Cách nhận biết ZnO nhanh nhất
Zinc oxide có công thức là ZnO, đây là oxit lưỡng tính nên tác dụng được cả với dung dịch axit và dung dịch bazơ. Cách nhận biết oxit này như thế nào? ZnO có những ứng dụng nào? Để có đáp án cho câu hỏi trên, các em không thể bỏ qua bài viết dưới đây.
Cách nhận biết ZnO
I. Cách nhận biết ZnO
Ở nhiệt độ thường, ZnO có dạng bột, màu trắng mịn, không màu, không mùi và không tan trong nước.
- Cách nhận biết: Sử dụng dung dịch axit (như HCl, H2SO4…) hoặc dung dịch kiềm (như NaOH, KOH, Ba(OH)2 …).
- Hiện tượng: ZnO tan được trong cả dung dịch axit và dung dịch kiềm tạo thành dung dịch không màu.
- Phương trình hóa học:
ZnO + 2HCl → ZnCl2 + H2O
2NaOH + ZnO → Na2ZnO2 + H2O
- Giải thích: ZnO là oxit lưỡng tính nên vừa tác dụng với dung dịch axit và kiềm.
Lưu ý: Khi nung ZnO lên trên 300°C nó sẽ bị chuyển sang màu đen và trở lại màu trắng khi được làm lạnh.
II. Mở rộng
Zinc oxide được ứng dụng rộng rãi trong các ngành mỹ phẩm, y tế và xây dựng:
+ Các sản phẩm như kem chống nắng và thuốc mỡ chứa ZnO để bảo vệ da khỏi bị cháy nắng. Ngoài ra, zinc oxide cũng có trong các sản phẩm dầu gội trị gàu, trị nấm da đầu,… hay trong các sản phẩm rôm, sẩy cho bé.
+ zinc oxide được ứng dụng khá nhiều trong y tế, đặc biệt là trong nha khoa. Hỗn hợp eugenol với zinc oxide được coi như là xi măng trong nha khoa. Nó là một vật liệu không thể thiếu trong trám răng, hàn răng, …
+ Kẽm oxit được dùng trong quá trình sản xuất bê tông, nó giúp cải thiện thời gian xử lý và làm bê tông chống thấm nước tốt hơn. Ngoài ra,kẽm oxit cũng được dùng trong ngành sơn, làm lớp phủ chống ăn mòn kim loại.
III. Bài tập nhận biết ZnO
Bài 1: Chỉ dùng nước hãy phân biệt các chất rắn màu trắng sau: ZnO, Na2O, CaCO3? Viết phương trình hóa học minh họa.
Hướng dẫn giải:
- Lấy mẫu thử vào các ống nghiệm và đánh số thứ tự tương ứng.
- Cho nước vào các ống nghiệm và lắc đều:
+ Chất rắn tan và tạo dung dịch trong suốt: Na2O
Na2O + H2O → 2NaOH
+ Chất rắn không tan: ZnO và CaCO3
- Nhỏ dung dịch NaOH ở trên nhỏ vào các ống nghiệm còn lại:
+ Chất rắn tan: ZnO
ZnO + 2NaOH → Na2ZnO2 + H2O
+ Chất rắn không tan: CaCO3
Bài 2: Có các chất rắn màu trắng sau: BaO, ZnO, Na2O và P2O5 đựng trong các bình riêng biệt mất nhãn. Hãy trình bày phương pháp nhận biết 4 chất trên. Viết phương trình hóa học minh họa.
Hướng dẫn giải:
- Lấy mẫu thử vào các ống nghiệm và đánh số thứ tự tương ứng:
- Cho thêm nước và mẩu quỳ tím vào các ống nghiệm, lắc đều:
+ Chất rắn không tan, quỳ tím không đổi màu: ZnO
+ Chất rắn tan, quỳ tím đổi thành màu đỏ: P2O5
P2O5 + 3H2O → 2H3PO4
+ Chất rắn tan, quỳ tím đổi thành màu xanh: BaO, Na2O (nhóm I)
BaO + H2O → Ba(OH)2
Na2O + H2O → 2NaOH
- Nhỏ vài giọt dung dịch H2SO4 vào các dung dịch khi hòa tan các chất nhóm I trong nước:
+ Xuất hiện kết tủa trắng: Ba(OH)2 hay chất ban đầu là BaO
Ba(OH)2 + H2SO4 → BaSO4↓ + 2H2O
+ Không hiện tượng: NaOH hay chất ban đầu là Na2O
Xem thêm cách nhận biết các chất hóa học nhanh, chi tiết khác:
Sách VietJack thi THPT quốc gia 2025 cho học sinh 2k7:
- Đề thi lớp 1 (các môn học)
- Đề thi lớp 2 (các môn học)
- Đề thi lớp 3 (các môn học)
- Đề thi lớp 4 (các môn học)
- Đề thi lớp 5 (các môn học)
- Đề thi lớp 6 (các môn học)
- Đề thi lớp 7 (các môn học)
- Đề thi lớp 8 (các môn học)
- Đề thi lớp 9 (các môn học)
- Đề thi lớp 10 (các môn học)
- Đề thi lớp 11 (các môn học)
- Đề thi lớp 12 (các môn học)
- Giáo án lớp 1 (các môn học)
- Giáo án lớp 2 (các môn học)
- Giáo án lớp 3 (các môn học)
- Giáo án lớp 4 (các môn học)
- Giáo án lớp 5 (các môn học)
- Giáo án lớp 6 (các môn học)
- Giáo án lớp 7 (các môn học)
- Giáo án lớp 8 (các môn học)
- Giáo án lớp 9 (các môn học)
- Giáo án lớp 10 (các môn học)
- Giáo án lớp 11 (các môn học)
- Giáo án lớp 12 (các môn học)