Cấu hình electron của kim loại kiềm thổ (Nhóm IIA)
Ta có thể xác định được vị trí và tính chất của kim loại kiềm thổ dựa vào cấu hình electron của chúng. Bài viết sau đây sẽ giúp các em làm rõ vấn đề này.
Cấu hình electron của kim loại kiềm thổ (Nhóm IIA)
1. Cấu hình electron kim loại kiềm thổ
- Các kim loại kiềm thổ thuộc nhóm IIA của bảng tuần hoàn.
⇒ Cấu hình electron lớp ngoài cùng có dạng: ns2.
⇒ Cấu hình electron tổng quát: [KH]ns2.
(Với KH là khí hiếm gần nhất với nguyên tố)
- Cấu hình electron của các kim loại kiềm thổ:
+ Be (Z = 4): [He]2s2.
+ Mg (Z = 12): [Ne]3s2.
+ Ca (Z = 20): [Ar]4s2.
+ Sr (Z = 38: [Kr]5s2.
+ Ba (Z = 56): [Xe]6s2.
2. Mối liên hệ giữa cấu hình electron kim loại kiềm thổ với vị trí, tính chất của chúng
- Cấu hình electron ở lớp ngoài cùng là ns2.
⇒ Lớp ngoài cùng có 2 electron, nguyên tố s.
- Trong các phản ứng hóa học, kim loại kiềm thổ có xu hướng nhường 2 electron lớp ngoài cùng để đạt trạng thái bền vững của khí hiếm gần nó nhất.
R ⟶ R2+ + 2e
- Công thức oxit: RO (là basic oxide)
- Công thức hiđroxit tương ứng: R(OH)2
3. Ví dụ
Câu 1: Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt electron và hạt neutron là 40. Trong hạt nhân nguyên tử, số hạt không mang điện bằng với số hạt mang điện tích dương. Cấu hình electron của nguyên tử X là
A. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 4s2.
B. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 4s1.
C. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6.
D. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p5.
Lời giải:
Đáp án A
Gọi số hạt electron, proton, neutron của nguyên tố X là e, p, n.
Nguyên tử trung hòa về điện nên e = p.
X có tổng số hạt electron và hạt neutron là 40 ⇒ e + n = 40 (1)
Trong hạt nhân nguyên tử, số hạt không mang điện bằng với số hạt mang điện tích dương.
⇒ p = n hay e = n (2)
Từ (1) và (2) ⇒ e = p = n = 20
⇒ Cấu hình electron của X là 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 4s2.
Câu 2: Cho nguyên tố X thuộc nhóm IIA, tổng số electron trên phân lớp s là 12. Cấu hình electron của X là
A. [Xe]6s1.
B. [Xe]6s2.
C. [Ar]6s2.
D. [Kr]6s2.
Lời giải:
Đáp án B
Nguyên tố X thuộc nhóm IIA.
⇒ X có 2 electron lớp ngoài cùng nằm trên phân lớp s.
⇒ Cấu hình electron lớp ngoài cùng của X là ns2.
Tổng số electron trên phân lớp s là 12.
⇒ Sự phân bố electron trên các phân lớp s là 1s2, 2s2, 3s2, 4s2, 5s2, 6s2.
⇒ Cấu hình electron của X là [Xe]6s2.
Xem thêm cách viết cấu hình electron của các nguyên tố hóa học hay, chi tiết khác:
Sách VietJack thi THPT quốc gia 2025 cho học sinh 2k7:
- Đề thi lớp 1 (các môn học)
- Đề thi lớp 2 (các môn học)
- Đề thi lớp 3 (các môn học)
- Đề thi lớp 4 (các môn học)
- Đề thi lớp 5 (các môn học)
- Đề thi lớp 6 (các môn học)
- Đề thi lớp 7 (các môn học)
- Đề thi lớp 8 (các môn học)
- Đề thi lớp 9 (các môn học)
- Đề thi lớp 10 (các môn học)
- Đề thi lớp 11 (các môn học)
- Đề thi lớp 12 (các môn học)
- Giáo án lớp 1 (các môn học)
- Giáo án lớp 2 (các môn học)
- Giáo án lớp 3 (các môn học)
- Giáo án lớp 4 (các môn học)
- Giáo án lớp 5 (các môn học)
- Giáo án lớp 6 (các môn học)
- Giáo án lớp 7 (các môn học)
- Giáo án lớp 8 (các môn học)
- Giáo án lớp 9 (các môn học)
- Giáo án lớp 10 (các môn học)
- Giáo án lớp 11 (các môn học)
- Giáo án lớp 12 (các môn học)