Soạn văn 8 VNEN Bài 21: Chiếu dời đô

Soạn văn 8 VNEN Bài 21: Chiếu dời đô

A. Hoạt động khởi động

(trang 30, Ngữ Văn 8 VNEN, Tập 2)

1. Học sinh nghe 1 bài hát về thủ đô Hà Nội.

2. Chia sẻ những suy nghĩ, tình cảm, cảm xúc,… của em về vị trí, vai trò của Thủ đô đối với một đất nước.

Trả lời:

2. Chia sẻ những suy nghĩ, tình cảm, cảm xúc,… của em về vị trí, vai trò của Thủ đô đối với một đất nước:

Thủ đô là trung tâm hành chính quan trọng nhất của mỗi quốc gia. Thủ đô là cũng là nơi tọa lạc của nhiều cơ quan nhà nước quan trọng.

Để trở thành thủ đô của một quốc gia, thành phố đó phải có điều kiện địa lí, vị trí thuận lợi cho sự phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa mang bản sắc của đất nước.

Đối với nhiều người, thủ đô cũng giống như trái tim của đất nước, là nơi mà họ luôn muốn được đến ít nhất một lần trong đời.

B. Hoạt động hình thành kiến thức

1. (trang 30, Ngữ Văn 8 VNEN, Tập 2) Đọc văn bản “Chiếu dời đô”

2. (trang 32, Ngữ Văn 8 VNEN, Tập 2) Tìm hiểu văn bản:

a. Bài Chiếu dời đô được Lí Công Uẩn viết nhằm mục đích gì?

b. Mở đầu Chiếu dời đô, Lí Công Uẩn đã nhắc đến việc dời đô của nhà Thương, nhà Chu trong sử sách Trung Quốc. Theo em, tác giả nêu lên dẫn chứng đó nhằm mục đích gì?

c. Lí Công Uẩn đã chỉ ra những ưu thế nào của thành Đại La nếu được chọn là nơi đóng đô? Nhận xét về cách lập luận của tác giả và sức thuyết phục của văn bản.

d. Tại sao nói Chiếu dời đô đã phản ánh ý chí độc lập, tự cường và sự phát triển lớn mạnh của dân tộc Đại Việt?

Trả lời:

a. Bài Chiếu dời đô được Lí Công Uẩn viết nhằm mục đích thông báo cho quân chúng được biết về sự việc dời đô: Năm 1010, vua Lí Thái Tổ đã rời từ kinh đô Hoa Lư (Ninh Bình) ra Đại La (Thăng Long – Hà Nội ngày nay). Đây là một sự kiện lịch sử mang tính trọng đại của dân tộc, đánh dấu bước phát triển mạnh mẽ của triều đại phong kiến Việt Nam thời đó.

b. Mở đầu Chiếu dời đô, Lí Công Uẩn đã nhắc đến việc dời đô của nhà Thương, nhà Chu trong sử sách Trung Quốc:

    + Nhà Thương đến vua Bàn Canh năm lần dời đô.

    + Nhà Chu ba lần dời đô.

→ Các triều đại lớn trước đó dời đô nhằm mục tích mưu toan nghiệp lớn, xây dựng vương triều thịnh vượng, mở tương lai lâu bền cho thế hệ sau.

- Kết quả các cuộc dời đô mang lại sự bền vững, hưng thịnh cho quốc gia.

→ Lý Thái Tổ dẫn ra dẫn chứng cụ thể về triều đại Thương Chu để làm cứ liệu khẳng định việc ông dời đô là điều tất yếu hợp đạo lý.

c. Lí Công Uẩn đã chỉ ra những ưu thế của thành Đại La:

    + Từng là kinh đô cũ của Cao Vương.

    + Thuận lợi địa hình: rộng rãi, bằng phẳng, cao ráo, thoáng đãng, không bị lụt, muôn vật phong phú.

    + Thuận lợi chính trị, văn hóa: chốn hội tụ bốn phương trời, mảnh đất muôn vật tốt tươi.

    + Thuận lợi phong thủy: trung tâm trời đất, thế rồng cuộn hổ ngồi.

→ Thành Đại La hội tụ đủ những ưu thế vượt trội của vùng đất xứng đáng kinh đô của đất nước.

Nhận xét về cách lập luận của tác giả và sức thuyết phục của văn bản: Chiếc dời đô là một bài văn nghị luận giàu sức thuyết phục bởi nó có sự kết hợp giữa lý và tình.

- Thứ tự trình bày lập luận:

    + Dẫn sử các triều đại lớn từng dời đô trở nên hưng thịnh, bền vững.

    + Đối chiếu với thực trạng hai nhà Đinh, Lê khi đóng đô ở Hoa Lư.

    + Đưa ra những ưu điểm về mặt địa hình và điều kiện tự nhiên của thành Đại La.

→ Tất cả những lý lẽ trên để đi tới kết luận việc dời đô là cần thiết, hợp đạo lý.

- Yếu tố về tình cảm:

    + Dời đô nghĩa là thuận theo ý trời, noi gương lịch sử.

    + Mục đích triều đại được trường tồn, trăm họ không hao tổn.

    + Tác giả bộc lộ sự thương xót cho trăm họ dưới triều Đinh, Lê.

    + Tôn trọng ý kiến của bề tôi – "Các khanh nghĩ thế nào?".

→ Ý vua sáng suốt hợp lòng dân,thuận ý triều thần, vì thế được mọi người ủng hộ, hưởng ứng.

d. Chiếu dời đô đã phản ánh ý chí độc lập, tự cường và sự phát triển lớn mạnh của dân tộc Đại Việt vì:

    + Khi từ bỏ vùng núi hiểm trở Ninh Bình ra thành Đại La, nơi giao lưu trọng yếu có nghĩa là nhà Lý đủ sức mạnh phòng thủ đất nước, chống lại sự xâm lược phương Bắc.

    + Đại La là nơi trung tâm, có địa thế thuận lợi, để đất nước phát triển về kinh tế, dân có cơ hội phát triển.

    + Dời đô là dám đưa kinh đô ra đồng bằng chính là phản ánh sự lớn mạnh về thế lực, sự bản lĩnh khi dám đương đầu với thách thức.

    + Dời đô còn thể hiện tầm nhìn chiến lược, sự hiểu biết sâu rộng của người đứng đầu đất nước.

→ Việc dời đô khẳng định ý chí độc lập, tự cường, sự phát triển lớn mạnh của dân tộc Đại Việt có thể tự dựa vào sức mạnh của mình để đương đầu với thách thức mới.

3. (trang 32, Ngữ Văn 8 VNEN, Tập 2) Tìm hiểu về câu phủ định

a. Đọc những câu sau và trả lời câu hỏi:

(1) An đi đá bóng.

(2) An không đi đá bóng.

(3) An chẳng đi đá bóng.

(4) An chưa đi đá bóng.

- Câu 1 đưa ra thông tin gì?

- Các câu 2, 3, 4 đưa ra thông tin gì?

- Chỉ ra sự khác biệt về mặt hình thức giữa câu (1) và các câu còn lại.

b. Điền tiếp vào chỗ trống để hoàn thành phiếu học tập sau:

Phiếu học tập
a) Câu phủ định là câu có chứa những từ ngữ phủ định như:…………….
b) Câu phủ định dùng để thông báo, xác nhận…….sự vật, sự việc, tính chất, quan hệ nào đó hoặc….. một ý kiến, một nhận định.

Trả lời:

a. Đọc câu và trả lời câu hỏi;

- Câu (1) đưa ra thông tin khẳng định việc An đi đá bóng.

- Các câu (2), (3), (4) phủ định thông tin An đi đá bóng.

- Về hình thức, các câu còn lại có chứa các từ phủ định: không, chẳng, chưa.

b. Hoàn thành phiếu học tập:

Phiếu học tập
a) Câu phủ định là câu có chứa những từ ngữ phủ định như: không, chẳng, chả, chưa, không phải (là), chẳng phải (là), đâu có phải (là), đâu (có) ...
b) Câu phủ định dùng để thông báo, xác nhận không có sự vật, sự việc, tính chất, quan hệ nào đó hoặc phản bác một ý kiến, một nhận định.

C. Hoạt động luyện tập

1. (trang 33, Ngữ Văn 8 VNEN, Tập 2) Chiếu được dùng để ban bố mệnh lệnh của nhà vua nhưng trong Chiếu dời đô lại có những đoạn mang tính chất đối thoại, tâm tình. Điều này có mâu thuẫn không? Vì sao?

Trả lời:

Chiếu được dùng để ban bố mệnh lệnh của nhà vua nhưng trong Chiếu dời đô lại có những đoạn mang tính chất đối thoại, tâm tình. Điều này không hề mâu thuẫn.

1. Xét đến yếu tố tình cảm của lập luận:

    + Dời đô nghĩa là thuận theo ý trời, noi gương lịch sử.

    + Mục đích triều đại được trường tồn, trăm họ không hao tổn.

    + Tác giả bộc lộ sự thương xót cho trăm họ dưới triều Đinh, Lê.

    + Tôn trọng ý kiến của bề tôi – "Các khanh nghĩ thế nào?".

→ Ý vua sáng suốt hợp lòng dân,thuận ý triều thần, vì thế được mọi người ủng hộ, hưởng ứng.

2. Dời đô là một quyết định trọng đại, mang tính bước ngoặt của cả một dân tộc. Vì vậy, nhà vua vừa bày tỏ nỗi lòng, vừa hỏi thăm ý kiến quần thần, nhưng vẫn giữ được tính chất ban bố của văn bản chiếu.

Chiếu dời đô có những đoạn mang tính chất đối thoại, tâm tình là không hề mâu thuẫn.

2. (trang 33, Ngữ Văn 8 VNEN, Tập 2) Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

Thầy sờ vòi bảo:

- Tưởng con voi như thế nào, hoá ra nó sun sun như con đỉa.

Thầy sờ ngà bảo:

- Không phải, nó chần chẫn như cái đòn càn.

Thầy sờ tai bảo:

- Đâu có! Nó bè bè như cái quạt thóc.

      (Thầy bói xem voi)

(1) Trong đoạn trích trên, những câu nào có từ ngữ phủ định? Chỉ ra những từ ngũ phủ định đó.

(2) Mấy ông thầy bói xem voi đã sử dụng câu phủ định để làm gì?

Trả lời:

(1) Những câu có từ ngữ phủ định là:

- Không phải, nó chần chẫn như cái đòn càn ( Từ phủ định: Không phải)

- Đâu có! (Từ phủ định: đâu có)

(2) Ông thầy bói thứ hai dùng câu phủ định Không phải, nó chần chẫn như cái đòn càn để phản bác ý kiến, nhận định của ông thầy bói sờ vòi. Ông thầy bói thứ ba (ông thầy bói sờ tai) dùng câu phủ định - Đâu có! để phủ định ý kiến, nhận định của cả hai ông thầy trước.

Cả hai câu đều phủ định ý kiến, nhận định của người khác. Đây là những câu phủ định bác bỏ.

3. (trang 33, Ngữ Văn 8 VNEN, Tập 2) Các câu phủ định sau đều dùng để biểu thị ý phủ định, điều đó đúng hay sai ? Khoanh tròn vào Đ (đúng) hoặc S (sai) với từng câu và giải thích lí do.

Câu phủ định Đúng Sai
a) Họ cam kết rằng không có ưu tiên nào lớn hơn ưu tiên giáo dục thế hệ trẻ. Đ S
b) Cụ đừng nghĩ ngợi nhiều như vậy, nó chẳng trách cụ đâu! Đ S
c) Nó im lặng, nhưng không phải là không hiểu những điều cô nói. Đ S
d) Ai chẳng có những kỉ niệm để thương, để nhớ trong lòng. Đ S
e) Tôi chưa bao giờ muốn nói được những lời yêu thương như thế với mẹ, cho dù tôi rất muốn. Đ S

Trả lời:

Câu phủ định Đúng Sai
a) Họ cam kết rằng không có ưu tiên nào lớn hơn ưu tiên giáo dục thế hệ trẻ. Đ
b) Cụ đừng nghĩ ngợi nhiều như vậy, nó chẳng trách cụ đâu! Đ
c) Nó im lặng, nhưng không phải là không hiểu những điều cô nói. S
d) Ai chẳng có những kỉ niệm để thương, để nhớ trong lòng. S
e) Tôi chưa bao giờ muốn nói được những lời yêu thương như thế với mẹ, cho dù tôi rất muốn. Đ

4. (trang 33, Ngữ Văn 8 VNEN, Tập 2) Có thể điền bất kì từ phủ định nào trong các từ không, chưa, chẳng vào chỗ trống trong các câu sau được không? Tại sao?

a) Tôi … tiếp tục ngồi học được nữa nên đành đứng dậy. Đầu óc tôi nặng trĩu những lo lắng về sức khỏe của mẹ.

b) Mai… thể vào nhà lúc này. Bạn ấy đã làm mất chìa khóa.

c) Dế Choắt … dậy được nữa. Nó đang nằm thoi thóp.

d) Thưa cô, em mệt nên … làm bài tập a!

Trả lời:

1. Điền từ:

a) Tôi không tiếp tục ngồi học được nữa nên đành đứng dậy. Đầu óc tôi nặng trĩu những lo lắng về sức khỏe của mẹ.

b) Mai không/chưa thể vào nhà lúc này. Bạn ấy đã làm mất chìa khóa.

c) Dế Choắt không dậy được nữa. Nó đang nằm thoi thóp.

d) Thưa cô, em mệt nên chưa làm bài tập ạ!

2. Giải thích:

Không thể điền bất kì một từ phủ định trong các từ không, chưa, chẳng vào chỗ trống trong các câu, vì trong một số trường hợp câu sẽ vô nghĩa hoặc khiến nội dung thiếu logic.

D. Hoạt động vận dụng

1. (trang 34, Ngữ Văn 8 VNEN, Tập 2) Trong giao tiếp, chúng ta thường gặp những câu nói không chứa dấu hiệu hình thức của câu phủ định nhưng lại biểu thị ý nghĩa phủ định.

Ví dụ: Cậu ta giỏi gì mà giỏi!

a. Hãy nêu một số ví dụ khác về loại câu này.

b. Chỉ ra ý nghĩa phủ định của các ví dụ đó.

c. Nhận xét về sắc thái biểu cảm thể hiện trong các ví dụ đã nêu.

Trả lời:

a. VD: - Cậu ta mà giỏi à ?

- Làm gì có chuyện đó.

- Cậu nghĩ tớ vui chắc ?

b. Ý nghĩa phủ định trong mỗi câu :

- Cái áo này không đẹp.

- Không có chuyện đó.

- Tớ không vui.

c. Sắc thái phủ định trong những câu đã nêu được nhấn mạnh hơn.

E. Hoạt động tìm tòi mở rộng

(trang 34, Ngữ Văn 8 VNEN, Tập 2) Tưởng tượng trong một giấc mơ, em được gặp vua Lí Công Uẩn. Hãy giới thiệu với nhà vua về Thủ đô Hà Nội ngày nay.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 8 chương trình VNEN hay khác:

Xem thêm các loạt bài Để học tốt Ngữ văn 8 hay khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 8

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Soạn văn 8 mới (hay nhất & ngắn nhất) của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sách mới Ngữ văn 8 Tập 1, Tập 2.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Tài liệu giáo viên