10 câu trắc nghiệm Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống có đáp án

10 câu trắc nghiệm Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống có đáp án

Với 10 câu hỏi trắc nghiệm Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống môn Ngữ văn lớp 9 có đáp án giúp học sinh ôn luyện bài tập trắc nghiệm Ngữ văn 9 từ đó đạt kết quả cao trong bài thi Văn 9.

Câu 1: Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống là gì?

A. Là bàn về một sự việc, hiện tượng có ý nghĩa đối với xã hội, đáng khen, đáng chê hay có vấn đề đáng suy nghĩ  

B. Là bàn về một vấn đề về tư tưởng đạo lý trong đời sống xã hội

C. Cả A và B đều đúng 

D. Cả A và B đều sai

Đáp án: A

Nghị luận về một sự việc, hiện tượng trong đời sống xã hội là bàn về một sự việc, hiện tượng có ý nghĩa đối với xã hội, đáng khen, đáng chê hay có vấn đề đáng suy nghĩ.

Câu 2: Yêu cầu về mặt nội dung khi viết văn nghị luận về một hiện tượng đời sống?

A. Bài viết phải nêu rõ được sự việc, hiện tượng có vấn đề  

B. Phân tích được mặt đúng, sai, mặt lợi, hại của nó  

C. Chỉ ra nguyên nhân và bày tỏ thái độ, ý kiến nhận định của người viết  

D. Cả 3 đáp án trên

Đáp án: D

Yêu cầu về nội dung của bài nghị luận này là phải nêu rõ được sự việc, hiện tượng có vấn đề; phân tích mặt sai, mặt đúng, mặt lợi, mặt hại của nó; chỉ ra nguyên nhân và bày tỏ thái độ, ý kiến nhận định của người viết.

Câu 3: Nối cột A với cột B sao cho phù hợp Về hình thức, bài viết phải đáp ứng:

10 câu trắc nghiệm Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống có đáp án | Văn lớp 9

Đáp án: 1 - b; 2 - a; 3 - d; 4 - c

Về hình thức, bài viết phải có bố cục mạch lạc; có luận điểm rõ ràng, luận cứ xác thực, phép lập luận phù hợp; lời văn chính xác, sống động.

Câu 4: Trong các đề bài sau, đề nào thuộc đề bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống?

A. Phân tích vẻ đẹp nhân vật ông Sáu trong Chiếc lược ngà (Nguyễn Quang Sáng)

B. Suy nghĩ về vấn nạn bạo lực học đường ngày nay

C. Cảm nghĩ về khổ thơ đầu bài Ánh trăng

D. Suy nghĩ về câu nói “Uống nước nhớ nguồn”

Đáp án: B

- Đề A, C nghị luận về tác phẩm văn học.

- Đề B nghị luận về hiện tượng bạo lực trong học đường.

- Đề D nghị luận về tư tưởng đạo lí.

Câu 5: Các đề bài sau là những đề bài Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống đúng hay sai?

Đúng

Sai

A. Suy nghĩ về đức tính trung thực

B. Suy nghĩ về vấn đề ô nhiễm không khí hiện nay

C. Suy nghĩ về hiện tượng nghiện Facebook của giới trẻ

D. Suy nghĩ về câu nói “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng.” 

E. Suy nghĩ về chiến dịch mùa hè xanh của các bạn trẻ

Đáp án:
+ A: sai
+ B: đúng
+ C: đúng
+ D: sai
+ E: đúng.

+ Câu A, D suy nghĩ về những tư tưởng đạo lí
+ Câu B, C, E suy nghĩ về các hiện tượng đang diễn ra trong xã hội.

Câu 6: Đề bài “Suy nghĩ về hiện tượng nhiều bạn trẻ thích khẳng định cái tôi của mình bằng cách chụp ảnh tự sướng để tung lên mạng xã hội. Hãy nêu ý kiến của em về hiện tượng đó.” Có phải là đề nghị luận về một hiện tượng đời sống không?

A. Có

B. Không

Đáp án: A

Đề yêu cầu nghị luận về hiện tượng: thích thể hiện cái tôi của các bạn trẻ ngày nay.

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:  

“Do sự phát triển kinh tế, xã hội, công nghệ thông tin kết hợp với sự xâm nhập tràn lan của các nền văn hóa ngoại lai khiến cho nhận thức của học sinh về ngôn ngữ giao tiếp, văn hóa và đạo đức trở nên lệch lạc và gây ra các hành vi giao tiếp thiếu chuẩn mực, thiếu trong sáng, lễ độ. Do lối sống đua đòi, thực dụng, dễ dãi của một số bạn trẻ dẫn đến sự suy thoái nhân cách và đạo đức, từ đó ảnh hưởng đến thế hệ học sinh trong trường học. Từ một vài cá nhân, nói tục chửi thề trở thành một hiện tượng tràn lan và ngày càng ảnh hưởng sâu sắc trong lứa tuổi học sinh”.

Câu 7: Đoạn văn trên nghị luận về hiện tượng gì?

A. Hiện tượng nghiện facebook của giới trẻ ngày nay

B. Hiện tượng nói tục chửi thề

C. Vấn nạn bạo lực học đường

D. Hiện tượng môi trường bị ô nhiễm hiện nay.

Đáp án: B

Đề nghị luận về hiện tượng: nói tục chửi thề.

Câu 8: Đoạn văn trên được trình bày theo hình thức nào?

A. Diễn dịch

B. Quy nạp

C. Song hành

D. Tổng phân hợp

Đáp án: B

- Đoạn văn diễn dịch: Đoạn diễn dịch là đoạn văn trong đó câu chủ đề mang ý nghĩa khái quát đứng ở đầu đoạn, các câu còn lại triển khai cụ thể ý của câu chủ đề, bổ sung, làm rõ cho câu chủ đề.
- Đoạn văn qui nạp: Đoạn qui nạp là đoạn văn được trình bày đi từ các ý nhỏ đến ý lớn, từ các ý chi tiết đến ý khái quát, từ ý luận cứ cụ thể đến ý kết luận bao trùm.
- Đoạn văn song hành (Không có câu chủ đề): Đây là đoạn văn có các câu triển khai nội dung song song nhau, không nội dung nào bao trùm lên nội dung nào.
- Đoạn tổng – phân – hợp (Có câu chủ đề ở đầu và cuối đoạn văn): Đoạn tổng –phân – hợp là đoạn văn phối hợp diễn dịch với qui nạp. Câu mở đầu đoạn nêu ý khái quát bậc một, các câu tiếp theo triển khai cụ thể ý khái quát. Câu kết đoạn là ý khái quát bậc hai mang tính chất nâng cao, mở rộng.
  Đoạn văn trên viết theo hình thức tổng phân hợp.

Câu 9:  Đoạn văn trên nói về nội dung gì?

A. Giải thích hiện tượng

B. Nêu biểu hiện

C. Chỉ ra nguyên nhân

D. Bào học nhận thức

Đáp án: C

Đoạn văn nêu lên hai nguyên nhân cơ bản dẫn đến hiện tượng nói tục chửi thề.

Câu 10: Trong câu văn cuối có vai trò gì?

A. Triển khai ý chủ đề   

B. Triển khai ý của câu trước nó 

C. Kết lại ý chủ đề của đoạn văn  

D. Nếu ra một ý chủ đề mới

Đáp án: C

Câu cuối có nội dung kết lại chủ đề mà đoạn văn nói tới (nguyên nhân dẫn đến việc nói tục chửi thề).

Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn lớp 9 mới nhất có đáp án hay khác:

Xem thêm các loạt bài Để học tốt Ngữ văn 9 hay khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, KHÓA HỌC DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 9

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và khóa học dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Loạt bài 1000 câu Trắc nghiệm Ngữ văn lớp 9 có đáp án được biên soạn bám sát theo nội dung từng bài học Văn, Tiếng Việt, Tập làm văn Tập 1, Tập 2 giúp bạn nắm vững dễ dàng kiến thức môn Ngữ văn lớp 9 hơn.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Tài liệu giáo viên