Cách nhận biết khí C2H4 nhanh nhất
Etilen được sử dụng rộng rãi trong ngành công nghiệp hóa chất, với sản lượng tiêu thụ cả trăm triệu tấn/ năm.Trong chương trình học, khí etilen thường xuyên được đưa vào trong các bài tập nhận biết khí mất nhãn. Vậy có những phương pháp nào để nhận ra khí này? Bài viết dưới đây sẽ giúp các em tìm hiểu về vấn đề này.
Cách nhận biết khí C2H4
I. Cách nhận biết khí C2H4
- Cách nhận biết: Dẫn khí vào dung dịch brom hoặc dung dịch thuốc tím.
- Hiện tượng: Làm mất màu dung dịch brom hoặc mất màu dung dịch thuốc tím.
- Phương trình hóa học:
C2H4 + Br2 → C2H4Br2
3CH2 = CH2 + 2KMnO4 + 4H2O →3HO – CH2 – CH2 – OH + 2MnO2↓ + 2KOH
II. Mở rộng
Ngày nay, khí etilen C2H4 được nhiều người biết đến nhiều hơn bởi tác dụng và cách ứng dụng rộng rãi etilen trong cách ngành công nghiệp hóa chất và mức sản lượng trên toàn thế giới.
+ Khí C2H4 là nguyên liệu được sử dụng chủ yếu trong sản xuất các loại polymer.
+ Ngoài ra, khí etilen có tác dụng rất nhiều trong nông nghiệp để trái cây chín đều, tăng giá trị thương phẩm, màu sắc và chất lượng.
+ Khí C2H4 có tác dụng kích thích quá trình tạo mủ và làm cho mủ chậm đông, giúp mủ chảy lâu hơn. Từ đó làm tăng năng suất của mủ cao su.
III. Bài tập nhận biết
Bài 1: Trình bày phương pháp hóa học để phân biệt methane và etilen?
Hướng dẫn giải:
- Lần lượt dẫn từng khí qua từng ống nghiệm đựng dung dịch brom, hiện tượng quan sát được:
+ Dung dịch brom nhạt màu: etilen
Phương trình hóa học:
C2H4 + Br2 → C2H4Br2
+ Không hiện tượng: methane.
Bài 2: Hãy trình bày phương pháp hóa học để phân biệt các chất khí được đựng trong các bình riêng biệt không nhãn: CO2, CH4, C2H4, C2H2. Viết phương trình hóa học minh họa.
Hướng dẫn giải:
- Dẫn lần lượt từng khí qua dung dịch nước vôi trong:
+ Dung dịch xuất hiện vẩn đục: CO2
CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3↓ + H2O
+ Không hiện tượng: CH4, C2H4, C2H2.
- Dẫn lẫn lượt ba khí còn lại qua dung dịch brom, hiện tượng:
+ Dung dịch brom mất màu: C2H4 và C2H2.
C2H4 + Br2 → C2H4Br2
C2H2 + 2Br2 → C2H2Br4
+ Không hiện tượng: CH4.
- Dẫn lần lượt hai khí còn lại qua dung dịch AgNO3/NH3, hiện tượng:
+ Xuất hiện kết tủa màu vàng nhạt: C2H2
CH ≡ CH + 2AgNO3 + 2NH3 → Ag - C ≡ C - Ag↓ + 2NH4NO3
+ Không hiện tượng: C2H4.
- Dán nhãn các bình khí đã nhận biết.
Xem thêm cách nhận biết các chất hóa học nhanh, chi tiết khác:
Sách VietJack thi THPT quốc gia 2025 cho học sinh 2k7:
- Đề thi lớp 1 (các môn học)
- Đề thi lớp 2 (các môn học)
- Đề thi lớp 3 (các môn học)
- Đề thi lớp 4 (các môn học)
- Đề thi lớp 5 (các môn học)
- Đề thi lớp 6 (các môn học)
- Đề thi lớp 7 (các môn học)
- Đề thi lớp 8 (các môn học)
- Đề thi lớp 9 (các môn học)
- Đề thi lớp 10 (các môn học)
- Đề thi lớp 11 (các môn học)
- Đề thi lớp 12 (các môn học)
- Giáo án lớp 1 (các môn học)
- Giáo án lớp 2 (các môn học)
- Giáo án lớp 3 (các môn học)
- Giáo án lớp 4 (các môn học)
- Giáo án lớp 5 (các môn học)
- Giáo án lớp 6 (các môn học)
- Giáo án lớp 7 (các môn học)
- Giáo án lớp 8 (các môn học)
- Giáo án lớp 9 (các môn học)
- Giáo án lớp 10 (các môn học)
- Giáo án lớp 11 (các môn học)
- Giáo án lớp 12 (các môn học)