Soạn bài Viết bài văn nghị luận về một vấn đề cần giải quyết (trong đời sống của học sinh hiện nay) - ngắn nhất Kết nối tri thức

Soạn bài Viết bài văn nghị luận về một vấn đề cần giải quyết (trong đời sống của học sinh hiện nay) trang 77, 78, 79, 80, 81 ngắn nhất mà vẫn đủ ý được biên soạn bám sát sách Ngữ văn lớp 9 Kết nối tri thức giúp học sinh soạn văn 9 dễ dàng hơn.

Soạn bài Viết bài văn nghị luận về một vấn đề cần giải quyết (trong đời sống của học sinh hiện nay) - ngắn nhất Kết nối tri thức

Quảng cáo

Đề bài (trang 77 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Trong phần ĐỌc, em đã được học các tác phẩm tiêu biểu của nền văn học trung đại Việt Nam. Ở đó, có những con người đã đối diện với nhiều vấn đề của thân phận, của thời đại một cách thành thực, can đảm; thể hiện những quan niệm nhân sinh sâu sắc. Em hãy lấy nguồn cảm hứng từ những thông điệp có ý nghĩa lâu bền ấy để bày tỏ suy nghĩ, quan điểm về một vấn đề cần phải giải quyết của thế hệ mình trong xã hội hiện đại.

* Yêu cầu:

- Giới thiệu được vấn đề nghị luận (một vấn đề cân giải quyết trong đời sống của học sinh hiện nay).

- Trình bày được ý kiến bàn luận về vấn đề với hệ thống luận điểm chặt chẽ, lí lẽ thuyết phục, bằng chứng tiêu biểu và xác thực.

- Nêu được ý kiến trái chiều và phản bác bằng lí lẽ sắc bén.

- Đề xuất được giải pháp khả thi để giải quyết vấn đề.

Quảng cáo

* Phân tích bài viết tham khảo

Văn bản “Trưởng thành qua nỗi buồn”

1. Giới thiệu vấn đề nghị luận.

- Dẫn dắt, giới thiệu về vấn đề đang bàn luận: Cách để “trưởng thành” từ nỗi buồn.

2. Trình bày ý kiến cá nhân về vấn đề.

-Ý kiến 1: Để có thể biến những nỗi buồn ấy thành cơ hội trưởng thành, tôi đã học cách “chấp nhận” và can đẩm đối diện với nó.

- Ý kiến 2: Tập trung thời gian và tâm trí vào việc nuôi dưỡng những niềm vui nho nhỏ và hoàn thành công việc mỗi ngày, nỗi buồn bị “đói” sẽ tự bỏ đi thôi.

- Ý kiến 3: Học cách tìm kiếm sự giúp đỡ khi cần thiết.

- Ý kiến 4: Trưởng thành từ nỗi buồn không thể thiếu đi tình yêu thương, sự tin và tự hào về bản thân.

Quảng cáo

3. Đề xuất giải pháp để giải quyết vấn đề.

- Trong bốn câu thơ đầu:

- “Đồng ý” với sự tồn tại của nỗi buồn, tin rằng nó không thể là “mãi mãi” giúp tôi bình tĩnh lại và mạnh mẽ hơn.

- Học cách “bỏ đói” nỗi buồn và nuôi dưỡng niềm vui.

- Chia sẻ với người khác về những gì khiến mình đang buồn để nhận được sự giúp đỡ.

- Biết ân hận, xấu hổ khi làm điều sai trái, nhưng hãy biết tha thứ cho chính mình, cho bản thân được chuộc lỗi.

4. Nêu và phản bác ý kiến trái chiều.

- Phản bác lại vấn đề: nhiều người cho rằng chia sẻ không có ích gì, có khi lại càng khiến mình buồn thêm.

5. Nhấn mạnh giải pháp quan trọng nhất để gái quyết vấn đề.

- “Điểm tựa” quan trọng nhất là chính mình.

Quảng cáo

6. Rút ra ý nghĩa của việc bàn luận về vấn đề.

- Chỉ ra ý nghĩa mà nỗi buồn đem đến cho mọi người: dạy cho chúng ta những bài học cần thiết cho sự trưởng thành.

* Thực hành viết theo các bước

1. Trước khi viết

a. Lựa chọn đề tài

Đề tài cho bài nghị luận về một vấn đề cần giải quyết trong đời sống rất phong phú, đa dạng. Em nên lựa chọn vấn đề mình thực sự quan tâm và có ý nghĩa với nhiều người, đồng thời phù hợp với lứa tuổi học sinh.

Sau đây là một số đề tài gợi ý để em lựa chọn:

- Tình bạn khác giới ở tuổi học trò.

- Cách giải quyết mâu thuẫn, xung đột ở lứa tuổi học trò.

- Cách ứng xử khi xảy ra xung đột giữa các thế hệ trong gia đình.

- Cách sử dụng thời gian rảnh rỗi.

- Cách giải quyết khi bị tổn thương vì những thông tin sai lệch hay bình luận tiêu cực trên mạng xã hội.

b. Tìm ý

Sau khi xác định được đề tài, em hãy tìm ý bằng cách trả lời các câu hỏi sau:

- Vấn đề cần được giải quyết là gì?

Em xác định rõ vấn đề, nêu tầm quan trọng, sự cần thiết của việc giải quyết vấn đề đối với lứa tuổi học sinh hiên nay. Ví dụ, bài viết tham khảo bàn về nõi buồn – một trạng thái cảm xúc quen thuộc, phổ biến, có ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của con người nói chung, lứa tuổi học sinh nói riêng, nhất là trong tình trạng áp lực ngày càng tăng.

Ý kiến của em về vấn đền như thế nào?

Muốn nêu ý kiến cá nhân, em cần hiểu rõ vấn đề cần giải quyết. Ví dụ, trong bài viết tham khảo, tác giả đã tập trung bàn luận về nỗi buồn nảy sinh từ những sai lầm, thất bại, thất vọng,… những điều dễ khiến con người rơi vào tình trạng chán nản, tuyệt vọng; tuy nhiên, khi vượt qua những thử thách đó, con người sẽ trưởng thành hơn.

Có thể xuất hiện ý kiến trái ngược với quan điểm của người viết? Cần dùng những lí lẽ, bằng chứng nào để phản bác?

Việc dự kiến và đưa ra các ý kiến trái ngược thể hiện các nhìn đa chiều, toàn diện của người viết về vấn đề đang bàn. Việc phản bác ý kiến trái chiều sẽ có tác dụng củng cố chắc chắn hơn quan điểm của người viết. Ở bài viết tham khảo, tác giả đưa ra các ý kiến trái chiều như: chia sẻ với người khác về nỗi buồn cũng chẳng ích gì, có khi càng buồn hơ; giấu kín nỗi buồn của mình có khi đỡ bị tổn thương hơn,…

Cần có giải pháp nào để giải quyết vấn đề?

Vấn đề được bàn luận trong bài viết này đòi hỏi em phải đề xuất giải pháp dựa trên những hiểu biết về đời sống của lứa tuổi học sinh và những trải nghiệm của bản thân. Ví dụ, ở bài viết tham khảo, giải pháp được nêu là: khi con người rơi vào tình trạng buồn bã, đau khổ, cần can đảm đối diện với nó và tìm cách vượt lên, tin vào những điều tốt đẹp trong cuộc sống cũng như tin vào chính mình, tìm kiếm sự giúp đỡ của  những người có kinh nghiệm.

c. Lập dàn ý

Em hãy sắp xếp các ý tìm được thành một dàn ý.

- Mở bài: Giới thiệu vấn đề, nêu sự cần thiết phải bàn luận về vấn đề.

- Thân bài:

+ Triển khai các luận điểm thể hiện quan điểm của người viết xét trên từng khía cạnh của vấn đề.

Luận điểm 1 (khía cạnh thứ nhất): Nêu lí lẽ và dẫn chứng để làm sáng tỏ.

Luận điểm 2 (khía cạnh thứ hai): Nêu lí lẽ và dẫn chứng để làm sáng tỏ.

Luận điểm 3 (Khía cạnh thứ ba): Nêu lí lẽ và dẫn chứng để làm sáng tỏ.

+ Nêu ý kiến trái chiều và phản bác ý kiến đó.

+ Đề xuất giải pháp khả thi để giải quyết vấn đề.

- Kết bài: Khẳng định tầm quan trọng của việc nhận thức đúng và giải quyết hiệu quả vấn đề nêu ra.

2. Viết bài

Khi viết bài, em cần chú ý:

- Tạo sự gần gũi giữa người viết và người đọc, coi vấn đề được đặt ra trong bài có thể là vấn đề chung mà cả người viết và người đọc đều cần phải quan tâm giải quyết.

- Hệ thống luận điểm cần chặt chẽ; lí lẽ cần sáng rõ, hợp lí; bằng chứng cần đầy đủ, đa dạng (có sự kết hợp của nhiều loại bằng chứng trải nghiệm của bản thân, sự thật mà người đọc có thể kiểm chứng, số liệu thống kê, ý kiến của chuyên gia, kết quả nghiên cứu khoa học,…)

- Khi phản bác những ý kiến trái chiều, cần sử dụng lời lẽ và giọng điệu đúng mực.

Bài viết tham khảo

Trong cuộc sống bộn bề của công việc, ai ai cũng cần phải có nhu cầu nghỉ ngơi thư giãn. Thời gian rảnh rỗi là khoảng thời gian không dành cho học tập và công việc.

Người xưa có câu “Nhàn cư vi bất thiện”, nghĩa là nhàn rỗi rất vô bổ, có thể dẫn đến những việc làm có hại. Nhưng xét về mặt tích cực, nhàn rỗi với những hình thức thư giãn lại thể hiện chính nền văn hóa và sự phát triển của đất nước đó. Câu nói khuyên chúng ta nên đưa ra những lựa chọn văn hóa để thời gian nhàn rỗi không trở nên vô nghĩa.

Thời gian cuối tuần và những khi rảnh rỗi họ có thật nhiều sự lựa chọn khác nhau: có thể ngồi nhâm nhi chút cà phê và đọc sách, đánh cờ, đi bộ thư giãn ở công viên, thăm vườn bách thú đến bảo tàng nhà hát hay các câu lạc bộ. Xã hội nào càng phát triển thì những hình thức thư giãn kể trên ngày càng nhiều. Những thú vui của chúng ta khi rảnh rỗi thể hiện chính văn hóa của bản thân. Có những người tiêu tốn thời gian của mình vào những việc vô bổ như nghiện game online, nghiện Facebook.

Trong một khảo sát của trang web Global WebIndex vào tháng 10/2014, Việt Nam đứng thứ 10 trong top 10 nước nghiện Facebook nhất thế giới. Những thứ đó không những không giúp ta phát triển mà nó còn đưa ta vào con đường của những sai lầm của mù quáng không thể bứt ra được, và nó còn làm nền văn hóa của đất nước tụt hậu với sự kìm hãm của các tệ nạn xã hội. Ngược lại nếu con người ta có thói quen đọc sách, vui chơi khám phá, hòa mình vào chăm sóc thiên nhiên, thì tâm hồn con người ta trở nên nhẹ nhàng thanh thoát; có thời gian bên gia đình, chăm sóc gia đình sẽ gắn kết tình cảm các thành viên hình thành nên một tổ ấm, một tế bào tốt của xã hội.

Tất cả những thói quen nhàn rỗi đó sẽ góp phần xây dựng, khẳng định một xã hội văn minh, văn hóa.

3. Chính sửa bài viết

Đối chiếu bài viết của em với các yêu cầu của kiểu bài nghị luận về một về đề cần giải quyết; từ đó, xác định những nội dung cần chỉnh sửa để hoàn thiện bài viết. Việc chỉnh sửa cần bám sát những tiêu chí cơ bản sau:

- Vấn đề cần giải quyết được nêu một cách rõ rangfm đầy đủ.

- Giải pháp để giải quyết vấn đề hợp lý, khả thi, có sức thuyết phục.

- Bài viết không mắc lỗi chính tả, diễn đạt, ngữ pháp, liên kết và mạch lạc.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 9 Kết nối tri thức ngắn nhất, hay khác:

Săn SALE shopee tháng này:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH ĐỀ THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 9

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và sách dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Soạn văn 9 ngắn nhất của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Ngữ văn 9 Tập 1 và Tập 2 Kết nối tri thức (NXB Giáo dục).

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Tài liệu giáo viên