Tiếng Việt 3 VNEN Bài 7A: Vì sao không được đá bóng dưới lòng đường?
Tiếng Việt 3 VNEN Bài 7A: Vì sao không được đá bóng dưới lòng đường?
A. Hoạt động cơ bản
(Trang 51 Ngữ Văn 3 VNEN tập 1) 1. Quan sát tranh, trả lời các câu hỏi:
+ Các bạn nhỏ trong từng tranh đang chơi trò gì?
+ Mỗi chỗ chơi của các bạn có gì nguy hiểm?
Trả lời:
Quan sát các tranh ta thấy:.
- Tranh 1: Các bạn đang đá bóng dưới lòng đường -> Có thể bị tai nạn
- Tranh 2: Các bạn leo cây và đu cành nhánh để hái quả -> Có thể té ngã.
- Tranh 3: Các bạn tắm dưới ao và nhảy từ trên cây xuống -> Có thể bị đuối nước.
- Tranh 4: Bạn nhỏ leo cột điện để bắt chim -> Có thể bị ngã hoặc điện giật.
(Trang 51, 52 Ngữ Văn 3 VNEN tập 1) 2-3-4. Đọc, giải nghĩa và luyện đọc
Trận bóng dưới lòng đường
1. Trận đấu vừa bắt đầu thì Quang cướp được bóng. Quang bấm nhẹ bóng sang cánh phải cho Vũ. Vũ dẫn bóng lên. Bốn, năm cầu thủ đội bạn lao đến. Vũ ngần ngừ giây lát. Chợt nhận ra cánh trái trống hẳn đi. Vũ chuyền bóng cho Long. Long như chỉ đợi có vậy, dốc bóng nhanh về phía khung thành đối phương. Cái đầu húi cua của cậu bé chúi về phía trước. Bỗng một tiếng "kít... ít" làm cậu sững lại. Chỉ chút nữa là cậu tông phải xe gắn máy. Bác đi xe nổi nóng làm cả bọn chạy tán loạn.
2. Nhưng chỉ được một lát, bọn trẻ hết sợ, lại hò nhau xuống lòng đường. Lần này, Quang quyết định chơi bóng bổng. Còn cách khung thành chừng năm mét, em co chân sút rất mạnh. Quả bóng vút lên nhưng lại đi chệch lên vỉa hè và đập vào đầu một cụ già. Cụ lảo đảo, ôm lấy đầu và khuỵu xuống. Một bác đứng tuổi vội đỡ lấy cụ. Bác quát to :
- Chỗ này là chỗ chơi bóng à ?
Đám học trò sợ hãi bỏ chạy.
3. Từ một gốc cây, Quang lén nhìn sang. Bác đứng tuổi xuýt xoa, hỏi han ông cụ. Một chiếc xích lô xịch tới. Bác đứng tuổi vừa dìu ông cụ lên xe, vừa bực bội :
- Thật là quá quắt !
Quang sợ tái cả người. Cậu bống thấy cái lưng còng của ông cụ sao giống lưng ông nội thế. Cậu bé vừa chạy theo chiếc xích lô, vừa mếu máo :
- Ông ơi... cụ ơi... ! Cháu xin lỗi cụ.
NGUYỄN MINH
(Trang 52 Ngữ Văn 3 VNEN tập 1) 5. Thảo luận để trả lời câu hỏi sau:
Câu chuyện muốn nói với chúng ta điều gì?
Trả lời:
Câu chuyện trên nói với chúng ta: Chơi bóng dưới lòng đường là vi phạm luật giao thông và sẽ gây tai nạn cho bản thân và người khác. Mọi người phải tôn trọng luật giao thông và có nhiệm vụ giữ gìn trật tự nơi công cộng.
B. Hoạt động thực thành
(Trang 52 Ngữ Văn 3 VNEN tập 1)2. a. Đọc đoạn 1, trả lời câu hỏi:
+ Các bạn nhỏ chơi đá bóng ở đâu?
+ Vì sao trận bóng phải tạm dừng lần đầu?
Trả lời:
a. Đọc đoạn 1, em thấy:
- Các bạn chơi đá bóng ở dưới lòng đường.
- Trận bóng phải tạm dừng lần đầu do bạn Long mải đá bóng suýt tông phải xe máy. Bác đi xe nổi nóng làm cả bọn hoảng sợ, bỏ chạy.
(Trang 52 Ngữ Văn 3 VNEN tập 1)2. b. Đọc đoạn 2, trả lời câu hỏi:
+ Quang sút bóng chệch lên vỉa hè đã gây ra hậu quả gì?
+ Các bạn nhỏ có thái độ như thế nào khi tai nạn xảy ra?
c. Đọc thầm đoạn 3, trả lời câu hỏi: Quang cảm thấy như thế nào trước tai nạn do mình gây ra?
Trả lời:
b. Đọc đoạn 2, em thấy:
Quang sút bóng lên vỉa hè nên đã gây ra hậu quả là: quả bóng đập vào đầu một cụ già, khiến cụ lảo đảo, ôm lấy đầu và khuỵu xuống.
Khi có tai nạn xảy ra, các bạn nhỏ đã hoảng sợ, bỏ chạy.
c. Đọc đoạn 3, em thấy: Quang cảm thấy rất ân hận trước tai nạn mà mình đã gây ra.
(Trang 53 Ngữ Văn 3 VNEN tập 1) 3. Quan sát và nói tên các trò chơi trong tranh
Trả lời:
Tên các trò chơi trong tranh là:
- Tranh 1: Nhảy dây
- Tranh 2: Đánh cầu lông
- Tranh 3: Rồng rắn lên mây
- Tranh 4: Thả diều
(Trang 53 Ngữ Văn 3 VNEN tập 1) 4. Kể cho nhau về những trò chơi mà bạn thường chơi ở trường và ở nhà?
Gợi ý:
+ Đó là những trò chơi gì?
+ Bạn thường chơi trò chơi đó với ai?
+ Bạn thường chơi trò chơi đó ở đâu?
+ Bạn thích trò chơi nào nhất? Vì sao?
Trả lời:
Ví dụ:
- Một số trò chơi mà em thường chơi là: ngảy dây, đánh cầu lông, đá bóng, bóng chuyền, bóng rổ, rồng rắn lên mây, thả diều, ô ăn quan...
- Những trò chơi đó em thường chơi với bạn, người thân
- Em thường chơi ở trường, sân nhà em, sân nhà hàng xóm.
- Trong các trò chơi đó, em thích nhất là trò nhảy dây vì nó có nhiều người chơi thể hiện hiện sự khéo léo, dẻo dai của mỗi bạn.
Xem thêm các bài Soạn Tiếng Việt 3 chương trình VNEN hay khác:
- Bài 7B: Tôn trọng trật tự nơi công cộng
- Bài 7C: Vì sao mọi người, mọi vật bận mà vui?
- Bài 8A: Sự chia sẻ làm cuộc sống tốt đẹp hơn
- Bài 8B: Hãy học cảm thông
- Bài 8C: Một ngôi sao chẳng sáng đêm
Lời giải bài tập lớp 3 sách mới:
- Giải bài tập Lớp 3 Kết nối tri thức
- Giải bài tập Lớp 3 Chân trời sáng tạo
- Giải bài tập Lớp 3 Cánh diều
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Loạt bài Soạn, Giải bài tập Tiếng Việt lớp 3 VNEN của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Hướng dẫn học Tiếng Việt lớp 3 Tập 1, Tập 2 chương trình mới VNEN.
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Lớp 3 - Kết nối tri thức
- Giải sgk Toán lớp 3 - KNTT
- Giải sgk Tiếng Việt lớp 3 - KNTT
- Giải sgk Tiếng Anh lớp 3 Global Success
- Giải sgk Đạo đức lớp 3 - KNTT
- Giải sgk Tin học lớp 3 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ lớp 3 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm lớp 3 - KNTT
- Lớp 3 - Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Toán lớp 3 - CTST
- Giải sgk Tiếng Việt lớp 3 - CTST
- Giải sgk Tiếng Anh lớp 3 Family and Friends
- Giải sgk Đạo đức lớp 3 - CTST
- Giải sgk Công nghệ lớp 3 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm lớp 3 - CTST
- Giải sgk Tin học lớp 3 - CTST
- Lớp 3 - Cánh diều
- Giải sgk Toán lớp 3 - CD
- Giải sgk Tiếng Việt lớp 3 - CD
- Giải sgk Tiếng Anh lớp 3 Explore Our World
- Giải sgk Đạo đức lớp 3 - CD
- Giải sgk Công nghệ lớp 3 - CD
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm lớp 3 - CD
- Giải sgk Tin học lớp 3 - CD