Soạn bài Chuyện người con gái Nam Xương - ngắn nhất Kết nối tri thức

Soạn bài Chuyện người con gái Nam Xương trang 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16 ngắn nhất mà vẫn đủ ý được biên soạn bám sát sách Ngữ văn lớp 9 Kết nối tri thức giúp học sinh soạn văn 9 dễ dàng hơn.

Soạn bài Chuyện người con gái Nam Xương - ngắn nhất Kết nối tri thức

Quảng cáo

* Trước khi đọc

Câu 1 (trang 10 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Em biết gì về vị thế của người phụ nữ Việt Nam trong xã hội phong kiến?

Trả lời:

- Trong xã hội phong kiến, vị thế của người phụ nữ không được coi trọng do tồn tại phổ biến tư tưởng trọng nam khinh nữ.

- Họ phải phụ thuộc vào người khác, không được quyền định đoạt số phận của mình, chịu đựng những hà khắc của chế độ phong kiến.

Câu 2 (trang 10 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Em có ấn tượng sâu sắc với tác phẩm nào viết về người phụ nữ? Hãy chia sẻ ấn tượng đó của em.

Trả lời:

- Ấn tượng về 1 số tác phẩm viết về người phụ nữ như:

+ Truyện Kiều (Nguyễn Du): Tác phẩm viết về nhân vật chính là Thúy Kiều tài sắc vẹn toàn nhưng thân phận bọt bèo, hồng nhan bạc mệnh.

+ Những ngôi sao xa xôi (Lê Minh Khuê): Truyện đã khắc họa rõ nét tâm hồn trong sáng, mộng mơ cùng tinh thần lạc quan dũng cảm giàu nghị lực của những cô gái thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn. Đó cũng là hình ảnh đẹp của thanh niên, thế hệ trẻ Việt Nam những năm kháng chiến chống Mĩ.

Quảng cáo

* Đọc văn bản

1. Theo dõi: Những chi tiết giới thiệu nhân vật Vũ Thị Thiết và Trương Sinh.  

- Vũ Thị Thiết – người con gái quê ở Nam Xương, tính đã thùy mị, nết na, lại thêm tư dung tốt đẹp.

- Trương Sinh – người tronng làng, con nhà hào phú, nhưng không có học; có tính đa nghi, đối với vợ phòng ngừa quá sức.

2. Dự đoán: Theo em, kết cục của cuộc hôn nhân giữa Trương Sinh và Vũ Nương sẽ như thế nào?

- Dự đoán: Trương Sinh và Vũ Nương phải chia lìa nhau về chiến tranh.

3. Dự đoán: Trương Sinh có thái độ và hành động như thế nào sau khi nghe những lời nói của con?

- Trương Sinh do có tính hay ghen, đinh ninh là vơ hư, về nhà chàng la um lên cho hả giận.

4. Đối chiếu: Kết cục cuộc hôn nhân của Vũ Nương và Trương Sinh có đúng như dự đoán của em không?

- Kết cục cuộc hôn nhân của Vũ Nương và Trương Sinh chia lìa nhau vì tính hay ghen của Trương Sinh, Vũ Nương phải tự vẫn.

5. Suy luận: Câu chuyện sẽ như thế nào nếu không xuất hiện nhân vật Phan Lang?

- Câu chuyện sẽ kết thúc và nhân vật Vũ Nương sẽ không được giải oan.

Quảng cáo

6. Theo dõi: Điều gì khiến Vũ Nương muốn tìm về gặp chồng?

- Vũ Nương muốn tìm về gặp chồng vì:

+ Không muốn trốn ở đây mãi để mang tiếng xấu xa.

+ Nỗi nhớ nhà, nỗi nhớ quê hương da diết.

* Sau khi đọc

Nội dung chính: Qua câu chuyện về cuộc đời và cái chết thương tâm của Vũ Nương, Chuyện người con gái Nam Xương đã thể hiện niềm cảm thương đối với số phận oan nghiệt của người phụ nữ Việt Nam dưới chế độ phong kiến, đồng thời khẳng định vẻ đẹp truyền thống của họ.

Soạn bài Chuyện người con gái Nam Xương | Ngắn nhất Soạn văn 9 Kết nối tri thức

Quảng cáo

Câu 1 (trang 16 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Trình bày cốt truyện và nêu bố cục của tác phẩm.

Trả lời:

- Cốt truyện:

+ Vũ Nương là người con gái thuỳ mị nết na, lấy Trương Sinh (người ít học, có tính đa nghi)

+ Trương Sinh phải đi lính đánh giặc Chiêm; ở nhà, Vũ Nương sinh con, hết lòng chăm

sóc mẹ chồng, khi mẹ chồng mất, lo đám tang chu đáo.

+ Trương Sinh trở về, nghe câu nói của con và nghi ngờ vợ; bị oan nhưng không thể minh oan, Vũ Nương tự tử ở bến Hoàng Giang, nhưng được Linh Phi cứu giúp.

+ Ở nơi cung nước, Vũ Nương gặp Phan Lang (người cùng làng), Phan Lang khuyên nàng trở về.

+ Được Linh Phi giúp, Vũ Nương trở về gặp Trương Sinh, từ giữa dòng nói vọng vào mấy lời để chồng thấu nỗi oan của mình rồi biến mất.

- Bố cục: gồm 3 phần.

+ Phần 1 (từ đầu đến lo liệu như đối với cha mẹ đẻ mình): Giới thiệu về hai nhân vật Vũ Nương - Trương Sinh; gia cảnh nhà Trương Sinh và cuộc sống của Vũ Nương khi chồng đi lính.

+ Phần thứ hai (từ Qua năm sau, giặc ngoan cố đã chịu trói đến nhưng việc trót đã qua rồi): Nỗi oan bị chồng nghi ngờ và hành động tự trầm của Vũ Nương.

+ Phần cuối (từ Cùng làng với nàng đến hết): Cuộc gặp gỡ tình cờ giữa Phan Lang và Vũ Nương trong động của Linh Phi và việc Vũ Nương trở về trên sông gặp Trương Sinh để giải toả nỗi oan khuất.

Câu 2 (trang 16 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Trong phần đầu tác phẩm, Nguyễn Dữ đã làm nổi bật những đặc điểm gì ở nhân vật Vũ Nương và Trương Sinh? Lời người kể chuyện có vai trò như thế nào trong việc khắc họa nhân vật?

Trả lời:

- Các chi tiết:

+ Vũ Nương – Vũ Thị Thiết, người con gái quê ở Nam Xương, tính đã thùy mị, nết na, lại thêm tư dung tốt đẹp.

- Trương Sinh – người tronng làng, con nhà hào phú, nhưng không có học; có tính đa nghi, đối với vợ phòng ngừa quá sức.

- Lời người kể chuyện có vai trò rất lớn trong việc khắc họa tính cách, bản chất của nhân vật; thể hiện thái độ của tác giả với nhân vật: yêu mến, trân trọng Vũ Nương; phê phán Trương Sinh.

Câu 3 (trang 16 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Phân tích lời than của nhân vật Vũ Nương trước khi gieo mình xuống sông để làm rõ các khía cạnh:

a. Nỗi đau đớn của nhân vật.

b. Đặc điểm của ngôn ngữ nhân vật trong truyện truyền kì.

Trả lời:

a. Lời than của Vũ Nương cũng là lời nguyền mà nàng nói với thần sông để giãi bày nỗi niềm trước khi tự vẫn: Nàng luôn trong trắng thủy chung, khát khao hạnh phúc gia đình vậy mà cuối cùng phải tìm đến cái chết để rửa oan, nỗi oan chỉ có trời đất, thần linh mới thấu.

b. Lời than ấy cho thấy nét đặc trưng của ngôn ngữ nhân vật trong truyện truyền kì là sử dụng nhiều điển cố, điển tích.

Câu 4 (trang 16 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Cho biết những nguyên nhân gây ra bi kịch của Vũ Nương. Nguyên nhân nào là chủ yếu?

Trả lời:

- Nguyên nhân trực tiếp:

+ Cái bóng trên tường.

+ Lời nói ngây thơ của bé Đản.

+ Tính cách đa nghi, hay ghen của Trương Sinh.

- Nguyên nhân gián tiếp:

+ Cuộc hôn nhân không bình đẳng: Vũ Nương con kẻ khó, Trương Sinh con nhà hào phú, đem trăm lạng vàng để xin cưới.

+ Lễ giáo phong kiến, trọng nam khinh nữ.

+ Chiến tranh phi nghĩa gây nên cảnh biệt li.

→ Tính đa nghi hay ghen của Trương Sinh là nguyên nhân cơ bản gây ra bi kịch của Vũ Nương.

Câu 5 (trang 16 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Trong tác phẩm, nhân vật Phan Lang được khắc họa ở những không gian, thời gian nào? Nhân vật này có vai trò gì trong truyện?

Trả lời:

- Không gian, thời gian thực: chi tiết nói về nơi sinh sống, nghề nghiệp, mối quan hệ giữa Phan Lang với Trương Sinh và Vũ Nương; chiết tiết Phan Lang nhắc tới nhà cửa, gia đình, tổ tiên của Vũ Nương.

- Không gian, thời gian ảo: cuộc sống của Phan Lang ở nơi cung nước.

→ Phan Lang là cầu nối giữa 2 cõi thực và ảo, nhân tố kết nối giúp Vũ Nương giải oan.

Câu 6 (trang 16 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Hình ảnh Vũ Nương hiện về khi Trương Sinh lập đàn giải oan trên bến Hoàng Giang được tác giả miêu tả qua những chi tiết nào? Theo em, đoạn kết có màu sắc kì ảo này có tác dụng gì trong việc thể hiện chủ đề của tác phẩm.

Trả lời:

- Hình ảnh: Vũ Nương ngồi trên chiếc kiệu hoa đứng ở giữa dòng, theo sau có đến năm mươi chiếc xe cờ tán, võng lọng, rực rỡ đầy sông lúc ẩn lúc hiên; nàng vẫn ở giữa dòng mà nói vọng vào,…

- Tác dụng của đoạn kết:

+ Là sáng tạo của Nguyễn Dữ so với truyện dân gian “Vợ chàng Trương”.

+ Làm câu chuyện thêm lung linh, kì ảo, lôi cuốn.

+ Tạo được kết thúc có hậu, Vũ Nương được minh oan, thể hiện khát vọng về công bằng, hạnh phúc.

+ Tuy nhiên vẫn để lại xót xa, tiếc nuối về hạnh phúc không trọn vẹn.

Câu 7 (trang 16 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Nêu chủ đề của tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương và trình bày suy nghĩ của em về chủ đề đó.

Trả lời:

- Chủ đề: Bi kịch tan vỡ hạnh phúc gia đình, phê phán xã hội phong kiến, bày tỏ niềm cảm thương sâu sắc.  

- Đây là tư tưởng mang đậm tính nhân văn, tiến bộ.  

* Viết kết nối với đọc:

Câu hỏi (trang 16 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Viết đoạn văn (khoảng 7-9 câu) trình bày suy nghĩ của em về chi tiết “cái bóng” trong truyện.

Trả lời:

Chi tiết “cái bóng” trong “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ đã để lại cho người đọc nhiều ấn tượng sâu sắc. Lần đầu tiên cái bóng xuất hiện khi Vũ Nương chỉ bóng mình trên vách tường và nói đó là cha Đản. Cái bóng là đại diện cho tình yêu thương con và nỗi nhớ chồng, thủy chung của Vũ Nương. Lần thứ hai cái bóng xuất hiện gián tiếp qua lời nói của bé Đản: Khiến cho Trương Sinh nghi ngờ vợ mình thất tiết bèn đuổi đánh, mắng nhiếc nàng thậm tệ; nỗi oan khiến cho Vũ Nương phải gieo mình xuống sông tự vẫn. Cái bóng đưa câu chuyện lên đến cao trào, cho ta thấy được bản tính đa nghi, hay ghen của Trương Sinh. Lần thứ ba cái bóng xuất hiện vào một đêm, khi Trương Sinh và con ngồi bên chiếc đèn, bé Đản lại chỉ vào cái bóng và nói đó là cha mình. Cái bóng mở nút cho câu chuyện cho ta thấy được xã hội phong kiến coi trọng nam quyền đầy rẫy bất công đã khiến khiến cho người phụ nữ phải chọn cái chết để giải thoát bản thân. Tuy chỉ là một hình ảnh nhỏ bé nhưng cái bóng đã cho ta thấy rõ bi kịch của người phụ nữ trong xã hội phong kiến, phê phán tính đa nghi, nam quyền qua đó thể hiện niềm cảm thương sâu sắc đối với nhân vật Vũ Nương.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 9 Kết nối tri thức ngắn nhất, hay khác:

Săn SALE shopee tháng 12:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH ĐỀ THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 9

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và sách dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Soạn văn 9 ngắn nhất của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Ngữ văn 9 Tập 1 và Tập 2 Kết nối tri thức (NXB Giáo dục).

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Tài liệu giáo viên