Tiếng Việt 3 VNEN Bài 7C: Vì sao mọi người, mọi vật bận mà vui?

Tiếng Việt 3 VNEN Bài 7C: Vì sao mọi người, mọi vật bận mà vui?

A. Hoạt động cơ bản

(Trang 56 Ngữ Văn 3 VNEN tập 1) 1. Kể cho bạn nghe những việc em làm hằng ngày?

Trả lời:

Ví dụ: Trong một ngày, em làm nhiều việc khác nhau:

- Sáng thức dậy sớm đi học

- Phụ mẹ nấu ăn

- Tưới rau giúp bố

- Quét dọn nhà cửa....

- Học bài

(Trang 57 Ngữ Văn 3 VNEN tập 1) 2-3-4. Đọc, giải nghĩa và luyện đọc

Bận Trời thu bận xanh
Sông Hồng bận chảy
Cái xe bận chạy
Lịch bận tính ngày
Con chim bận bay
Cái hoa bận đỏ
Cờ bận vẫy gió
Chữ bận thành thơ
Hạt bận vào mùa
Than bận làm lửa.
Cô bận cấy lúa
Chú bận đánh thù
Mẹ bận hát ru
Bà bận thổi nấu.
Còn con bận bú
Bận ngủ bạn chơi
Bận tập khóc cười
Bận nhìn ánh sáng.
Mọi người đều bận
Nên đời rộn vui
Con vừa ra đời
Biết chăng điều đó
Mà đem vui nhỏ
Góp vào đòi chung.

TRINH ĐƯỜNG

(Trang 57 Ngữ Văn 3 VNEN tập 1) 5. Mỗi bạn tiếp nối nhau nói lại những việc bận của mọi vật, mọi người ở những dòng thơ sau:

Trời thu ...

Sông Hồng...

Cái xe ...

Lịch bận...

Con chim ...

Cái hoa ...


Cờ ...

Chữ ...

Hạt ...

Than ...

Cô ...

Chú ...


Mẹ ...

Bà ...

Còn con ...

Bận ngủ ...

Bận tập ...

Bận nhìn ...

Trả lời:

Trời thu bận xanh

Sông Hồng bận chảy

Cái xe bận chạy

Lịch bận tính ngày

Con chim bận bay

Cái hoa bận đỏ


Cờ bận vẫy gió

Chữ bận thành thơ

Hạt bận vào mùa

Than bận làm lửa.

Cô bận cấy lúa

Chú bận đánh thù


Mẹ bận hát ru

Bà bận thổi nấu.

Còn con bận bú

Bận ngủ bận chơi

Bận tập khóc cười

Bận nhìn ánh sáng.

(Trang 58 Ngữ Văn 3 VNEN tập 1)6. Thảo luận, trả lời câu hỏi: Bài thơ muốn nói với em điều gì?

Trả lời:

Bài thơ muốn nói với chúng ta rằng: Mọi người, cả em bé và mọi vật đều bận rộn với những công việc có ích góp phần làm cuộc sống luôn được hoạt động, luôn được sinh sôi nảy nở và ngày thêm tươi đẹp.

B. Hoạt động thực thành

(Trang 58 Ngữ Văn 3 VNEN tập 1) 1. Mỗi bạn đọc thuộc 1 hoặc 2 khổ thơ

(Trang 58 Ngữ Văn 3 VNEN tập 1) 2. Tìm các hình ảnh so sánh trong những câu thơ dưới đây:

a. Trẻ em như búp trên cành

Biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan.

(Hồ Chí Minh)

b. Ngôi nhà như trẻ nhỏ

Lớn lên với trời xanh.

(Đồng Xuân Lan)

c) Cây pơ-mu đầu dốc

Im như người lính canh

Ngựa tuần tra biên giới

Dừng đỉnh đèo hí vang.

(Nguyễn Thái Vận)

d. Bà như quả ngọt chín rồi

Càng thêm tuổi tác, càng tươi lòng vàng.

(Võ Thanh An)

Trả lời:

Những hình ảnh so sánh trong những câu thơ trên là:

a. Trẻ em như búp trên cành.

b. Ngôi nhà như trẻ nhỏ.

c. Im như người lính canh.

d. Bà như quả ngọt chín rồi.

(Trang 58 Ngữ Văn 3 VNEN tập 1) 3. Thảo luận, tìm câu trả lời đúng:

Điền vào chỗ trống en hay oen?

+ nhanh nh ...

+ nh ... miệng cười

+ sắt h ... gỉ

+ h... nhát

Trả lời:

Điền vào chỗ chấm như sau:

nhanh nhẹn

nhoẻn miệng cười

sắt hoen gỉ

hèn nhát

(Trang 58 Ngữ Văn 3 VNEN tập 1) 5. Trò chơi Ghép nhanh tiếng:

+ Chọn trò chơi a hoặc b theo hướng dẫn của thầy cô.

+ Ghép nhanh các tiếng với mỗi tiếng đã cho rồi viết vào bảng nhóm.

a.

Tiếng Từ ngữ
Trung
chung
Trai
chai
Trống
Chống

b.

Tiếng Từ ngữ
Kiên
Kiêng
Miến
Miếng
Tiến
Tiếng

Trả lời:

a.

Tiếng Từ ngữ
Trung
chung
Trung gian, trung bình, trung cấp, trung tâm, trung trực...
Chung thuỷ, chung sống, chung đụng,...
Trai
chai
Trai tráng, cháo trai, trai trẻ,...
Chai sạn, chai lọ, chai tay,...
Trống
Chống
Trống rỗng, trống trải, trống không,...
Chống đối, chống đỡ, chống trả, chèo chống,...

b.

Tiếng Từ ngữ
Kiên
Kiêng
Kiên trì, kiên định, kiên nhẫn, Kiên Giang,...
An kiêng, kiêng kị, kiêng cữ,...
Miến
Miếng
Miến trộn, miến gà, miến ngan,...
Miếng thịt, miếng ăn, miếng bánh, miếng trầu,...
Tiến
Tiếng
Tiến lên, tiến bước, tiến tới, quyết tiến, tiến bộ,...
Tiếng tăm, danh tiếng, tiếng hát, tiếng cười, tiếng nói,...

(Trang 59 Ngữ Văn 3 VNEN tập 1) 6. Nghe thầy cô kể câu chuyện Không nỡ nhìn

Không nỡ nhìn

Trên một chuyến xe buýt rất đông người. Có một anh thanh niên đang ngồi cứ lấy hai tay ôm mặt. Một bà cụ ngồi bên thấy thế hỏi:

- Cháu nhức đầu à? Có cần dầu xoa không?

Anh thanh niên nói nhỏ:

- Không ạ. Cháu không nỡ ngồi nhìn các cụ già và phụ nữ phải đứng.

(Theo Tiếng cười tuổi học trò)

(Trang 60 Ngữ Văn 3 VNEN tập 1) 7. Thảo luận để trả lời các câu hỏi:

a. Anh thanh niên làm gì trên chuyến xe buýt?

b. Bà cụ ngồi bên cạnh hỏi anh điều gì?

c. Anh trả lời thế nào?

d. Em có nhận xét gì về anh thanh niên?

e. Câu chuyện muốn nói với em điều gì?

Trả lời:

a. Trên chuyến xe buýt, anh thanh niên ngồi ôm mặt.

b. Bà cụ ngồi cạnh hỏi anh ta: có phải bị nhức đầu không, nếu phải thì bà đưa dầu cho xoa.

c. Anh ta trả lời rằng: anh không nỡ nhìn các cụ già và phụ nữ phải đứng.

d. Nhận xét về anh thanh niên là: Anh thanh niên thật ngốc. Nếu không đành ngồi nhìn thì phải đứng lên nhường chỗ cho cụ già và phụ nữ.

e. Câu chuyện muốn nói chúng ta cần có nếp sống văn minh nơi công cộng: nam phải nhường cho nữ, thanh niên phải nhường cho người già.

C. Hoạt động ứng dụng

(Trang 60 Ngữ Văn 3 VNEN tập 1) Kể cho người thân nghe câu chuyện không nỡ nhìn?

Trả lời:

Không nỡ nhìn

Trong suốt chuyến đi xe buýt đông người, có anh thanh niên đang ngồi cứ lấy hai tay ôm mặt. Một bà cụ ngồi bên thấy thế bèn hỏi:

- Cháu nhức đầu à? Có cần dầu xoa không? Cụ có mang theo dầu đây.

Anh thanh niên nói nhỏ:

- Không ạ. Cháu không nỡ ngồi nhìn các cụ già và phụ nữ phải đứng.

Xem thêm các bài Soạn Tiếng Việt 3 chương trình VNEN hay khác:

Lời giải bài tập lớp 3 sách mới:

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Soạn, Giải bài tập Tiếng Việt lớp 3 VNEN của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Hướng dẫn học Tiếng Việt lớp 3 Tập 1, Tập 2 chương trình mới VNEN.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 3 các môn học
Tài liệu giáo viên