Tiếng Việt 3 VNEN Bài 15A: Người cha già mong điều gì ở cậu con trai?
Tiếng Việt 3 VNEN Bài 15A: Người cha già mong điều gì ở cậu con trai?
A. Hoạt động cơ bản
(Trang 115 Ngữ Văn 3 VNEN tập 1) 1. Quan sát tranh và trả lời các câu hỏi:
+ Tranh vẽ những ai? Họ đang cầm cái gì?
+ Thử đoán xem họ đang nói gì?
Trả lời:
Quan sát tranh em thấy:
- Tranh vẽ ba người đó là hai vợ chồng già và một cậu thanh niên. Trong tranh, họ đang cầm một hũ bạc.
- Theo em, ông lão đang đưa hũ bạc cho con trai và căn dặn người con phải giữ gìn và đừng hoang phí tiền bạc.
(Trang 116 Ngữ Văn 3 VNEN tập 1) 2-3-4. Đọc, giải nghĩa và luyện đọc
Hũ bạc của người cha
1. Ngày xưa, có một nông dân người Chăm rất siêng năng. Về già, ông để dành được một hũ bạc. Tuy vậy, ông rất buồn vì người con trai lười biếng. Một hôm, ông bảo con:
- Cha muốn trước khi nhắm mắt thấy con kiếm nổi bát cơm. Con hãy đi làm và mang tiền về đây !
2. Bà mẹ sợ con vất vả, liền dúi cho một ít tiền. Anh này cầm tiền đi chơi mấy hôm, khi chỉ còn vài đồng mới trở về đưa cho cha. Người cha vứt ngay nắm tiền xuống ao. Thấy con vẫn thản nhiên, ông nghiêm giọng :
– Đây không phải tiền con làm ra.
3. Người con lại ra đi. Bà mẹ chỉ dám cho ít tiền ăn đi đường. Ăn hết tiền, anh ta đành tìm vào một làng xin xay thóc thuê. Xay một thúng thóc được trả công hai bát gạo, anh chỉ dám ăn một bát. Suốt ba tháng, dành được chín mươi bát gạo, anh bán lấy tiền.
4. Hôm đó, ông lão đang ngồi sưởi lửa thì con đem tiền về. Ông liền ném luôn mấy đồng vào bếp lửa. Người con vội thọc tay vào lửa lấy ra. Ông lão cười chảy nước mắt:
– Bây giờ cha tin tiền đó chính tay con làm ra. Có làm lụng vất vả, người ta mới biết quý đồng tiền.
5. Ông đào hũ bạc lên và bảo :
- Nếu con lười biếng, dù cha cho một trăm hũ bạc cũng không đủ. Hũ bạc tiêu không bao giờ hết chính là đôi bàn tay con.
TRUYỆN CỔ TÍCH CHĂM
(Trang 116 Ngữ Văn 3 VNEN tập 1) 5. Thảo luận và trả lời câu hỏi: Người cha mong muốn con trai trở thành người như thế nào?
Trả lời:
Đọc câu chuyện trên em thấy, người cha muốn con trai trở thành người chăm chỉ làm việc và biết quý trọng đồng tiền.
B. Hoạt động thực thành
(Trang 116 Ngữ Văn 3 VNEN tập 1) 1. Đọc từng đoạn, thảo luận và trả lời câu hỏi:
a. Đọc đoạn 2 và trả lời câu hỏi: Khi con trai đưa tiền, ông lão vứt ngay xuống ao để làm gì?
b. Đọc đoạn 3 và trả lời câu hỏi: Người con đã làm lụng vất vả và kiếm tiền như thế nào?
c. Đọc đoạn 4 và trả lời câu hỏi: Khi ông lão vứt tiền vào đống lửa, người con đã làm gì? Vì sao?
d. Tìm những câu trong truyện nói lên ý nghĩa của truyện
Trả lời:
a. Đọc đoạn 2 em thấy: Khi con trai đưa tiền, ông lão vứt ngay xuống ao để thăm dò thái độ của con. Nếu những đồng tiền đó anh ta khó nhọc làm ra thì anh ta sẽ rất tiếc.
b. Đọc đoạn 3 em thấy: Người con đã làm lụng vất vả và kiếm tiền bằng cách, anh đi xay thóc thuê, được trả công hai bát gạo anh chỉ dám ăn một bát còn để dành lại một bát. Sau ba tháng như vậy, anh dành dụm được 90 bát gạo, bán lấy tiền rồi mới trở về nhà.
c. Đọc đoạn 4 và trả lời câu hỏi: Khi ông lão vứt tiền vào đống lửa, người con đã không sợ bỏng, vội thọc tay vào lửa lấy tiền ra. Anh ta làm thế vì những đồng tiền đó đã do anh ta phải cực khổ kiếm ra nên rất quý chúng.
d. Câu trong truyện nói lên ý nghĩa của truyện là:
+ Có làm lụng vất vả người ta mới biết quý đồng tiền.
+ Bàn tay lao động của con người chính là nguồn tạo nên mọi của cải.
+ Nếu con lười biếng, dù cha cho một trăm hũ bạc cũng không đủ. Hũ bạc tiêu không bao giờ hết chính là hai bàn tay con.
(Trang 117 Ngữ Văn 3 VNEN tập 1) 3. Kể tên một số dân tộc thiểu số ở nước ta mà em biết.
Trả lời:
Kinh, Thái, Mường, Nùng, Êđê, Tày, Thái, Khmer, Ba na, Chăm, Tà ôi, Dao, Mông,...
(Trang 117 Ngữ Văn 3 VNEN tập 1) 4. Dựa vào các bài đọc trong chủ điểm Anh em một nhà, cùng nói về một dân tộc mà em biết
Gợi ý:
+ Nơi sinh sống
+ Trang phục
Trả lời:
Ví dụ: Dân tộc Ê đê
1.Nơi sinh sống: Tây Nguyên,
2.Trang phục:
Trang phục nam. Áo có hai loại cơ bản:
+ Loại áo dài trùm mông: Đây là loại áo khá tiêu biểu cho người Ê Đê qua trang phục nam, có tay áo dài, thân áo cũng dài trùm mông, có xẻ tả và khoét cổ chui đầu. Trên nền chàm của thân và ống tay áo ở ngực, hai bên bả vai, cửa tay, các đường viền cổ, nơi xẻ tà gấu áo được trang trí và viền vải đỏ, trắng. Đặc biệt là khu giữa ngực áo có mảng sọc ngang trong bố cục hình chữ nhật tạo vẻ đẹp, khỏe.lực lãm
+ Loại áo dài quá gối: Đây là loại áo dài quá gối, có khoét cổ, ống tay bình thường không trang trí như loại áo dài trùm mông nói trên,...
+ Khố: Khố có nhiều loại và được phân biệt ở sự ngắn dài có trang trí hoa văn như thế nào. Đẹp nhất là các loại ktêh, drai, đrêch, piêk, còn các loại bong và băl là loại khố thường. Áo thường ngày ít có hoa văn, bên cạnh các loại áo trên còn có loại áo cộc tay đến khủy, hoặc không tay. Áo có giá trị nhất là loại áo Ktêh của những người quyền quý có dải hoa văn "đại bàng dang cánh", ở dọc hai bên nách, gấu áo phía sau lưng có đính hạt cườm. Nam giới cũng mang hoa tai và vòng cổ.
Trang phục nữ
+ Áo: Áo phụ nữ là loại áo ngắn dài tay, khoét cổ (loại cổ thấp hình thuyền) mặc kiểu chui đầu. Thân áo dài đến mông khi mặc cho ra ngoài váy. Trên nền áo màu chàm thẫm các bộ phận được trang trí là: cổ áo lan sang hai bên bả vai xuống giữa cánh tay, cửa tay áo, gấu áo. Đó là các đường viền kết hợp với các dải hoa văn nhỏ bằng sợi màu đỏ, trắng, vàng. Cái khác của trang phục áo nữ Ê Đê khác Gia rai về phong cách trang trí là không có đường ở giữa thân áo. Đếch là tên gọi mảng hoa văn chính ở gấu áo. Ngoài ra phụ nữ còn có áo lót cộc tay (áo yếm).
+ Váy: Đi cùng với áo của phụ nữ Ê đê là chiếc váy mở (tấm vải rộng làm váy) quấn quanh thân. Cũng trên nền chàm, váy được gia công trang trí các sọc nằm ngang ở mép trên, mép dưới và giữa thân bằng chỉ các màu tương tự như áo. Đồ án trang trí tập trung hơn ở mép trên và dưới thân váy. Có thể đây cũng là phong cách hơi khác với váy của dân tộc Gia Rai. Váy có nhiều loại phân biệt ở các dải hoa văn gia công nhiều hay ít. Váy loại tốt là m'iêng đếch, rồi đến m'iêng Drai, m'iêng piơk. Loại bình thường mặc đi làm rẫy là bong. Hiện nay nữ thanh niên thường mặc váy kín.
Xem thêm các bài Soạn Tiếng Việt 3 chương trình VNEN hay khác:
- Bài 15B: Hai bàn tay quý hơn vàng bạc
- Bài 15C: Nhà rông của người Tây Nguyên
- Bài 16A: Thành thị và nông thôn
- Bài 16B: Bạn sống ở thành thị hay nông thôn
- Bài 16C: Về thăm quê ngoại
Lời giải bài tập lớp 3 sách mới:
- Giải bài tập Lớp 3 Kết nối tri thức
- Giải bài tập Lớp 3 Chân trời sáng tạo
- Giải bài tập Lớp 3 Cánh diều
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Loạt bài Soạn, Giải bài tập Tiếng Việt lớp 3 VNEN của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Hướng dẫn học Tiếng Việt lớp 3 Tập 1, Tập 2 chương trình mới VNEN.
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Lớp 3 - Kết nối tri thức
- Giải sgk Toán lớp 3 - KNTT
- Giải sgk Tiếng Việt lớp 3 - KNTT
- Giải sgk Tiếng Anh lớp 3 Global Success
- Giải sgk Đạo đức lớp 3 - KNTT
- Giải sgk Tin học lớp 3 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ lớp 3 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm lớp 3 - KNTT
- Lớp 3 - Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Toán lớp 3 - CTST
- Giải sgk Tiếng Việt lớp 3 - CTST
- Giải sgk Tiếng Anh lớp 3 Family and Friends
- Giải sgk Đạo đức lớp 3 - CTST
- Giải sgk Công nghệ lớp 3 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm lớp 3 - CTST
- Giải sgk Tin học lớp 3 - CTST
- Lớp 3 - Cánh diều
- Giải sgk Toán lớp 3 - CD
- Giải sgk Tiếng Việt lớp 3 - CD
- Giải sgk Tiếng Anh lớp 3 Explore Our World
- Giải sgk Đạo đức lớp 3 - CD
- Giải sgk Công nghệ lớp 3 - CD
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm lớp 3 - CD
- Giải sgk Tin học lớp 3 - CD