Cách nhận biết dung dịch muối halogenua nhanh nhất

Cách nhận biết dung dịch muối halogenua

Quảng cáo

       Bài tập nhận biết và phân biệt các dung dịch muối halogenua là bài tập thường xuyên xuất hiện trong các đề kiểm tra, đề thi. Dạng bài tập này thường hỏi về các muối halogenua như NaCl; NaBr, NaI,...Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn bạn cách nhận biết các muối halogenua một cách chính xác nhất.

 I. Cách nhận biết muối halogenua

-  Để nhận biết muối halogenua ta sử dụng dung dịch silver nitrate (AgNO3). Phản ứng sẽ cho kết tủa có màu đặc trưng.

+ Tổng quát: Ag+ + Cl- → AgCl (↓ trắng)

Ag+ + Br- → AgBr (↓ vàng nhạt)

Ag+ + I- → AgI (↓ vàng đậm)

+ Hiện tượng: Xuất hiện kết tủa có màu đặc trưng.

+ Một số phương trình hóa học minh họa:

KBr + AgNO→ AgBr (↓vàng nhạt) + KNO3

NaCl + AgNO3 → AgCl (↓ trắng) + NaNO3

Chú ý: 

- Muối AgF tan trong nước.

- Nếu các dung dịch đem nhận biết đều là cùng một loại muối halogenua, ta cần dựa vào phản ứng đặc trưng của các cation trong dung dịch để nhận biết.

II. Mở rộng

Ngoài ra ta có thể sử dụng tính chất  “Halogen có tính oxi hóa mạnh đẩy halogen có tính oxi hóa yếu hơn ra khỏi muối” để nhận biết muối halogenua.

Tính oxi hóa: F2 > Cl2 > Br2 > I2

+ Cụ thể sử dụng Cl2 sục vào dd muối Br thấy dung dịch chuyển màu đỏ nâu (màu của dung dịch Br2).

Cl2 + 2NaBr → 2NaCl + Br2

Nếu Cl2 hoặc Br2 sục vào dung dịch muối I-thấy dung dịch có màu tím đen. Có thể nhỏ thêm hồ tinh bột sau khi sục clo (dung dịch chuyển màu xanh do tạo iot).

Cl2 + 2NaI → 2NaCl + I2

Br2 + 2NaI → 2NaBr + I2

+ F2 không tác dụng được với muối của các halogen khác.

III. Bài tập nhận biết muối halogenua

Câu 1: Chỉ dùng một thuốc thử nào sau đây có thể phân biệt được các dung dịch: NaCl, KBr, NaI, KF?

A. Quỳ tím 

B. H2

C. AgNO

D. HCl

Hướng dẫn giải

Đáp án C

Trích mẫu thử của mỗi dung dịch ra từng ống nghiệm có đánh số tương ứng.

Nhỏ dung dịch AgNO3 vào từng mẫu thử để phân biệt

+ Xuất hiện kết tủa trắng: NaCl

NaCl + AgNO3 → AgCl (↓trắng) + NaNO3

+ Xuất hiện kết tủa vàng nhạt: KBr

KBr + AgNO→ AgBr (↓vàng nhạt) + KNO3

+ Xuất hiện kết tủa vàng đậm: NaI

NaI + AgNO3 → AgI (↓vàng đậm) + NaNO3

+ Không có hiện tượng gì: KF

Câu 2: Chọn một thuốc thử dưới đây để nhận biết được các dung dịch sau: HCl, KI, ZnBr2, Mg(NO3)2.

A.dung dịch AgNO3

B.dung dịch NaOH

C.giấy quỳ tím

D.dung dịch NH3

Hướng dẫn giải

Đáp án A

Trích mẫu thử của mỗi dung dịch ra từng ống nghiệm có đánh số tương ứng.

Nhỏ dung dịch AgNO3 vào từng mẫu thử để nhận biết:

+ Dung dịch phản ứng với AgNO3 làm xuất hiện kết tủa trắng là HCl
AgNO3 + HCl →  AgCl ( trắng) +HNO3

+ Dung dịch phản ứng với AgNO3 làm xuất hiện kết tủa vàng đậm là KI: 

AgNO3 + KI AgI (vàng đậm) + KNO3

+ Dung dịch phản ứng với AgNO3 làm xuất hiện kết tủa vàng nhạt là ZnBr2

2AgNO3+ZnBr2→ Zn(NO3)2 + 2AgBr(vàng nhạt)

+ Dung dịch khi cho AgNO3 không có hiện tượng gì là Mg(NO3)2

Xem thêm cách nhận biết các chất hóa học nhanh, chi tiết khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, GÓI THI ONLINE DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 12

Bộ giáo án, đề thi, bài giảng powerpoint, khóa học dành cho các thầy cô và học sinh lớp 12, đẩy đủ các bộ sách cánh diều, kết nối tri thức, chân trời sáng tạo tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official


Đề thi, giáo án các lớp các môn học
Tài liệu giáo viên