Soạn bài Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh hay một di tích lịch sử - ngắn nhất Kết nối tri thức

Soạn bài Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh hay một di tích lịch sử trang 108, 109 ngắn nhất mà vẫn đủ ý được biên soạn bám sát sách Ngữ văn lớp 9 Kết nối tri thức giúp học sinh soạn văn 9 dễ dàng hơn.

Soạn bài Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh hay một di tích lịch sử - ngắn nhất Kết nối tri thức

Quảng cáo
Cài đặt app vietjack

Đề bài (trang 108 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Trong cuộc sống, không ít lần mỗi chúng ta được đặt “vào vai” một người giới thiệu nhiệt thành cho bạn bè hay khách phương xa về nhẵng điểm đáng tự hào của quể hương mình, trong đó có những danh lam thắng cảnh hay di tích lịch sử. Làm sao để nội dung giới thiệu luôn đưa lại được niềm hứng thú khám phá cho người nghe, đó là điều em cần đặc biệt quan tâm. Ở bài học này, tập thuyết minh về một danh lam thắng cảnh hay di tích lịch sử cần được xem là một hoạt động bổ ích, giúp em có được những kĩ năng cơ bản để sau này có thể thực hiện thành công việc quảng bá hình ảnh của quê hương, đất nước đến bạn bè gần xa.

1. Trước khi nói

- Đọc lại bài viết đã hoàn thành theo yêu cầu ở phần Viết để nhớ lại và nắm chắc các nội dung cần thuyết minh.

- Đánh dấu những ý cơ bản không thể bỏ qua và những ý có thể triển khai thêm khi thuyết minh (dưới hình thức nói).

Quảng cáo

- Có thể soạn một bản trình chiếu để xác định dễ dàng hơn các điểm nhấn của bài nói và để chuyển tải các tranh, ảnh, sơ đồ, bản đồ, đoạn phim ngắn,… một cách thuận lợi.

2. Trình bày bài nói

- Dựa vào cấu trúc của bài viết đã có thể triển khai nội dung nói. Có thể thực hiện một số điều chỉnh cần thiết, tuỳ vào diễn biến thực tế củahoatj động tương tác giữa nói và nghe.

+ Mở đầu: Nêu tên đối tượng sẽ được thuyết minh (có thể đưa ra một bức ảnh hay đoạn nhạc dạo của một ca khúc và cho người nghe nhận diện danh lam thắng cảnh hay di tích lịch sử nào được thể hiện trong bức ảnh, ca khúc đó).

+ Triển khai: Lần lượt nêu các đặc điểm, giá trị của danh lam thắng cảnh hay di tích lịch sử dưới hình thức vừa miêu tả, cung cấp các thông tin cụ thể, vừa phân tích, đánh giá. (Lưu ý: sự phân tích, đánh giá ở đây mang một tính chất riêng, nhằm “cố định hoá” hình ảnh của một đối tượng cụ thể, trước khi chuyển sang nói tới các đối tượng cụ thể khác trong danh lam thắng cảnh hay di tích lịch sử).

Quảng cáo

+ Kết thúc: Khẳng định lại giá trị nổi bật của danh lam thắng cảnh hay di tích lịch sử.

- Trong khi nói, cần thể hiện thái độ yêu quý, trân trọng đối tượng được thuyết minh, tôn trọng người nghe thuyết minh. Mỗi khi chuyển ý, có thể nêu một số câu hỏi gợi vấn đề nhằm thu hút sự theo dõi của người nghe. Cần chú ý thay đổi ngữ điệu một cách linh hoạt, sử dụng các phương tiện hỗ trợ và động tác hình thể phù hợp.

* Bài nói tham khảo:

Xin chào các bạn! Tôi tên là …… học sinh lớp ……. Hôm nay, tôi xin giới  thiệu với các bạn một danh lam thắng cảnh đồng thời cũng là một di tích lịch sử nổi tiếng của nước ta. Đó là Hồ Gươm.

Mặt Hồ Gươm vẫn lung linh mây trời,
Càng tỏa ngát hương thơm hoa thủ đô...

Đó là những câu hát ngân nga tràn niềm tự hào về một thắng cảnh nằm ở trung tâm thủ đô Hà Nội - Hồ Gươm.

Quảng cáo

Cách đây khoảng 6 thế kỷ, hồ Gươm gồm hai phần chạy dài từ phố Hàng Đào, qua Hai Bà Trưng, Lý Thường Kiệt tới phố Hàng Chuối, thông với sông Hồng. Nước hồ quanh năm xanh biếc nên hồ Gươm cũng được gọi là hồ Lục Thuỷ.

Tương truyền vào thế kỷ 15 hồ được đổi tên thành hồ Hoàn Kiếm, gắn liền với truyền thuyết trả gươm thần cho Rùa Vàng, ghi lại thắng lợi của cuộc chiến đấu 10 năm của nhân dân Việt Nam chống lại quân Minh (1417 - 1427) dưới sự lãnh đạo của Lê Lợi. Truyền thuyết kể rằng khi Lê Lợi khởi nghĩa ở Lam Sơn (Thanh Hóa) có mò được một lưỡi gươm, sau đó lại nhặt được một cái chuôi. Gươm báu này đã theo Lê Lợi trong suốt thời gian kháng chiến chống giặc Minh. Khi lên ngôi về đóng đô ở Thăng Long, trong một lần nhà vua đi chơi thuyền trên hồ Lục Thuỷ, bỗng một con rùa xuất hiện. Lê Thái Tổ rút gươm khỏi vỏ, giơ gươm ra thì gươm bay về phía con rùa. Rùa ngậm gươm lặn xuống đáy hồ, và từ đó hồ Lục Thuỷ có tên gọi mới là hồ Hoàn Kiếm (trả gươm) hay hồ Gươm.

Cũng vào thời Lê, hồ còn được dùng làm nơi tập luyện của thuỷ quân nên có lúc được gọi là hồ Thuỷ Quân.

Trên hồ có hai hòn đảo: Đảo Ngọc và Đảo Rùa. Cuối thế kỷ 16, nhà Trịnh dựng phủ Chúa ở phường Báo Thiên (nay là Nhà Thờ Lớn) và ở chỗ phố Thợ Nhuộm gần hồ nên đặt tên cho hai phần hồ là Hữu Vọng và Tả Vọng. Sau đó Trịnh Doanh cho đắp ở bờ hồ, chỗ đối diện với đảo Ngọc, một gò đất có tên là gò Ngọc Bội, còn trên đảo Rùa thì cho dựng dinh Tả Vọng. Khi Trịnh suy, Lê Chiêu Thống cho đốt phá tất cả những gì do họ Trịnh dựng lên. Đến đầu thế kỷ 19, người ta dựng một ngôi chùa trên đảo Ngọc gọi là chùa Ngọc Sơn. Ít lâu sau chùa này không thờ Phật mà thờ thánh Văn Xương và Trần Hưng Đạo, do đó đổi chùa thành đền, tức đền Ngọc Sơn ngày nay. Năm 1864, nhà nho Nguyễn Văn Siêu đã đứng ra sửa sang lại cảnh đền. Trên gò Ngọc Bội ông cho xây một ngọn tháp hình bút. Đó là tháp Bút ngày nay.

Tuy không phải là hồ lớn nhất trong thủ đô, song hồ Hoàn Kiếm đã gắn liền với cuộc sống và tâm tư của nhiều người. Hồ nằm ở trung tâm một quận với những khu phố cổ chật hẹp, đã mở ra một khoảng không đủ rộng cho những sinh hoạt văn hóa bản địa. Hồ có nhiều cảnh đẹp. Và hơn thế, hồ gắn với huyền sử, là biểu tượng khát khao hòa bình (trả gươm cầm bút), đức văn tài võ trị của dân tộc (thanh kiếm thiêng nơi đáy hồ và tháp bút viết lên trời xanh). Do vậy, nhiều văn nghệ sĩ đã lấy hình ảnh Hồ Gươm làm nền tảng cho các tác phẩm của mình.

Trên đây là những hiểu biết của tôi về Hồ Gươm, hi vọng rằng lớp chúng ta sẽ được cùng nhau đến thăm quan Hồ Gươm, tìm hiểu được nhiều điều thú vị về hòn ngọc của thủ đô này.

3. Sau khi nói

Trao đổi về bài nói theo một số gợi ý sau:

Người nghe

Người nói

- Nêu ấn tượng chung về bài nói, nhận xét ưu điển, nhược điểm của nội dung bài nói và cách người nói thể hiện nội dung đó.

- Chỉ ra những sai sót về thông tin trong bài nói (nếu có) và bổ sung một số ý cần thiết.

- Có thể đề nghị người nói làm rõ thêm một số thông tin đnags quan tâm nhưng chưa được trình bày nổi bật hay tường tận.

- Lắng nghe các trao đổi, góp ý với thái độ tiếp thu nghiêm túc, chân thành.

- Giải thích hay trình bày thêm về những điều mà người nghe muốn có thông tin đầy đủ hơn.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 9 Kết nối tri thức ngắn nhất, hay khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 9 hay khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH ĐỀ THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 9

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và sách dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Soạn văn 9 ngắn nhất của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Ngữ văn 9 Tập 1 và Tập 2 Kết nối tri thức (NXB Giáo dục).

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 9 Kết nối tri thức khác
Tài liệu giáo viên