: Những yếu tố chung trong ngôn ngữ của cộng đồng gồm những gì?

A. Các âm ( Nguyên âm, phụ âm ). Ví dụ: a, e, I, o, b, h, t…

B. Các thanh ( Huyền, sắc, nặng, hỏi, ngã, ngang).

C. Các tiếng (âm tiết). Ví dụ: chạy, đi, cây, con, xe…

D. Các ngữ cố định (thành ngữ, quán ngữ). Ví dụ: thuận buồm xuôi gió, ăn vóc học hay…

E. Tất cả các ý trên 

Chọn đáp án: E

Câu 3: Tính chung của ngôn ngữ được thể hiện như thế nào?

A. Các âm và các thanh (các nguyên âm, phụ âm, thanh điệu,...)

B. Các tiếng (tức các âm tiết)

C. Các từ

D. Các ngữ cố định (thành ngữ, quán ngữ)

E. Tất cả các đáp án trên

Chọn đáp án: E

Câu 4: Dòng nào sau đây đúng về lời nói - sản phẩm riêng của cá nhân

A. Lời nói (gồm lời nói miệng và văn viết) của mỗi cá nhân vừa được tạo ra nhờ các yếu tố và quy tắc, phương thức chung, vừa có sắc thái riêng và phần đóng góp của cá nhân.

B. Lời nói (gồm lời nói miệng và văn viết) của mỗi cá nhân được tạo nên từ chính bản thân người đó, do kinh nghiệm sống đúc kết mà có được.

C. Lời nói (gồm lời nói miệng và văn viết) được tuân thủ nghiêm ngặt theo quy định chung, không được phép sáng tạo 

Chọn đáp án: A

Câu 5: Cái riêng trong lời nói của cá nhân được biểu lộ qua mấy phương diện?

A. 5

B. 6

C. 7

D. 8

Chọn đáp án: A

Câu 6: Phương thức chuyển nghĩa từ: chuyển từ nghĩa gốc sang nghĩa phái sinh là một biểu hiện về tính chung của ngôn ngữ, đúng hay sai?

A. Đúng 

B. Sai 

Chọn đáp án: A

Câu 7: Cách hiểu nào đúng về vốn từ ngữ cá nhân?

A. Vốn từ ngữ cá nhân phụ thuộc vào nhiều phương diện: lứa tuổi, giới tính, cá tính, nghề nghiệp, vốn sống, trình độ hiểu biết, quan hệ xã hội, địa phương sinh sống,...

B. Vốn từ ngữ cá nhân chỉ phụ thuộc vào nhận thức của bản thân người nói.

C. Vốn từ ngữ cá nhân giúp nhận ra người quen ngay cả khi không nhìn thấy hay tiếp xúc trực tiếp với người đó

Chọn đáp án: A

Câu 8: Cá nhân có thể tạo ra những từ ngữ mới từ những chất liệu có sẵn và theo các phương thức chung, đúng hay sai?

A. Đúng 

B. Sai

Chọn đáp án: A

Câu 9:  Chọn cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống: “Người ta học tiếng mẹ đẻ chủ yếu qua....”

A. Các phương tiện truyền thông đại chúng

B. sách vở ở nhà trường

C. các bài ca dao, dân ca, những câu thành ngữ, tục ngữ

D. giao tiếp hàng ngày trong gia đình và xã hội

Chọn đáp án: D

Câu 10: Các nhà văn, nhà thơ thường phải lao động vất vả trong việc lựa chọn từ ngữ, đặt câu là do:

A. Họ muốn để lại dấu ấn cá nhân trong việc vận dụng ngôn ngữ chung

B. Nếu không lựa chọn từ ngữ chính xác thì có thể dẫn đến sự hiểu nhầm

C. Các nhà văn muốn tiếng Việt mỗi ngày có thêm nhiều từ ngữ khác lạ

D. Nhà văn bao giờ cũng có cách viết khác hẳn những người bình thường

Chọn đáp án: A

Câu 11 : Nói đến lời nói cá nhân là nói đến:

A. Sản phẩm của mỗi người khi sử dụng ngôn ngữ chung làm công cụ giao tiếp trong những tình huống cụ thể.

B. Những sáng tạo ngôn ngữ độc đáo của từng người nhằm đóng góp cho vốn ngôn ngữ chung của xã hội.

C. Cách phát âm riêng biệt của từng người, khó lòng có hai người phát âm hoàn toàn giống nhau.

D. Cách dùng từ riêng biệt của từng người trong giao tiếp hằng ngày với gia đình và xã hội.

Chọn đáp án : A

Câu 12: Việc vận dụng linh hoạt, sáng tạo quy tắc chung, phương thức chung được thể hiện như thế nào?

A. Khi nói, cá nhân có thể tạo ra các sản phẩm (ngữ, câu, đoạn, bài..) có sự chuyển hóa linh hoạt so với những quy tắc và phương thức chung: lựa chọn vị trí cho từ ngữ, tỉnh lược từ ngữ, tách câu,...

B. Khi nói, cá nhân có thể tạo ra các sản phẩm (ngữ, câu, đoạn, bài..) có sự chuyển hóa linh hoạt so với những một số quy tắc và phương thức chung

C. Khi nói, cá nhân có thể tạo ra các sản phẩm (ngữ, câu, đoạn, bài..) nhưng buộc phải tuân theo những quy tắc và phương thức chung

Chọn đáp án : A

Câu 13: Phong cách ngôn ngữ nào biểu hiện cho lời nói cá nhân?

A. Phong cách ngôn ngữ cá nhân

B. Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật

C. Phong cách ngôn ngữ hành chính

D. Phong cách ngôn ngữ khoa học

Chọn đáp án: A

Câu 14: Trong câu thơ sau, từ "thôi" được sử dụng với nghĩa nào?

“Bác Dương thôi đã thôi rồi,

Nước mây man mác ngậm ngùi lòng ta.”

A. Sự mất mát, sự đau đớn

B. Sự chấm dứt, kết thúc một hoạt động nào đó

C. Sự thúc giục một hành động nào đó

D. Sự mê hoặc một sự vật, hiện tượng nào đó

Chọn đáp án: A

Câu hỏi trắc nghiệm bài Tự tình

A. Vài nét về tác giả Hồ Xuân Hương

Câu 1: Ý nào sau đây không đúng khi nói về tiểu sử của Hồ Xuân Hương 

A. là nữ sĩ tài năng, là hiện tượng văn học trung đại Việt Nam.

B. Xuất thân trong một gia đìnhnhà Nho nghèo, con của vợ lẽ

C. là nhà thơ mà cuộc đời với nhiều trắc trở. 

D. bà có một cuộc sống gia đình hạnh phúc, giàu sang

Chọn đáp án: D

Câu 2: Điểm độc đáo trong các sáng tác của tác giả Hồ Xuân Hương là:

A. Trào phúng mà trữ tình, đậm đà chất văn học dân gian từ đề tài, cảm hứng đến ngôn ngữ, hình tượng.

B. Đậm chất trữ tình, lấy đề tài tình yêu của mình làm nguồn cảm hứng cho thơ ca.

C. Khai thác triệt để những khía cạnh của tình yêu để đưa vào đề tài thơ của mình.

D. Mang đậm triết lí nhân sinh, cảm thông sâu sắc với những số phận bất hạnh.

Chọn đáp án: A

Câu 3 : Nội dung nào đưới đây đúng về tác phẩm Lưu hương kí?

A. Gồm 50 bài thơ bằng chữ Hán

B. Gồm 50 bài thơ bằng chữ Nôm

C. Gồm 24 bài chữ Hán và 26 bài chữ Nôm

D. Gồm 26 bài chữ Nôm và 24 bài chữ Hán

Chọn đáp án: C

GIẢI THÍCH: Lưu hương kí gồm 24 bài chữ Hán và 26 bài chữ Nôm.

Câu 4 : Đối tượng thường được đề cập đến nhất trong thơ Hồ Xuân Hương là ai?

A. Thầy tu hư hỏng

B. Người phụ nữ không hạnh phúc

C. Lũ học trò dốt

D. Người nông dân

Chọn đáp án: B

GIẢI THÍCH: Nổi bật trong sáng tác của Hồ Xuân Hương là tiếng nói thương cảm đối với người phụ nữ.

Câu 5 : Giá trị nhân văn, nhân đạo cao đẹp trong sáng tác của Hồ Xuân Hương nổi bật ở điểm nào sau đây?

A. Là tiếng cười mỉa mai, châm biếm những thói hư tật xấu của bọn công tử nhà giàu

B. Là khát vọng cháy bỏng của người dân về đời sống công bằng, phồn vinh

C. Là tiếng nói thương cảm đối với người phụ nữ, là sự khẳng định, đề cao vẻ đẹp và khát vọng của họ

D. Là bản tố cáo xã hội bất công, tàn nhẫn.

Chọn đáp án: C

GIẢI THÍCH: Nổi bật trong sáng tác thơ của Hồ Xuân Hương là tiếng nói thương cảm đối với người phụ nữ, là sự khẳng định, đề cao vẻ đẹp và khát vọng của họ.

Câu 6 : Nối tên các bài thơ sau với tên tác giả:

A. Độc Tiểu Thanh Kí

1. Đặng Trần Côn

B. Qua Đèo Ngang

2. Vương Xương Linh

C. Khuê oán

3. Bà Huyện Thanh Quan

D. Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ

4. Nguyễn Du

E. Tự tình

5. Hồ Xuân Hương


A. Nối A-4, B-3, C-2, D-1, E-5

B. Nối A-1, B-3, C-2, D-4, E-5

C. Nối A-2, B-3, C-4, D-1, E-5

D. Nối A-1, B-3, C-5, D-1, E-2

Đáp án cần chọn: A

GIẢI THÍCH:

- Độc Tiểu Thanh kí – Nguyễn Du ( SGK Ngữ văn 10, tập 1)

- Qua đèo ngang – Bà Huyện Thanh Quan (SGK Ngữ văn 7, tập 1)

- Khuê oán - Vương Xương Linh ( SGK Ngữ văn 7, tập 1)

- Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ - Đặng Trần Côn (SGK Ngữ văn 10, tập 2)

- Tự tình – Hồ Xuân Hương (SGK Ngữ văn 11, tập 1)

Câu 7: Nhận định nào không đúng về thơ Hồ Xuân Hương?

A. Hồ Xuân Hương có tài năng viết thơ bằng chữ Nôm.

B. Tài năng thơ Nôm của Hồ Xuân Hương: thơ Đường luật viết bằng tiếng Việt, cách dùng từ ngữ, hình ảnh giản dị, giàu sức biểu cảm, táo bạo mà tinh tế.

C. Thơ Hồ Xuân Hương là tiếng nói tâm tình của người phụ nữ, thể hiện một bản lĩnh sống mạnh mẽ, khác thường.

D. Hồ Xuân Hương chỉ viết thơ bằng chữ Nôm. Vì vậy, bà được mệnh danh là “Bà Chúa thơ Nôm”.

Chọn đáp án : D

GIẢI THÍCH: Sáng tác của Hồ Xuân Hương gồm cả chữ Nôm và chữ Hán.

Câu 8 : Nội dung sau đây về Hồ Xuân Hương đúng hay sai? “Bà đi nhiều nơi và thân thiết với nhiều danh sĩ, có người nổi tiếng như Nguyễn Du. Cuộc đời Hồ Xuân Hương lận đận, nhiều nỗi éo le ngang trái”

A. Đúng

B. Sai

Chọn đáp án : A

GIẢI THÍCH:

- Đúng vì: Bà đi nhiều nơi và thân thiết với nhiều danh sĩ, có người nổi tiếng như Nguyễn Du. Cuộc đời tình duyên của Hồ Xuân Hương lận đận, nhiều nỗi éo le ngang trái. Bà qua hai lần đò, tuy nhiên cuộc hôn nhân nào cũng không viên mãn.

B. Tìm hiểu chung về Tự tình

Câu 1: Đọc bài thơ “Tự tình II”, anh (chị) nhận thấy khát vọng gì của nữ sĩ Hồ Xuân Hương?

A. Khát vọng công danh, sự nghiệp

B. Khát vọng hạnh phúc lứa đôi

C. Khát vọng cuộc sống ấm no, hạnh phúc

D. Khát vọng sống, khát vọng tình duyên trọn vẹn, khát vọng hạnh phúc

Chọn đáp án : D

Câu 2:  Đáp án nào dưới đây không thể hiện nội dung đúng về "Tự tình":

A. Thể hiện tâm trạng, thái độ của Xuân Hương vừa đau buồn, vừa phẫn uất trước duyên phận, gắng gượng vươn lên nhưng vẫn rơi vào bi kịch. 

B. Người phụ nữ luôn khao khát hạnh phúc, muốn cưỡng lại sự nghiệt ngã do con người tạo ra 

C. Sự cam chịu cuộc sống, kiếp lẽ mọn của Hồ Xuân Hương 

D. Khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc của Hồ Xuân Hương

Đáp án cần chọn là: C

GIẢI THÍCH: Tự tình (bài II) không thể hiện sự cam chịu cuộc sống, kiếp lẽ mọn của Hồ Xuân Hương. Ngược lại, bài thơ là sự phản kháng, khao khát hạnh phúc của người phụ nữ trong xã hội phong kiến.

Câu 3: Em có nhận xét gì về nghệ thuật đặc sắc của bài thơ Tự tình II?

A. Kết cấu bài thơ phù hợp với tâm trạng chủ thể trữ tình 

B. Thủ pháp nghệ thuật phóng đại được sử dụng hiệu quả 

C. Nhiều hình ảnh ước lệ 

D. Ngôn ngữ thơ Nôm bình dị, hình ảnh gợi cảm, giàu màu sắc, nghệ thuật tả cảnh ngụ tình đặc sắc

Đáp án cần chọn là: D

GIẢI THÍCH: Giá trị nghệ thuật bài thơ Tự tình II : Ngôn ngữ thơ Nôm bình dị, hình ảnh gợi cảm, giàu màu sắc, nghệ thuật tả cảnh ngụ tình đặc sắc…

Câu 4:

“Chén rượu hương đưa say lại tỉnh,

Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn"

Hai câu thơ trên là:

A. Hai câu đề

B. Hai câu thực

C. Hai câu luận

D. Hai câu kết

Đáp án cần chọn là: B

GIẢI THÍCH: Hai câu thực:

“Chén rượu hương đưa say lại tỉnh,

Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn”

Câu 5: Tự tình II thuộc thể thơ nào sau đây?

A. Thất ngôn tứ tuyệt 

B. Thất ngôn bát cú 

C. Cổ phong 

D. Thất ngôn trường thiên

Đáp án cần chọn là: B

GIẢI THÍCH: Thể thơ : Thất ngôn bát cú

Câu 6: Nội dung chính của 4 câu thơ sau:

“Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn,

Trơ cái hồng nhan với nước non.

Chén rượu hương đưa say lại tỉnh,

Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn"

A. Thể hiện nỗi lòng cô đơn, buồn tủi, khát vọng hạnh phúc 

B. Quy luật khắc nghiệt của thời gian và tuổi trẻ 

C. Cả hai đáp án trên đều đúng 

D. Cả hai đáp án trên đều sai

Đáp án cần chọn là: A

GIẢI THÍCH: Nội dung chính: Thể hiện nỗi lòng cô đơn, buồn tủi, khát vọng hạnh phúc của nhân vật trữ tình.

C.  Phân tích Bài thơ Tự tình

Câu 1:  Hai câu luận trong bài thơ Tự tình II sử dụng biện pháp nghệ thuật đặc sắc gì?

A. Đảo ngữ 

B. Đảo ngữ kết hợp với việc sử dụng những động từ mạnh 

C. So sánh 

D. Hoán dụ

Đáp án cần chọn là: B

GIẢI THÍCH: Nghệ thuật đảo ngữ kết hợp với việc sử dụng các động từ mạnh (xiên, đâm) đã làm nổi bật sự phẫn uất của đá, của rêu cũng là sự phẫn uất của tâm trạng con người. Đá, rêu như đang oán hờn, như đang phản kháng mãnh liệt với tạp hóa.

Câu 2: Từ “xuân” trong câu thơ “Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại” được hiểu là:

A. Mùa xuân của thiên nhiên 

B. Tuổi xuân của người con gái 

C. Cả hai đáp án trên đều đúng 

D. Cả hai đáp án trên đều sai

Đáp án cần chọn là: C

GIẢI THÍCH: Từ “xuân” vừa chỉ mùa xuân, vừa được dùng với nghĩa tuổi xuân. Với thiên nhiên, xuân đi rổi xuân lại nhưng với con người, tuổi xuân đã qua không bao giờ trở lại. Đó chính là cái gốc sâu xa của sự chán ngán.

Câu 3: Câu thơ “Mảnh tình san sẻ tí con con” sử dụng nghệ thuật đặc sắc nào?

A. Hoán dụ 

B. Nhân hóa 

C. Phóng đại 

D. Nghệ thuật tăng tiến

Đáp án cần chọn là: D

GIẢI THÍCH: 

- Nghệ thuật tăng tiến làm cho nghịch cảnh của nhân vật trữ tình càng éo le hơn: mảnh tình – san sẻ - tí – con con. Mảnh tình vốn đã ít, đã bé, đã không trọn vẹn lại còn phải “san sẻ” thành ra gần như chẳng còn gì (tí con con) nên càng xót xa, tội nghiệp hơn.

=> Câu thơ nói lên cả nỗi lòng của người phụ nữ trong xã hội xưa, khi cảnh chồng chung vợ chạ đối với họ không phải xa lạ.

Câu 4:Câu thơ “Trơ cái hồng nhan với nước non” sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?

A. Đảo ngữ 

B. Nhân hóa 

C. So sánh 

D. Hoán dụ

Đáp án cần chọn là: A

GIẢI THÍCH: Vì Câu thơ sử dụng phép đảo ngữ như cố tình khoét sâu thêm vào cái sự bẽ bàng của tâm trạng

Câu 5: Từ “trơ” trong câu thơ “Trơ cái hồng nhan với nước non” thể hiện:

A. Thể hiện bản lĩnh của nhân vật trữ tình

B. Sự thách thức của nhân vật trữ tình

C. Cả hai đáp án trên đều đúng

D. Cả hai đáp án trên đều sai

Đáp án cần chọn là: C

GIẢI THÍCH: Câu thơ không hẳn chỉ có nỗi đau, mà còn thể hiện bản lĩnh của nhân vật trữ tình. Bản lĩnh ấy thể hiện ngay trong chữ “trơ” như là một sự thách thức vậy.  Từ “trơ” kết hợp với “nước non” thể hiện sự bền gan, sự thách đố.

Câu 6: Hai câu thơ nào sau đây bộc lộ một sức sống mãnh liệt, cố vươn lên đế thoát khỏi số phận ngay cả trong tình huống buồn đau nhất?

A. Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn/ Trơ cái hồng nhan với nước non

B. Chén rượu hương đưa say lại tỉnh/ Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn

C. Xiên ngang mặt đất rêu từng đám/ Đâm toạc chân mây, đá mấy hòn

D. Ngán nỗi xuân đi, xuân lại lại/ Mảnh tình san sẻ tí con con!

Đáp án cần chọn là: C

Câu 7: Những hình ảnh được nói đến trong hai câu luận của bài Tự tình (bài II) của Hồ Xuân Hương không phải là hình ảnh của ngoại cảnh, mà là hình ảnh của tâm trạng. Đó là tâm trạng gì?

A. Tâm trạng buồn khổ, muốn có sự đồng cảm và sẻ chia để vượt qua bi kịch tinh thần.

B. Tâm trạng bị dồn nén, bức bối, muốn đập phá, muốn được giải thoát khỏi sự cô đơn, chán chường.

C. Tâm trạng chán chường, tuyệt vọng, không còn niềm tin vào tình yêu.

D. Tâm trạng buồn chán, cô đơn lặp đi lặp lại trong một thời gian dài tạo nên sự nhàm chán.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 8: Nghĩa của từ "ngán" trong câu "Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại" trong bài Tự tình (bài II) của Hồ Xuân Hương là:

A. Chán nản đến mức hoang mang, dao động.

B. Cảm thấy không yên lòng.

C. Không còn thích thú, thiết tha gì nữa.

D. Ngại đến mức sợ hãi.

Đáp án cần chọn là: C

....................................

....................................

....................................

Tủ sách VIETJACK shopee lớp 10-11 cho học sinh và giáo viên (cả 3 bộ sách):

Săn shopee siêu SALE :

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, GÓI THI ONLINE DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 11

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 11 sách mới các môn học
Tài liệu giáo viên