Soạn bài Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tám chữ (trang 60) - ngắn nhất Kết nối tri thức

Soạn bài Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tám chữ trang 60, 61, 62 ngắn nhất mà vẫn đủ ý được biên soạn bám sát sách Ngữ văn lớp 9 Kết nối tri thức giúp học sinh soạn văn 9 dễ dàng hơn.

Soạn bài Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tám chữ (trang 60) - ngắn nhất Kết nối tri thức

Quảng cáo

Đề bài (trang 60 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Ở các lớp 7,8, em đã học cách viết đoạn văn nêu cảm xúc về bài thơ bốn chữ, năm chữ và đoạn văn nêu cảm nghĩ về một bài thơ tự do. Trong bài học này, em sẽ tìm hiểu cách viết đoạn văn nêu cảm nghĩ về một bài thơ tám chữ.

* Yêu cầu:

- Giới thiệu được bài thơ (nhan đề, tác giả); nêu ấn tượng chung về bài thơ.

- Nêu được cảm nghĩ về một số nét nổi bật trong nội dung và nghệ thuật của bài thơ; chỉ ra tác dụng của thể thơ tám chữ trong việc tạo nên nét độc đáo của bài thơ.

- Khái quát được cảm nghĩ về bài thơ.

* Phân tích bài viết tham khảo

Văn bản “Tình yêu đất nước trong bài thơ Tiếng Việt của Lưu Quang Vũ

1. Giới thiệu bài thơ (nhan đề, tác giả) và nêu ấn tượng chung về bài thơ.

Quảng cáo

- Nhan đề bài thơ: Tiếng Việt.

- Tác giả: Lưu Quang Vũ

- Ấn tượng chung về bài thơ: Để lại trong tôi niềm xúc động sâu xa về tình yêu quê hương đất nước.

2. Nêu cảm nghĩ về nội dung bài thơ

- Cảm nghĩ về nội dung bài thơ: Cảm xúc của bài thơ khởi nguồn từ cảm nhận về sự hoà quyện của tiếng Việt trong muôn vàn âm thanh, hình ảnh của cuộc sống bình dị; thể hiện thành niềm tự hào về vẻ đẹp, niềm tin vào sức mạnh trường tồn và lắng đọng trong ba khổ thơ cuối với những băn khoăn, khắc khoải về tương lai của tiếng nói dân tộc.

3. Nêu cảm nghĩ về hình thức nghệ thuật của bài thơ (hình ảnh, biện pháp tu từ, đặc điểm của thể thơ tám chữ) và tác dụng trong việc biểu đạt nội dung.

- Cảm nghĩ về hình thức nghệ thuật của bài thơ:

Quảng cáo

+ Hình ảnh, âm thanh của tiếng mẹ gọi, tiếng cha dặn, tiếng kéo gỗ, tiếng gọi đò, câu hát, lời ru,…

+ Biện pháp tu từ: so sánh, ẩn dụ.

+ Đặc điểm thể thơ tám chữ: lối gieo vần và cách ngắt nhịp linh hoạt

- Tác dụng: Thể hiện sự cảm nhận tinh tế, sâu sắc của nhà thơ về bản sắc kết tinh trong tiếng nói dân tộc; giúp người đọc tự hào về vẻ đẹp của tiếng Việt, làm cho bài thờ trở thành bản nhạc nhiều âm điệu.

4. Khái quát cảm nghĩ về bài thơ

- Bài thơ với nội dung tư tưởng lớn lao, sâu sắc được thể hiện trong một hình thức dung dị mà tài hoa đã làm rung động trái tim biết bao thế hệ người đọc.

* Thực hành viết theo các bước

1. Trước khi viết

a. Lựa chọn bài thơ

Quảng cáo

Hãy chọn trong số những bài thơ em đã học, đã đọc một bài thơ tám chữ mà em có ấn tượng sâu sắc và càm nhận được giá trị nội dung và nghệ thuật của nó.

b. Tìm ý

Căn cứ vào yêu cầu của đoạn văn nêu cảm nghĩ về một bài thơ tám chữ, em hãy tiến hành những công việc sau:

- Đọc kĩ bài thơ và ghi lại đặc điểm của tác phẩm trên các phương diện:

+ Vần thơ, nhịp thơ; chú ý những nét đăch sắc trong cách gieo vần, ngắt nhịp của bài thơ so với cách gieo vần, ngắt nhịp thông thường của thể thơ tám chữ.

+ Nội dung và mạch cảm xúc của bài thơ với những trạng thái cung bậc cụ thể.

+ Những hình ảnh độc đáo, từ ngữ đặc sắc, biện pháp  tu từ sáng tạo,… mà tác giả sử dụng để biểu đạt các cung bậc cảm xúc.

+ Chủ đề, thông điệp của bài thơ.

- Ghi lại cảm nghĩ chung của em về bài thơ.

c. Lập dàn ý

Em hãy lập dàn ý theo gợi ý dưới đây

Dàn ý

- Mở đoạn:

+ Giới thiệu bài thơ (nhan đề, tác giả).

+ Nêu ấn tượng chung về bài thơ,

- Thân đoạn:

+ Trình bày cảm nghĩ về nội dung (mạch cảm xúc, chủ đề, thông điệp,…) của bài thơ.

+ Nêu cảm nghĩ về những yếu tố nghệ thuật và tác dụng của chúng trong việc biểu đạt nội dung; nêu tác dung của thể thơ tám chữ trong việc tạo nên nét đặc sắc của bài thơ.

- Kết đoạn: Khái quát cảm nghĩ về bài thơ.

2. Viết bài

- Viết câu văn phù hợp để triển khai những nội dung đã xác định trong dàn ý. Các câu cần hướng về chủ đề chung của đoạn để tạo sự mạch lạc trong đoạn văn.

- Sử dụng các từ ngữ diến tả chân thực, chính xác cảm nghĩ về bài thơ; lưu ý sử dụng từ ngữ liên kết để đoạn văn được chặt chẽ.

Bài viết tham khảo

Bài thơ Quê hương của Tế Hanh đã khắc họa khắc họa một bức tranh tươi sáng, sinh động về một làng quê miền biển, nổi bật là vẻ đẹp khỏe khoắn, đầy sức sống của người dân làng chài. Mở đầu bài thơ, tác giả đã giới thiệu về quê hương là một làng nghề đánh cá, nằm gần biển. Cách giới thiệu hết sức ngắn gọn, dễ hiểu. Vào mỗi buổi sớm mai, người dân lại căng thuyền ra khơi. Con thuyền như linh hồn của người dân làng chài, nổi bật trên nền trời bao la rộng lớn ngoài biển khơi. Khung cảnh ra khơi hứa hẹn về chuyến thu hoạch bội thu. Đoạn thơ khắc họa hình ảnh con thuyền khi trở về mới thực sự ấn tượng. Câu thơ mở đầu tả thực, khắc họa hình ảnh người dân chài lưới có nước da ngăm nhuộm nắng, nhuộm gió. Câu sau là một sáng tạo độc đáo, thú vị gợi ra hình ảnh thân hình vạm vỡ, thấm vị mặn mòi, nồng tỏa ra “vị xa xăm” của biển khơi của họ. Hình ảnh người dân chài được miêu tả vừa chân thực vừa lãng mạn, trở nên có tầm vóc phi thường. Tiếp theo là hình ảnh con thuyền được nhân hóa với từ “im”, “mỏi”, “trở về” và “nằm”. Sau một ngày lao động vất vả, chiếc thuyền cũng giống như con người, biết mệt mỏi nên đã nằm lặng im để nghỉ ngơi. Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác “nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ” gợi ra cảm nhận tinh tế. Con thuyền cũng có linh hồn, đang cảm nhận được hương vị của biển cả đang thấm dần trong “cơ thể” của mình. Ở khổ thơ cuối cùng, tác giả đã bộc lộ nỗi nhớ quê hương sâu sắc. Có thể khẳng định rằng, “Quê hương” là một trong những tác phẩm hay viết về tình yêu quê hương.

3. Chỉnh sửa bài viết

Sau khi hoàn thành bài viết, em hãy rà soát và chỉnh sửa theo những gợi ý dưới đây:

- Phần Mở đoạn đã giới thiệu được tên bài thơ, tác giả và nêu ấn tượng, cảm nghĩ chung của em về bài thơ chưa? Bổ sung nếu còn thiếu.

- Phần Thân đoạn đã sử dụng những từ ngữ biểu đạt cảm nghĩ về mạch cảm xúc, chủ đề, thông điệp và những yếu tố nghệ thuật đặc sắc của bài thơ hay chưa? Các câu có cùng hướng về một chủ đề và có các từ ngữ liên kết phù hợp hay không? Bổ sung hoặc điều chỉnh nếu chưa đáp ứng được yêu cầu.

- Phần Kết đoạn đã nêu khái quát cảm nghĩ về bài thơ chưa? Nếu chưa đáp ứng được yêu cầu thì cần chỉnh sửa hoặc viết lại.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 9 Kết nối tri thức ngắn nhất, hay khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 9 hay khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH ĐỀ THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 9

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và sách dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Soạn văn 9 ngắn nhất của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Ngữ văn 9 Tập 1 và Tập 2 Kết nối tri thức (NXB Giáo dục).

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 9 Kết nối tri thức khác
Tài liệu giáo viên