28 câu trắc nghiệm Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới (có đáp án)
28 câu trắc nghiệm Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới (có đáp án)
Với 28 câu hỏi trắc nghiệm Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới môn Ngữ văn lớp 9 có đáp án giúp học sinh ôn luyện bài tập trắc nghiệm Ngữ văn 9 từ đó đạt kết quả cao trong bài thi Văn 9.
Vài nét cơ bản về tác giả Vũ Khoan
Câu 1: Địa danh nào sau đây là quê hương của Vũ Khoan ?
A. Hải Dương
B. Hải Phòng
C. Hà Nội
D. Hà Nam
Đáp án: C
Vũ Khoan quê quán ở Hà Nội.
Câu 2: Vũ Khoan sinh năm bao nhiêu?
A. 1935
B. 1936
C. 1936
D. 1937
Đáp án: D
Vũ Khoan sinh năm 1937
Câu 3: Vũ Khoan đã từng giữ những chức vụ gì trong bộ máy nhà nước?
A. Thứ trưởng Bộ ngoại giao
B. Bộ trưởng Bộ Thương mại.
C. Phó Thủ tướng phụ trách kinh tế đối ngoại Việt Nam
D. Cả 3 phương án trên
Đáp án: D
- Vũ Khoan giữ nhiều chức vụ quan trọng trong bộ máy nhà nước:
+ Năm 1990, ông làm Thứ trưởng Bộ ngoại giao.
+ Từ 28 tháng 1 năm 2000 đến ngày 8 tháng 8 năm 2002 ông làm Bộ trưởng Bộ Thương mại.
+ Ông là Phó Thủ tướng phụ trách kinh tế đối ngoại Việt Nam từ tháng 8 năm 2002 đến cuối tháng 6 năm 2006.
Câu 4: Vũ Khoan hoạt động xuất sắc trên lĩnh vực nào?
A. Ngoại giao.
B. Nghệ thuật.
C. Quốc phòng.
D. Tất cả đều sai.
Đáp án: A
Vũ Khoan được biết đến là một nhà chính trị và ngoại giao xuất sắc của Việt Nam.
Câu 5: Ông bắt đầu công việc ngoại giao cho quốc gia với công việc gì?
A. Phiên dịch.
B. Thông tin tuyên truyền.
C. Lễ tân.
D. Tất cả các phương án trên
Đáp án: A
Ông từng bắt đầu công việc ngoại giao cho quốc gia từ 1956 với công việc phiên dịch.
Câu 6: Nối hai cột sao cho phù hợp.
Đáp án: 1 – a; 2 – c; 3- b
Vũ Khoan từng giữ nhiều chức vụ quan trọng:
+ Năm 1990, ông làm Thứ trưởng Bộ ngoại giao.
+ Từ 28 tháng 1 năm 2000 đến ngày 8 tháng 8 năm 2002 ông làm Bộ trưởng Bộ Thương mại.
+ Ông là Phó Thủ tướng phụ trách kinh tế đối ngoại Việt Nam từ tháng 8 năm 2002 đến cuối tháng 6 năm 2006.
Câu 7: Ông được nhà nước phong tặng giải thưởng gì?
A. Huân chương Độc lập hạng Nhất
B. Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật
C. Hai Huân chương Lao động hạng Nhì
D. Đáp án A và C
Đáp án: D
Với rất nhiều những đóng góp của mình cho nền ngoại giao quốc gia, ông được Nhà nước trao tặng Huân chương Độc lập hạng Nhất, hai Huân chương Lao động hạng Nhì.
Câu 8: Đâu là sáng tác của Vũ Khoan?
A. Bàn về đọc sách.
B. Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới.
C. Tiếng nói của văn nghệ.
D. Bài toán dân số.
Đáp án: B
Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới là tác phẩm Vũ Khoan viết nhân dịp đất nước chào đón thiên niên kỉ mới.
Tìm hiểu chung về tác phẩm Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới
Câu 1: Phương thức biểu đạt chính của văn bản Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới là gì?
A. Tự sự
B. Miêu tả
C. Nghị luận
D. Biểu cảm
Đáp án: C
Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới viết theo phương thức nghị luận.
Câu 2: Văn bản Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới được đăng trên tạp chí nào?
A. Tia chớp
B. Tia sấm
C. Tia sét
D. Tia sáng
Đáp án: D
- Bài viết này đăng trên tạp chí Tia sáng năm 2001, in trong tập Một góc nhìn của trí thức, NXB Trẻ, Thành phố HCM, 2002.
Câu 3: “Thế kỉ mới” ở đây là thế kỉ bao nhiêu?
A. XIX
B. XX
C. XXI
D. XXII
Đáp án: C
- Bài viết này đăng trên tạp chí Tia sáng năm 2001, đây là năm đầu tiên của thế kỉ XXI.
Câu 4: Văn bản Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới sáng tác năm bao nhiêu?
A. 2001
B. 2002
C. 2003
D. 2004
Đáp án: A
- Bài viết này đăng trên tạp chí Tia sáng năm 2001, in trong tập Một góc nhìn của trí thức, NXB Trẻ, Thành phố HCM, 2002.
Câu 5: Văn bản trên không đề cập tới nội dung gì?
A. Sự chuẩn bị bản thân con người là sự chuẩn bị quan trọng nhất trong hành trang bước vào thế kỉ mới.
B. Tình hình thế giới và những nhiệm vụ của đất nước.
C. Những điểm manh, điểm yếu của con người Việt Nam và nhiệm vụ của con người khi bước vào thế kỉ mới.
D. Nền công nghiệp thế giới đang phát triển như vũ bão.
Đáp án: D
Văn bản trên không đề cập tới nội dung “Nền công nghiệp thế giới đang phát triển như vũ bão”.
Câu 6: Theo tác giả, sự chuẩn bị nào là quan trọng nhất đối với sự phát triển của đất nước?
A. Kinh tế
B. Quốc phòng
C. Con người
D. Giáo dục
Đáp án: C
Sự chuẩn bị bản thân con người là sự chuẩn bị quan trọng nhất trong hành trang bước vào thế kỉ mới.
Câu 7: Chọn đáp án đúng để điền vào chỗ trống cho phù hợp:
Tác phẩm đã nêu ra bình luận cụ thể về những điểm mạnh, … trong tính cách và thói quen của người Việt Nam, từ đó, đưa ra những yêu cầu, đòi hỏi con người Việt Nam phải khắc phục … để bước vào thế kỉ mới.
A. Ưu điểm
B. Điểm yếu
C. Nhược điểm
D. Hạn chế
Đáp án: B
Tác phẩm đã nêu ra bình luận cụ thể về những điểm mạnh, điểm yếu trong tính cách và thói quen của người Việt Nam, từ đó, đưa ra những yêu cầu, đòi hỏi con người Việt Nam phải khắc phục điểm yếu để bước vào thế kỉ mới.
Câu 8: Ý nào sau đây nói đúng mục đích chính mà bài viết muốn gửi tới người đọc?
A. Để chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới thì quan trọng nhất là sự chuẩn bị về con người
B. Những mặt mạnh, mặt yếu của con người Việt Nam
C. Bối cảnh thế giới hiện nay đang đặt ra nhiệm vụ nặng nề cho đất nướ.
D. Lớp trẻ Việt Nam cần nhận ra những mặt mạnh, mặt yếu của con người Việt Nam để rèn luyện những thói quen tốt khi bước vào nền kinh tế mới
Đáp án: B
Tác phẩm đã nêu ra bình luận cụ thể về những điểm mạnh, điểm yếu trong tính cách và thói quen của người Việt Nam, từ đó, đưa ra những yêu cầu, đòi hỏi con người Việt Nam phải khắc phục điểm yếu để bước vào thế kỉ mới.
Câu 9: Văn bản Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới thành công với nghệ thuật gì?
A. Lập luận chặt chẽ
B. Ngôn ngữ báo chí gắn với ngôn ngữ sinh hoạt
C. Sử dụng nhiều thành ngữ, tục ngữ sinh động
D. Tất cả các phương án trên
Đáp án: D
Giá trị nghệ thuật:
Bài viết đặt ra vấn đề nóng hổi, cấp thiết với cách nhìn nhận khách quan kết hợp với lí lẽ lập luận giản dị, chặt chẽ và thái độ tôn trọng đối tượng, tinh thần trách nhiệm của tác giả. Việc sử dụng ngôn ngữ báo chí gắn với ngôn ngữ sinh hoạt đời thường, cách nói giản dị, dễ hiểu, sử dụng nhiều thành ngữ, tục ngữ sinh động, cụ thể và hàm súc cũng là nhữngnét tiêu biểu về nghệ thuật của tác phẩm.
Câu 10: Vì sao chúng ta phải chuẩn bị hành trang để bước vào thế kỉ mới?
A. Vì chúng ta muốn trở thành quốc gia hùng mạnh nhất thế giới trong thế kỉ XXI.
B. Vì khoa học và công nghệ thế giới phát triển như huyền thoại, chúng ta không phát triển sẽ bị thụt lùi.
C. Vì chúng ta muốn các quốc gia trên thế giới phải nhớ mặt đặt tên mình.
D. Tất cả các đáp án trên đều sai.
Đáp án: B
“Cần chuẩn bị những cái cần thiết trong hành trang mang vào thế kỉ mới, trong khi chúng ta đã chứng kiến sự phát triển như huyền thoại của khoa học và công nghệ, làm cho tỉ trọng trí tuệ trong một sản phẩm ngày càng lớn”.
Phân tích tác phẩm Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới
Câu 1: Vấn đề nào được tác giả đặt ra trong tác phẩm?
A. Để chuẩn bị vào thế kỉ mới thì yếu tố tiên quyết nhất vẫn là con người.
B. Những nhiệm vụ cấp bách đặt ra cho đất nước lúc này.
C. Điểm mạnh, điểm yếu của người Việt Nam.
D. Tất cả các phương án trên
Đáp án: D
Những vấn đề được tác giả đặt ra trong tác phẩm:
- Để chuẩn bị vào thế kỉ mới thì yếu tố tiên quyết nhất vẫn là con người→ Con người là nền tảng của sự phát triển.
- Những nhiệm vụ cấp bách đặt ra lúc này là đưa đất nước thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá và tiếp cận với nền kinh tế tri thức.
- Điểm mạnh, điểm yếu của người Việt Nam.
Lập luận chặt chẽ, logic, chắc chắn, giàu sức thuyết phục Tài năng của một người tài năng luôn lo lắng cho vận mệnh đất nước.
Câu 2: Nội dung nào sau đây không phải mặt mạnh của người Việt Nam?
A. Thông minh, nhạy bén với cái mới
B. Cần cù, sáng tạo trong công việc
C. Có truyền thống lâu đời đùm bọc, đoàn kết với nhau
D. Tỉ mỉ, cẩn trọng và có tinh thần kỉ luật cao trong công việc
Đáp án: D
Cái mạnh của con người Việt Nam không chỉ chúng ta nhận biết mà cả thế giới đều thừa nhận là sự thông minh, nhạy bén với cái mới… Cái mạnh của con người Việt Nam là sự cần cù, sáng tạo… Người Việt Nam ta cần cù nhưng lại thiếu đức tính tỉ mỉ… Nhân dân ta có truyền thống lâu đời đùm bọc, đoàn kết với nhau theo phương châm “nhiễu điều phủ lấy giá gương”.
Câu 3: Nhận định sau đây đúng hay sai?
“Bước vào thế kỉ mới, “muốn sánh vai cùng các cường quốc năm châu” thì chúng ta sẽ phải lấp đầy hành trang bằng những điểm mạnh, vứt bỏ những điểm yếu”.
A. Đúng
B. Sai
Đáp án: A
- Nhận định đúng
- Giải thích: Muốn phát triển đất nước, chúng ta phải khắc phục những điểm yếu của bản thân và phát huy những điểm mạnh của mình.
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi (từ câu 4 đến câu 7)
(1) Trong những hành trang ấy, có lẽ sự chuẩn bị bản thân con người là quan trọng nhất.
(2) Từ cổ chí kim, bao giờ con người cũng là động lực để phát triển của lịch sử.
(3) Trong thế kỉ tới mà ai ai cũng thừa nhận rằng nền kinh tế tri thức sẽ phát triển mạnh mẽ thì vai trò con người lại càng nổi trội.
Câu 4: Câu nào là câu chủ đề của đoạn văn trên?
A. Câu 1
B. Câu 2
C. Câu 3
D. Đoạn văn không có câu chủ đề
Đáp án: A
Câu chủ đề trong đoạn trên là câu “Trong những hành trang ấy, có lẽ sự chuẩn bị bản thân con người là quan trọng nhất.”
Câu 5: Cụm từ “nền kinh tế tri thức” được hiểu là: Đó là khái niệm chỉ một trình độ phát triển rất cao của nền kinh tế, trong đó tri thức trí tuệ chiếm một tỉ trọng cao trong giá trị của các sản phẩm và tổng sản phẩm kinh tế quốc dân. Đúng hay sai?
A. Đúng
B. Sai
Đáp án: A
“Kinh tế tri thức” là khái niệm chỉ một trình độ phát triển rất cao của nền kinh tế, trong đó tri thức trí tuệ chiếm một tỉ trọng cao trong giá trị của các sản phẩm và tổng sản phẩm kinh tế quốc dân.
Câu 6: Đoạn văn trên trình bày theo phép lập luận nào?
A. Diễn dịch
B. Quy nạp
C. Tổng – phân – hợp
D. Song hành
Đáp án: A
- Đoạn diễn dịch là đoạn văn trong đó câu chủ đề mang ý nghĩa khái quát đứng ở đầu đoạn, các câu còn lại triển khai cụ thể ý của câu chủ đề, bổ sung, làm rõ cho câu chủ đề.
- Đoạn qui nạp là đoạn văn được trình bày đi từ các ý nhỏ đến ý lớn, từ các ý chi tiết đến ý khái quát, từ ý luận cứ cụ thể đến ý kết luận bao trùm.
- Đoạn tổng – phân – hợp là đoạn văn phối hợp diễn dịch với qui nạp.
- Đoạn song hành là đoạn văn có các câu triển khai nội dung song song nhau, không nội dung nào bao trùm lên nội dung nào.
Đoạn văn trên sử dụng phép lập luận diễn dịch với câu chủ đề đặt đầu đoạn.
Câu 7: Hành trang có nghĩa là gì?
A. Trang phục mỗi người (quần, áo, giày, dép…)
B. Những vật dụng quen thuộc hằng ngày
C. Những vật dụng mang theo khi đi xa
D. Những vật trang trí trong nhà
Đáp án: C
Hành trang nghĩa là những trang bị, vật dụng mang theo khi đi xa.
Câu 8: Trong những so sánh, so sánh nào không nằm trong văn bản trên?
A. Người Hoa ở nước ngoài thường cưu mang song người Việt lại thường đố kị nhau
B. Người phương Tây có ý thức rất cao trong việc bảo vệ môi trường: trong khi người Việt thường vứt rác bừa ở nơi công cộng
C. Người Nhật thăm bảo tàng thì túm tụm vào nghe thuyết minh, còn người Việt thì tản ra xem thứ mình thích
D. Người Nhật vốn nổi tiếng cần cù rất cẩn trọng khi chuẩn bị công việc, người Việt lại thường dựa vào tài tháo vát của mình nên thường hành động theo kiểu nước đến chân mới nhảy
Đáp án: B
Văn bản không có chi tiết so sánh “Người phương Tây có ý thức rất cao trong việc bảo vệ môi trường: trong khi người Việt thường vứt rác bừa ở nơi công cộng”.
Câu 9: Thành ngữ “nước đến chân mới nhảy” có nghĩa là gì?
A. Hành động vội vã, thiếu suy nghĩ
B. Hành động chậm chạp, lười biếng
C. Hành động cẩu thả, qua loa
D. Hành động chậm chễ, thiếu tính toán
Đáp án: D
Thành ngữ “nước đến chân mới nhảy” có ú chỉ hành động chậm trễ, thiếu tính toán.
Câu 10: Dòng nào sau đây không phải là nhiệm vụ cấp bách đặt ra cho đất nước được nêu trong văn bản trên?
A. Thoát khỏi tình trạng đói nghèo, lạc hậu của nền kinh tế nông nghiệp
B. Phát triển các dịch vụ thương mại
C. Đẩy mạnh công nghiệp, hiện đại hóa
D. Tiếp cận với nền kinh tế tri thức
Đáp án: B
Phát triển các dịch vụ thương mại không phải là nhiệm vụ cấp bách đặt ra cho đất nước được nêu trong văn bản trên.
Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn lớp 9 mới nhất có đáp án hay khác:
- Trắc nghiệm Các thành phần biệt lập (tiếp theo)
- Trắc nghiệm Nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí
- Trắc nghiệm Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La-phông-ten
- Trắc nghiệm Liên kết câu và liên kết đoạn văn
- Trắc nghiệm Con cò
Xem thêm các loạt bài Để học tốt Ngữ văn 9 hay khác:
- Soạn Văn 9 (hay nhất)
- Soạn Văn 9 (bản ngắn nhất)
- Soạn Văn 9 siêu ngắn
- Soạn Văn 9 (cực ngắn)
- Văn mẫu lớp 9
- Tác giả - Tác phẩm Văn 9
- Tài liệu Ngữ văn 9 phần Tiếng việt - Tập làm văn
- Giải vở bài tập Ngữ văn 9
- Đề thi Ngữ Văn 9 có đáp án
- Ôn thi vào lớp 10 môn Văn
Loạt bài 1000 câu Trắc nghiệm Ngữ văn lớp 9 có đáp án được biên soạn bám sát theo nội dung từng bài học Văn, Tiếng Việt, Tập làm văn Tập 1, Tập 2 giúp bạn nắm vững dễ dàng kiến thức môn Ngữ văn lớp 9 hơn.
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Giải Tiếng Anh 9 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 9 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 9 Friends plus
- Lớp 9 Kết nối tri thức
- Soạn văn 9 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 9 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 9 - KNTT
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 9 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 9 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 9 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục công dân 9 - KNTT
- Giải sgk Tin học 9 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 9 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 9 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 9 - KNTT
- Giải sgk Mĩ thuật 9 - KNTT
- Lớp 9 Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 9 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 9 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 9 - CTST
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 9 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 9 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 9 - CTST
- Giải sgk Giáo dục công dân 9 - CTST
- Giải sgk Tin học 9 - CTST
- Giải sgk Công nghệ 9 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 9 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 9 - CTST
- Giải sgk Mĩ thuật 9 - CTST
- Lớp 9 Cánh diều
- Soạn văn 9 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 9 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 9 - Cánh diều
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 9 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 9 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 9 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục công dân 9 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 9 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 9 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 9 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 9 - Cánh diều
- Giải sgk Mĩ thuật 9 - Cánh diều