Cách nhận biết dung dịch muối carbonate nhanh nhất
Cách nhận biết dung dịch muối carbonate
Trong các bài tập nhận biết, dung dịch muối carbonate thường xuyên xuất hiện. Một số dung dịch muối carbonate thường gặp như Na2CO3; K2CO3; (NH4)2CO3;...Vậy để nhận biết dung dịch muối carbonate (hay ion CO32- ) ta dùng thuốc thử gì? Hiện tượng ra sao? Cách viết phương trình hóa học như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ giúp em hiểu rõ vấn đề này.
I. Cách nhận biết muối carbonate
- Để nhận biếtdung dịch muối carbonate ( CO32-) ta sử dụng dung dịch axit mạnh như HCl, H2SO4 dư. Phản ứng sẽ tạo ra khí CO2.
+ Tổng quát: CO32- + 2H+ dư → CO2↑+ H2O
+ Hiện tượng: Có hiện tượng sủi bọt khí.
+ Một số phương trình hóa học minh họa:
Na2CO3 + 2HCl → 2NaCl + CO2↑+ H2O
(NH4)2CO3 + H2SO4 → (NH4)2SO4 + CO2↑+ H2O
Chú ý:
+ Khí sinh ra làm đục nước vôi trong dư:
CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3↓ + H2O
- Dung dịch muối carbonate cũng có thể nhận biết bằng các hợp chất tan của Ba2+ hoặc Ca2+. Phản ứng tạo thành kết tủa trắng.
+ Tổng quát:
CO32- + Ba2+ → BaCO3 ↓trắng
CO32- + Ca2+ → CaCO3 ↓trắng
+ Hiện tượng: Xuất hiện kết tủa trắng
+ Một số phương trình hóa học minh họa:
K2CO3 + Ba(OH)2 → 2KOH + BaCO3↓ trắng
(NH4)2CO3 + CaCl2 → 2NH4Cl + CaCO3↓ trắng
II. Mở rộng
- Bản chất của phản ứng nhỏ từ từ H+ vào muối CO32- tan ban đầu tạo muối HCO3-, khi H+ dư mới tạo CO2
H+ + CO32-→ HCO3-
H+ + HCO3- → CO2↑+ H2O
- Đa số các muối carbonate không tan trong nước, trừ các muối carbonate của kim loại kiềm (Na, K, Li,..) hoặc (NH4)2CO3
- Na2CO3 được dùng để nấu xà phòng, sản xuất thủy tinh,..
III. Bài tập nhận biết muối carbonate
Câu 1: Để phân biệt hai dung dịch Na2CO3 và NaCl ta có thể dùng thuốc thử nào dưới đây?
A. CaCO3 B. HCl C. Mg(OH)2 D. CuO
Hướng dẫn giải
Đáp án B
Để phân biệt hai dung dịch Na2CO3 và NaCl ta có thể dùng dung dịch HCl dư
- Có hiện tượng sủi bọt khí thì đó là Na2CO3
Na2CO3 + 2HCl → 2NaCl + CO2↑+ H2O
- Không có hiện tượng gì đó là NaCl
Câu 2: Để phân biệt các dung dịch: Na2CO3, Na2S, Na2SO3, Na2SO4 người ta dùng thuốc thử nào sau đây:
A.Ba(OH)2 B.BaCl2 C.HCl D.Quỳ tím
Hướng dẫn giải
Đáp án C
Các muối cần nhận biết đều là muối của Na+, chúng chỉ khác nhau gốc axit, do đó thuốc thử cần dùng là thuốc thử có thể giúp nhận ra được các gốc axit này.
Khi đó thuốc thử thường dùng là các dung dịch axit mạnh như HCl, H2SO4,...Ta có cách nhận biết và hiện tượng quan sát được như sau: Khi cho dung dịch HCl vào các mẫu thử thì:
+ Mẫu thử phản ứng với dung dịch HCl và giải phóng khí không màu, không mùi là Na2CO3:
Na2CO3 + 2HCl → 2NaCl + CO2↑+ H2O
+ Mẫu thử phản ứng với dung dịch HCl giải phóng khí mùi trứng thối là Na2S:
Na2S + 2HCl → 2NaCl + H2S↑
+ Mẫu thử phản ứng với dung dịch HCl giải phóng khí mùi hắc là Na2SO3 :
Na2SO3 + 2HCl → 2NaCl + SO2↑+ H2O
+ Mẫu thử không phản ứng mà chỉ tan trong dung dịch HCl là Na2SO4.
Xem thêm cách nhận biết các chất hóa học nhanh, chi tiết khác:
Sách VietJack thi THPT quốc gia 2025 cho học sinh 2k7:
- Đề thi lớp 1 (các môn học)
- Đề thi lớp 2 (các môn học)
- Đề thi lớp 3 (các môn học)
- Đề thi lớp 4 (các môn học)
- Đề thi lớp 5 (các môn học)
- Đề thi lớp 6 (các môn học)
- Đề thi lớp 7 (các môn học)
- Đề thi lớp 8 (các môn học)
- Đề thi lớp 9 (các môn học)
- Đề thi lớp 10 (các môn học)
- Đề thi lớp 11 (các môn học)
- Đề thi lớp 12 (các môn học)
- Giáo án lớp 1 (các môn học)
- Giáo án lớp 2 (các môn học)
- Giáo án lớp 3 (các môn học)
- Giáo án lớp 4 (các môn học)
- Giáo án lớp 5 (các môn học)
- Giáo án lớp 6 (các môn học)
- Giáo án lớp 7 (các môn học)
- Giáo án lớp 8 (các môn học)
- Giáo án lớp 9 (các môn học)
- Giáo án lớp 10 (các môn học)
- Giáo án lớp 11 (các môn học)
- Giáo án lớp 12 (các môn học)