Soạn bài Luyện tập tổng hợp trang 143 - ngắn nhất Kết nối tri thức

Soạn bài Luyện tập tổng hợp trang 143, 144, 145, 146, 147, 148 ngắn nhất mà vẫn đủ ý được biên soạn bám sát sách Ngữ văn lớp 9 Kết nối tri thức giúp học sinh soạn văn 9 dễ dàng hơn.

Soạn bài Luyện tập tổng hợp trang 143 - ngắn nhất Kết nối tri thức

Quảng cáo

Với các phiếu học tập sau đây, em sẽ có điều kiện vận dụng các kiến thức đã ôn tập ở trên để luyện tập tổng hợp các kĩ năng đọc, viết, nói và nghe.

Phiếu học tập số 1

1. Đọc

a. Đọc văn bản

Phân tích văn bản Khóc Dương Khuê (trang 143 sgk Ngữ văn 9 Tập 1)

b. Thực hiện các yêu cầu bên dưới

* Chọn phương án đúng (làm vào vở)

Câu hỏi 1 (trang 144 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Những dấu hiệu nào cho thấy đoạn trích mang đặc điểm của thể thơ song thất lục bát?

A. Ngôn ngữ được tác giả sử dụng trong đoạn trích

B. Số tiếng trong các câu thơ và cách hiệp vần giữa các câu thơ liền nhau

C. Các biện pháp tu từ được tác giả sử dụng trong đoạn trích

D. Những cung bậc cảm xúc được nhà thơ thể hiện trong đoạn trích

Quảng cáo

Trả lời

Chọn đáp án B.

Câu hỏi 2 (trang 144 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Cách hiệp vần nào được sử dụng trong đoạn trích trên?

A. Tất cả các câu liền nhau hiện vần với nhau

B. Chỉ có một số câu liền nhau hiệp vần với nhau

C. Chỉ có các cặp lục bát hiệp vần với nhau

D. Chỉ có các cặp câu bảy tiếng hiệp vần với nhau

Trả lời

Chọn đáp án A.

Câu hỏi 3 (trang 144 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Trạng thái cảm xúc gì của nhà thơ được thể hiện trong hai câu thơ: Làm sao bác vội về ngay,/ Chợt nghe tôi bỗng chân tay rụng rời?

A. Bình tĩnh, thản nhiên

B. Thảng thốt, hụt hẫng

Quảng cáo

C. Tuyệt vọng, sợ hãi

D. Cô đơn, thương mình

Trả lời

Chọn đáp án B.

Câu hỏi 4 (trang 144 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Trong hai câu thơ: Ai chẳng biết chán đời là phải/ Vội vàng sao đã mải lên tiên, biện pháp tu từ nào được sử dụng?

A. So sánh

B. Nói quá

C. Nhân hóa

D. Nói giảm nói tránh

Trả lời

Chọn đáp án D.

Quảng cáo

Câu hỏi 5 (trang 144 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Nhận định nào nêu đúng nội dung chính của đoạn trích?

A. Đoạn trích nói về những kỉ niệm thời trẻ của tác giả với bạn

B. Đoạn trích thể hiện sự bi quan của tác giả trước một sự việc đau thương

C. Đoạn trích là tiếng lòng bi thiết của tác giả khi nghe tin bạn quý vừa mất

D. Đoạn trích cho thấy nhận thức của tác giả về quy luật tất yếu của đời người

Trả lời

Chọn đáp án C.

* Trả lời câu hỏi.

Câu 1 (trang 144 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Tâm trạng của tác giả được thể hiện như thế nào trong đoạn trích?

Trả lời

- Tâm trạng của tác giả:

"Bác Dương thôi đã thôi rồi,

Nước mây man mác ngậm ngùi lòng ta".

Một sự thảng thốt xót thương cất lên, tưởng như bất ngờ bị đánh rơi mất một cái gì vô cùng quý báu. Nhóm từ "thôi đã thôi rồi" thay cho khái niệm "đã mất", "đã chết", "đã qua đời", một lối nói bình dị, làm giảm bớt đi nỗi đau đớn ghê gớm đối với tuổi già. Theo cách tính tuổi của các cụ ngày trước thì Dương Khuê mất lúc 63 tuổi, khi đó Nguyễn Khuyến đã 68 tuổi rồi. Đúng là tiếng khóc bạn của những bậc cao niên. Hai chữ "nước mây" chỉ hai sự vật cách xa. Nước chảy, mây trôi, xa nhau vời vợi, nghìn trùng cách trở, có mấy khi gặp nhau. Song, lòng nước chảy, dù đi đâu về đâu vẫn ôm ấp bóng mây trôi. Hình ảnh "nước mây" được liên kết với các từ láy "man mác", "ngậm ngùi" diễn tả một trời thương xót, một không gian cách trở bao la, âm dương đôi đường, buồn đau, nặng trĩu.

Câu 2 (trang 144 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Những biểu hiện nào cho thấy tình cảm sâu nặng giữa tác giả và người bạn của mình?

Trả lời

- Những biểu hiện: Chữ "bác" trong thơ Nguyễn Khuyến mang tính biểu cảm sâu sắc. Nhà thơ luôn luôn gọi bạn bằng bác, thể hiện một tấm lòng kính trọng và thân mật. Chữ "kính" và chữ "lễ" in đậm trong phong cách ứng xử của Tam nguyên Yên Đổ: "Bác già tôi cũng già rồi...

Câu 3 (trang 145 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Chỉ ra các từ láy được sử dụng trong đoạn trích và phân tích hiệu quả nghệ thuật ở từng trường hợp.

Trả lời

- Các từ láy:

hững hờ; ngẩn ngơ: Thể hiện sự vô cảm với tất cả mọi thứ vì đã mất đi một người bạn tri kỉ.

vội vàng: Thể hiện hành động ra đi bất ngờ của người bạn để lại sự thiếu vắng lẻ loi trong lòng tác giả.

chứa chan: Thể hiện cảm xúc đau buồn, xót thương đến tột cùng, không thể kìm được nước mắt.

Câu 4 (trang 145 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Em cần làm gì để biết ý nghĩa của các điển tích được tác giả sử dụng trong đoạn trích? Phân tích tác dụng của các điển tích đó.

Trả lời

- Để hiểu được các điển tích em cần đọc chú thích.

- Tác dụng: Làm nổi bật lên cảm xúc của tác giả và tình cảm dành cho người bạn đã ra đi.

Câu 5 (trang 145 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Ở những câu thơ sau, biện pháp tu từ điệp ngữ có tác dụng như thế nào trong việc diễn tả các cung bậc cảm xúc của nhà thơ?

Rượu ngon không có bạn hiền

Không mua không phải không tiền không mua

Câu thơ nghĩ đắn đo không viết

Viết đưa ai, ai biết mà đưa:

Giường kia treo cũng hững hờ

Đàn kia gẩy cũng ngẩn ngơ tiếng đàn.

Trả lời

- Tác dụng:

+ Người đã không còn thì không có cảm hứng làm bất cứ điều gì dù đó có là thú vui nhất trong cuộc đời thì đều trở nên vô nghĩa. 

+ Nguyễn Khuyến rất đau đớn, mất mát khi người bạn thân tri kỉ ra đi.

2. Viết

Câu hỏi (trang 145 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Viết bài văn phân tích trích đoạn bài thơ Khóc Dương Khuê ở phần Đọc.

Trả lời

Bài văn tham khảo

Trong cuộc sống mỗi người, tình bạn là thứ không thể thiếu và đáng được trân quý. Không chỉ nhân đôi niềm vui, sẻ chia nỗi buồn, loại tình cảm ấy còn giống như một liều thuốc chữa lành tâm hồn, giúp con người trở nên hạnh phúc và mạnh mẽ hơn. Robert Southey từng nói, “không có sự cách biệt về không gian hay thời gian nào có thể làm yếu đi tình bạn của những người thực tâm bị thuyết phục bởi giá trị của nhau”. Thông điệp xúc động ấy cũng là ý nghĩa lớn mà Nguyễn Khuyến gửi gắm trong bài thơ Khóc Dương Khuê.

Khóc Dương Khuê được Nguyễn Khuyến viết vào năm 1902 khi Dương Khuê, người bạn tri kỷ qua đời vì bệnh tật. Từng câu chữ trong bài thơ là lời tâm sự, nỗi niềm mà nhà văn gửi gắm trước vong linh bạn.

Tâm trạng Nguyễn Khuyến lúc này như lặng đi, trùng xuống giữa những cảm xúc lẫn lộn và mơ hồ:

Kể tuổi tôi còn hơn tuổi bác,

Tôi lại đau trước bác mấy ngày;

Làm sao bác vội về ngay,

Chợt nghe, tôi bỗng chân tay rụng rời.

Đối mặt trước tin dữ, Nguyễn Khuyến vẫn không thể chấp nhận hiện thực phũ phàng ấy. Vốn cho rằng Dương Khuê ít tuổi hơn ông, còn không mang nhiều bệnh tật như mình, vậy mà số phận lại trớ trêu với người bạn ông thương.

Hình ảnh “chân tay rụng rời” diễn tả sự bàng hoàng, thảng thốt cho một nỗi đau ai oán, không thể cất lên thành lời. Đó cũng chính là nỗi băn khoăn mà nhà thơ luôn trằn trọc suy nghĩ, một kết thúc quá đỗi vô tình dành cho ông.

Chỉ với bốn câu thơ ngắn, giọng thơ tự tình đầy nghẹn ngào, trong từng câu chữ thấm đẫm những giọt lệ nóng. Tiếng gọi “tôi”, “bác” xuất hiện dày đặc tựa như hai linh hồn đang hòa quyện, thấu hiểu, nương tựa nhau khiến niềm đau ấy nhân lên gấp bội.

Đối mặt với sự thật, Nguyễn Khuyến đành chấp nhận nỗi đau mất bạn nhưng vẫn luôn cho rằng điều đó thật sự phi lý. Lời thơ cất lên vừa chua xót, vừa trách than số trời đã định:

Ai chẳng biết chán đời là phải,

Sao vội vàng đã mải lên tiên;

Rượu ngon không có bạn hiền,

Không mua không phải không tiền không mua.

Dẫu biết quy luật của cuộc sống con người, không ai có thể thoát khỏi vòng xoáy sinh lão bệnh tử nhưng cái chết đột ngột của Dương Khuê khiến nhà thơ cảm thấy thật vô lý.

Sự ra đi ấy đã lấy đi của ông một người bạn hiền thấu hiểu cũng như niềm vui trong suốt năm tháng tuổi già. Vậy nên trước những thú vui tao nhã khi xưa, Nguyễn Khuyến chẳng còn hứng thú, chỉ thấy vô vị và nhạt nhòa.

Sau chữ “chẳng” xuất hiện năm lần là chữ “không” diễn tả sự trống vắng, cô đơn, sự buồn bã của nhà thơ. Người ra đi và kẻ ở lại cùng chung nỗi niềm tâm sự, Nguyễn Khuyến đã bộc lộ thái độ chán nản của mình trước thời cuộc trong bài thơ Tiến sĩ giấy:

Ghế chéo lọng xanh ngồi bảnh chọe,

Nghĩ rằng đồ thật hoá đồ chơi!

Không còn người bầu bạn, trò chuyện nên cuộc đời nhà thơ như mất hết ý nghĩa. Ông không muốn uống rượu, cũng chẳng thiết ngâm thơ, bởi:

Câu thơ nghĩ đắn đo không viết,

Viết đưa ai, ai biết mà đưa

Giường kia treo cũng hững hờ,

Đàn kia gảy cũng ngẩn ngơ tiếng đàn.

Sử dụng điển tích, điển cố “giường”, “đàn” qua đó khéo léo nói về tình bạn của mình giống với tình bạn của Trần Phồn – Từ Trĩ, Tử Kỳ – Bá Nha trong sử sách xưa. Trần Phồn đời Hậu Hán sau khi bạn ra về thì treo giường lên, không để ai ngồi vào, chỉ dành riêng để tiếp bạn. Còn Bá Nha sau khi Tử Kỳ chết liền bỏ chơi đàn vì thấy không ai hiểu được tâm ý.

Qua đó diễn tả nỗi buồn day dứt khôn nguôi, thể hiện tình nghĩa sâu nặng, thắm thiết của nhà thơ với người tri kỷ đã khuất. Chấm dứt dòng hồi tưởng ấy, Nguyễn Khuyến trở lại hiện thực, đưa tiễn bạn bằng tấm lòng chân thành, tình bằng hữu tri kỷ:

Bác chẳng ở dẫu van chẳng ở,

Tôi tuy thương, lấy nhớ làm thương;

Tuổi già hạt lệ như sương,

Hơi đâu ép lấy hai hàng chứa chan!

Nguyễn Khuyến đã khóc thương cho bạn của mình với “hạt lệ như sương”. Điều đó cũng cho thấy họ đã trải qua nhiều gian truân trong cuộc đời, học được cách đối diện và chấp nhận sự thật. Sử dụng nghệ thuật ẩn dụ “hạt lệ” với phép so sánh “như sương” khiến giọt nước mắt vốn đỗi bình thường lại được nâng lên thành hình tượng nghệ thuật. Không chỉ thể hiện tâm trạng mà trong sâu thẳm, tình bạn còn hiện lên với nét trong sáng và thuỷ chung sâu nặng, tạo được vẻ đẹp lấp lánh cho bài thơ.

Chính những nét nghệ thuật tưởng chừng đơn sơ, mộc mạc nhưng đã mang lại một giá trị diễn đạt vô cùng sâu sắc. Bài thơ đã diễn tả một cách tinh tế, khắc họa tình bạn cao đẹp, đáng ngưỡng mộ của Nguyễn Khuyến và Dương Khuê.

3. Nói và nghe

Câu hỏi (trang 145 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Thảo luận về vai trò của tình bạn trong cuộc sống.

Trả lời

Bài văn tham khảo

Tôi đã từng nghe nói về một thứ tình cảm vô biên giới, vượt qua mọi rào cản tuổi tác, địa vị, quốc gia, dân tộc, giới tính, màu da hay ngôn ngữ,... gắn kết mọi người lại gần với nhau, đó chính là tình bạn. Cuộc đời ai rồi cũng phải trải qua những thăng trầm, vấp ngã và khó khăn, tình bạn chính là nguồn động viên là liều thuốc tinh thần giúp ta vực dậy và vươn lên trong cuộc sống, nếu cuộc sống bao gồm những sắc màu khác nhau thì tình bạn chính là những màu sắc tươi đẹp, rực rỡ nhất.

Vậy tình bạn là gì? Tình bạn là tình cảm giữa con người với con người mà giữa họ có sự đồng điệu về suy nghĩ, tâm tư, tình cảm và quan điểm, họ biết đồng cảm, chia sẻ và giúp đỡ nhau, động viên nhau cùng tiến bộ. Một tình bạn đẹp phải là một tình bạn thực sự chân thành, tình bạn được xây dựng trên nền tảng vô tư, thấu hiểu không toan tính, đối xử với nhau chân thành hết lòng, sẵn sàng hy sinh dành những điều tốt đẹp nhất cho nhau, đôi khi tình bạn đẹp là phải biết phê bình, nhắc nhở nhau khi sai lầm chớ được bao che, dung túng cho việc làm sai trái, phạm pháp. Giống như những tình bạn tri âm tri kỉ sâu sắc của Nguyễn Khuyến - Dương Khuê, Lưu Bình - Dương Lễ. Ngược lại tình bạn chưa đẹp ấy là tình bạn ẩn chứa sự toan tính vụ lợi, hơn thua, tình bạn để lợi dụng cho lợi ích của riêng mình đó là sự ích kỉ, một người bạn luôn cổ vũ bạn đi vào con đường sai trái đó là một người bạn xấu, chỉ muốn ta thất bại.

Trong mối quan hệ của chúng ta bạn thì rất nhiều nhưng để có một tình bạn thực sự thì rất ít. Nhưng dù thế nào đi nữa chúng ta vẫn phải luôn tìm cho mình tình bạn bởi tình bạn có ý nghĩa rất quan trọng trong cuộc sống. Trước mắt có thêm bạn ấy là ta có thêm một mối quan hệ, càng nhiều bạn các mối quan hệ càng rộng, khi đó ta được hòa nhập hơn vào cộng đồng và xã hội. Điều quan trọng đó là tình bạn mang lại sự cảm thông, chia sẻ, động viên mà những thứ tình cảm khác như tình thân và tình yêu không thể có được. Bạn là người ta có thể có trút bầu tâm sự, lắng nghe mọi chuyện và sẵn sàng giúp đỡ ta trong mọi hoàn cảnh.

Khi ta gặp khó khăn, trở ngại bạn là người động viên ta, cùng ta tìm ra cách vượt qua, người ta vẫn thường nói "tình bạn là nhân đôi niềm vui và chia sẻ nỗi buồn". Một người bạn tốt cũng giống như một tấm gương tốt để ta nhìn vào học tập rèn luyện và phấn đấu, học những điều tốt của bạn và rút kinh nghiệm những thứ chưa tốt, dần dần sẽ giúp ta hoàn thiện nhân cách, hoàn thiện bản thân. Nếu như cuộc sống này không có tình bạn quả thực rất tồi tệ, sẽ chẳng ai có mối quan hệ nào khác ngoài tình thân, cuộc sống trở nên tẻ nhạt chỉ có một màu. Mọi người sống cô lập và tạo khoảng cách với nhau, thật khó để giúp đỡ nhau trong cuộc sống, nói cách khác nếu như không có tình bạn thì không thể nào đến được tình yêu, và nếu không có tình yêu liệu có đi đến đích là tình thân gia đình. Như vậy dù có khó khăn như thế nào chúng ta cũng hãy gây tạo và trân trọng những tình bạn đẹp, gìn giữ mối tình cảm ấy thật bền chặt, hãy là những người bạn tốt của nhau.

Có thể nói chúng ta không thể sống nếu như thiếu tình bạn, tình bạn là một gia vị không thể thiếu trong cuộc sống, bản thân mỗi con người chúng ta nếu muốn có một tình bạn trước hết hãy là một người bạn, muốn có một tình bạn đẹp hãy là một người bạn tốt.

Phiếu học tập số 2

1. Đọc

a. Đọc văn bản

Phân tích văn bản Một nét nổi bật trong sáng của Nam Cao (Trích Nam Cao và khát vọng về một cuộc sống lương thiện, xứng đáng) (trang 145 sgk Ngữ văn 9 Tập 1)

b. Thực hiện các yêu cầu bên dưới

* Chọn phương án đúng (làm vào vở)

Câu 1 (trang 147 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Người viết đánh giá cao sở trường nào của Nam Cao trong sáng tạo văn học?

A. Xây dựng cốt truyện hấp dẫn

B. Kể chuyện sinh động, lôi cuốn

C. Khắc họa tính cách nhân vật sắc nét

D. Tả cảnh thiên nhiên tinh tế, gợi cảm

Trả lời

Chọn đáp án C.

Câu 2 (trang 147 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Nhiều nhân vật của Nam Cao là những con người hiền lành, chất phác, nhưng đời sống quá vất vả, cơ cực.” - sau câu văn này, tác giả triển khai đoạn văn theo hướng nào?

A. Phản bác ý của câu vừa nêu, sau đó đưa ra ý được cho là đúng

B. Chứng minh cho ý của câu vừa nêu, sau đó khái quát lại

C. Nhận xét câu vừa nêu, bổ sung cho ý đầy đủ hơn

D. Giải thích câu vừa nêu, bổ sung cho ý đầy đủ hơn

Trả lời

Chọn đáp án B.

Câu 3 (trang 147 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Tên một số tác phẩm của Nam Cao được nhắc đến ở bài viết nhằm mục đích gì?

A. Minh họa cho ý kiến được tác giả nêu trước đó

B. Cho thấy sự phong phú trong sáng tác của Nam Cao

C. Cho thấy tác giả am hiểu về các sáng tác của Nam Cao

D. Nêu bật những đóng góp của Nam Cao đối với nền văn học

Trả lời

Chọn đáp án D.

Câu 4 (trang 147 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Dòng nào sau đây nêu đúng những nét chung giữa các nhân vật trong truyện của Nam Cao?

A. Đó là những người cùng chung nghề nghiệp

B. Đó là những người cùng thành phần xã hội

C. Đó là những người cùng hoàn cảnh sống

D. Đó là những kiếp người đau khổ, bất hạnh

Trả lời

Chọn đáp án B.

Câu 5 (trang 148 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Theo nội dung đoạn trích, điều gì không có tác dụng tạo nên sức hấp dẫn của truyện Nam Cao?

A. Ngoại hình khác thường, thậm chí dị dạng của một số nhân vật

B. Sự đồ sộ về số lượng tác phẩm và sự kết tinh cao độ các giá trị nghệ thuật

C. Cách nhìn của tác giả về cuộc sống, tấm lòng của tác giả đối với con người

D. Giọng trữ tình ấm áp, thể hiện niềm trân trọng mọi biểu hiện của sự sống

Trả lời

Chọn đáp án B.

* Trả lời câu hỏi

Câu 1 (trang 148 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Có thể xem văn bản Một nét nổi bật trong sáng tác của Nam Cao thuộc loại văn bản nghị luận văn học được không? Vì sao?

Trả lời

- Có thể xem văn bản thuộc văn bản nghị luận vì văn bản này phân tích sáng tác của một tác giả văn học

Câu 2 (trang 148 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Nhận xét về cách sử dụng lí lẽ và bằng chứng của tác giả trong văn bản.

Trả lời

- Cách người viết sử dụng lí lẽ và bằng chứng để làm sáng tỏ các luận điểm chính trong văn bản rất thuyết phục, xác thực và được trình bày theo một trình tự hợp lí. Đưa ra lí lẽ, sau đó dẫn luôn dẫn chứng để chứng minh cho lí lẽ đó là xác thực.

Câu 3 (trang 148 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Tác giả đã lí giải như thế nào về sự thành công của Nam Cao trong sáng tác văn học?

Trả lời

- Tác giả đã lí giải: Nam Cao là một trong số ít nhà văn của chúng ta đã để lại cho văn học nhiều nhân vật không thể quên được, buộc người đọc phải nghĩ về họ, thông qua họ để nghĩ về cuộc sống.

Câu 4 (trang 148 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Những nội dung nào đã triển khai trong bài viết cho phép tác giả đi đến kết luận: “Đọc Nam Cao, con người muốn sống chu đáo hơn, nhân ái hơn”?

Trả lời

- Nội dung đã triển khai:

+ Đọc Nam Cao người ta có ấn tượng rõ rệt về các nhân vật có tính cách nổi bật, đồng thời lại có cảm nhận sâu sắc cách nhìn của tác giả đối với cuộc sống, tấm lòng của tác giả đối với con người.

+ Nam Cao là một trong số ít nhà văn của chúng ta đã để lại cho văn học nhiều nhân vật không thể quên được, buộc người đọc phải nghĩ về họ, thông qua họ để nghĩ về cuộc sống.

=> Đọc Nam Cao con người muốn sống chu đáo hơn, nhân ái hơn.

Câu 5 (trang 148 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Văn bản trên giúp em hiểu được những gì về nhà văn Nam Cao?

Trả lời

- Giúp em hiểu về vẻ đẹp trong tâm hồn của nhà văn Nam Cao, ông luôn hướng về số phận những con người nghèo khổ phải chịu số phận bất hạnh.

2. Viết

Câu hỏi (trang 148 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Viết bài văn nghị luận phân tích một truyện ngắn được sáng tác trong những năm gần đây.

Trả lời

Bài văn tham khảo

Truyện ngắn “Cuộc chia tay của những con búp bê” của nhà văn Khánh Hoài gửi gắm bài một bài học sâu sắc. Tổ ấm gia đình là vô cùng quý giá và quan trọng. Mỗi người hãy cố gắng bảo vệ và giữ gìn, không nên vì bất cứ lý do gì làm tổn hại những tình cảm tự nhiên, trong sáng.

Nhan đề “Cuộc chia tay của những con búp bê” đem đến nhiều ý nghĩa. Búp bê chỉ là một món đồ vật không có nhận thức, không có cảm giác. Vậy nên chúng không thể chia tay nhau. Trong truyện, hai anh em Thành và Thủy không được sống cùng với nhau nữa vì bố mẹ ly hôn nên dẫn đến hai con búp bê là Vệ Sĩ và Em Nhỏ mới phải chia tay.

Hai anh em Thành và Thủy hết mực yêu thương nhau. Nhưng vì bố mẹ ly hôn nên hai anh em không thể tiếp tục sống với nhau được nữa. Trước ngày chia tay, mẹ ra lệnh cho cả hai phải chia đồ chơi. Khi nghe thấy mẹ yêu cầu, Thành và Thủy đau đớn nhận ra sự thật rằng cả hai sắp phải chia tay nhau. Thủy bất giác “run lên bần bật, kinh hoàng đưa cặp mắt tuyệt vọng nhìn anh; cặp mắt đen của em lúc này buồn thăm thẳm, hai bờ mi đã sưng mọng lên vì khóc nhiều, khóc cả đêm”. Còn Thành khi “nghe tiếng khóc tức tưởi của em, cứ phải cắn chặt môi để khỏi bật lên tiếng khóc to, nhưng nước mắt cứ tuôn ra như suối, ướt đầm cả gối và hai cánh tay áo”. Những câu văn trên đã diễn tả tâm trạng buồn bã, đau đớn của Thành và Thủy.

Tiếp đến, cảnh tượng chia đồ chơi diễn ra thật cảm động. Thành dành toàn bộ độ chơi cho em dù chẳng có gì nhiều: bộ tú lơ khơ, bàn cá ngựa, những con ốc biển và bộ chỉ màu và ngay cả hai con búp bê là Em Nhỏ và Vệ Sĩ. Ngay cả Thủy cũng muốn để lại hết cho anh. Có thể thấy, Thành và Thủy rất mực gần gũi, cả hai anh em đều nhường nhịn và yêu thương nhau. Sau khi chia đồ chơi, Thành đã đưa Thủy đến trường. Thủy đứng ở ngoài nhìn vào lớp học. Em “cắn chặt môi im lặng, mắt đăm đăm nhìn khắp sân trường rồi bật khóc thút thít”. Cô giáo nhận ra Thủy và kêu em vào lớp học. Cô tặng cho em một cái bút máy nắp vàng và một quyển sổ. Cô tặng cho Thủy một quyển sổ và một chiếc bút mực nhưng Thủy không dám nhận vì không còn được đi học nữa. Điều đó đã khiến cho cô giáo và các bạn sửng sốt. Ai cũng cảm thấy thương cho Thủy. Một đứa trẻ đáng lẽ ra phải được học hành mà bây giờ đã phải mang gánh nặng mưu sinh.

Cuối truyện, một cuộc chia tay chính thức đã diễn ra. Khi vừa tới nhà, hai anh em đã nhìn thấy một chiếc xe tải đỗ trước cổng, mấy người hàng xóm đang giúp khuân đồ lên xe. Cuộc chia tay quá đột ngột khiến Thành và Thủy vô cùng bất ngờ. Thủy thì người như người mất hồn, mặt tái xanh như tàu lá. Em vội vàng chạy vào trong nhà lấy con Vệ Sĩ đưa cho anh để nó trông cho anh ngủ. Còn Thành thì qua những làn nước mắt, Thành nhìn theo mẹ và em đang trèo lên xe. Bỗng nhiên Thủy chạy lại và đưa con Em Nhỏ cho anh, bắt anh phải hứa không bao giờ để chúng xa nhau. Thành hứa với em, rồi đứng lặng nhìn theo cái bóng nhỏ liêu xiêu của em. Chi tiết này gợi lên tình cảm yêu thương sâu sắc mà Thủy dành cho anh trai. Đối với Thủy, hai con búp bê cũng giống như hai anh em và Thủy thì không muốn chúng phải chia cắt. Truyện kết thúc thật ám ảnh “ chiếc xe tải rồ máy, lao ra đường và phóng đi mất hút”.

Tác phẩm đã cho thấy được rằng tổ ấm gia đình là vô cùng quan trọng với mỗi con người. Chính vì vậy, mọi người hãy cố gắng bảo vệ và gìn giữ nó.

3. Nói và nghe

Câu hỏi (trang 148 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Chọn một vấn đề đáng quan tâm trong đời sống của lứa tuổi học sinh, lập dàn ý cho bài nói và tập trình bày.

Trả lời

Dàn ý tham khảo

- Vấn đề nghị luận: Tác hại của việc “ném đá tập thể” trên mạng xã hội hiện nay.

* Lập dàn ý:

1. Mở bài

- Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: hại của việc “ném đá tập thể” trên mạng xã hội hiện nay.

2. Thân bài

a. Thực trạng

- Ngày nay, mạng xã hội vô cùng phổ biến, nhà nhà sử dụng mạng xã hội, người người sử dụng mạng xã hội.

- Ở Việt Nam có rất nhiều mạng xã hội được người dân sử dụng trong đó phải kể đến: Facebook, Zalo, Instagram,… với hàng triệu người truy cập ở những lứa tuổi khác nhau.

- Ở trên mạng xã hội, con người cư xử với nhau theo nhiều cách: trang nhã có, lịch sự có, thậm chí là thô lỗ cũng có. Một thực trạng không khó nhận ra đó là việc con người ném đá nhau trên mạng, dù không quen biết nhưng qua một bài viết, một góc nhìn, những người xa lạ có thể chửi bới, ném đá người khác thậm chí là dẫn đến xô xát ngoài cuộc sống.

b. Nguyên nhân

- Chủ quan: do ý thức sử dụng mạng xã hội của con người chưa tốt, các bạn trẻ muốn chứng minh bản thân mình với mọi người, muốn được công nhận quan điểm của mình là đúng đắn nhất.

- Khách quan: do ảnh hưởng từ môi trường sống, chưa được giáo dục đến nơi đến chốn,…

c. Hậu quả

- Nhiều cuộc xung đột, cãi vã thậm chí là bạo lực đã xảy ra có nguyên nhân là tranh cãi nhau trên mạng xã hội.

- Việc ném đá trên mạng xã hội cũng như sử dụng mạng xã hội quá nhiều gây tốn thời gian và ảnh hưởng đến những công việc khác của con người.

d. Giải pháp

- Mỗi người tự điều chỉnh lại bản thân mình, cố gắng hạn chế tối đa việc sử dụng mạng xã hội, tập trung vào những công việc khác.

3. Kết bài

- Khái quát lại vấn đề nghị luận: tác hại của việc “ném đá tập thể” trên mạng xã hội hiện nay; đồng thời rút ra bài học và liên hệ bản thân.

* Tập trình bày:

Xin chào các bạn, tôi tên là……………. học sinh lớp…., hôm nay tôn xin trình bày ý kiến của mình về vấn đề Tác hại của việc “ném đá tập thể” trên mạng xã hội hiện nay.

Như các bạn đã biết, trong thời đại công nghiệp hóa và hiện đại hóa ngày nay, việc sử dụng mạng xã hội đã trở nên rất phổ biến và không còn xa lạ với con người. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của mạng xã hội, chúng ta cũng chứng kiến sự xuất hiện đáng lo ngại của hiện tượng "ném đá tập thể". Ngày nay, mạng xã hội đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày, được sử dụng bởi mọi người, từ các lứa tuổi khác nhau. Tại Việt Nam, chẳng thiếu những mạng xã hội phổ biến như Facebook, Zalo, Instagram, với hàng triệu người tham gia.

Trên mạng xã hội, mọi người tương tác với nhau theo nhiều cách khác nhau, từ lịch sự và trang nhã đến thậm chí là thô lỗ. Một hiện tượng rõ ràng là con người có thể tự do chỉ trích, phê phán nhau trên mạng, dù họ không quen biết nhau và chỉ qua một bài viết hoặc quan điểm. Điều này có thể dẫn đến cuộc xung đột và bạo lực trong cuộc sống thường ngày.

Có nhiều nguyên nhân góp phần vào hiện tượng "ném đá tập thể". Trước hết, điều này xuất phát từ ý thức cá nhân của người sử dụng mạng xã hội, đặc biệt là các bạn trẻ muốn thể hiện mình và được công nhận như là người có quan điểm đúng đắn nhất. Ngoài ra, môi trường sống và giáo dục cũng ảnh hưởng đến hành vi trực tuyến của họ, khiến họ có thể có những hành vi không tốt.

Hậu quả của hiện tượng này là nhiều cuộc cãi vã, xung đột thậm chí là bạo lực thường bắt nguồn từ tranh cãi trực tuyến. Ngoài ra, sử dụng quá nhiều thời gian trên mạng xã hội cũng có thể ảnh hưởng đến các hoạt động khác trong cuộc sống của con người.

Để khắc phục tình trạng này, mỗi người cần điều chỉnh hành vi cá nhân, giới hạn việc sử dụng mạng xã hội và tập trung vào những công việc quan trọng hơn. Chính phủ và các cơ quan có thể thực hiện các biện pháp để kiểm soát tình trạng này. Mỗi hành động nhỏ của mỗi người có thể làm thay đổi xã hội theo hướng tích cực, vì vậy, hãy bắt đầu sống và tương tác một cách văn minh và tôn trọng nhau ngay từ hôm nay.

Trên đây là những ý kiến của cá nhân tôi về vấn đề Tác hại của việc “ném đá tập thể” trên mạng xã hội hiện nay, mong cô giáo và các bạn đóng góp thêm ý kiến về vấn đề này. Cảm ơn cô giáo và các bạn đã chú ý lắng nghe.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 9 Kết nối tri thức ngắn nhất, hay khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 9 hay khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH ĐỀ THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 9

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và sách dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Soạn văn 9 ngắn nhất của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Ngữ văn 9 Tập 1 và Tập 2 Kết nối tri thức (NXB Giáo dục).

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 9 Kết nối tri thức khác
Tài liệu giáo viên